Khi việc làm đẹp cho bản thân trở thành mối nguy hại đối với trái đất

Ngành công nghiệp thời trang đang có những tác động xấu đến môi trường khi nhu cầu mua sắm của con người tăng không bao giờ dừng lại.

Người ta nói thời trang là bất diệt. Nhưng hiện nay, những bộ áo quần toát lên sự sang chảnh đã không còn được xem trọng trên kệ trưng bày ở cửa tiệm thời trang nữa. Chỉ trong vòng mười lăm năm kể từ khi bước sang thế kỷ mới, lượng quần áo sản xuất ra đã tăng lên gấp đôi, các công ty may mặc hoạt động mạnh hơn, bán chạy hơn và “fashionista” nghiễm nhiên trở thành công việc hái ra tiền.

Đơn cử như hãng thời trang bình dân Zara, nếu lúc đầu chỉ cho ra đời một vài bộ sưu tập một năm thì nay đã chạm ngưỡng 20 lần trình làng công chúng thiết kế mới , còn H&M – thương hiệu Thụy Điển cũng không hề kém cạnh khi cho ra mắt tới 16 bộ sưu tập mỗi năm.

Để làm 1 kg sợi thì thải ra 23 kg Carbon. Bởi con người đang vứt quần áo đi nhiều hơn gấp đôi 15 năm trước.

Trong thời đại hiện nay, vẻ ngoài có một vai trò vô cùng quan trọng, góp phần tạo nên thành công bước đầu khi giao tiếp. Đó cũng chính là lý do vì sao con người thường xuyên muốn đổi mới phong cách ăn mặc mà không hề biết rằng mình đang gián tiếp gây hại cho môi trường Theo các tính toán của chuyên gia tư vấn McKinsey, muốn làm ra được 1KG vải denim (vải bò), nhà sản xuất phải xả ra môi trường 23KG khí nhà kính mà phần lớn xuất phát từ vô vàn loại thuốc trừ sâu trong quá trình trồng bông hay ngâm chất tẩy rửa. Bởi vì tuổi thọ của những bộ áo quần bày bán hiện nay đã giảm đi một nửa so với 15 năm trước, nên không sớm thì muộn nó cũng bị xép vào xó tủ để nhường chỗ cho nhiều “bộ cánh “ mới. Điều đó đặt ra mối lo ngại khiến tất cả chúng ta cần để tâm, rằng phải chăng người tiêu dùng tại các nước đang phát triển có xu hướng mua nhiều quần áo hơn so với các nước “giàu có” khác.

Hầu hết mọi công ty may mặc đều biết rằng dù sớm hay muộn, người tiêu dung cũng sẽ nhận thức được vấn đề môi trường đáng quan ngại như thế nào. Những cuộc khủng hoảng về việc sử dụng lông động vật vào thập niên 90 cộng hưởng cùng vụ bê bối nhân công tại nhiều thương hiệu nổi tiếng như Nike, Walmart, Primark đã khiến cho hình ảnh các công ty này ngày một đi xuống. Ngành công nghiệp thời trang xa hoa, hào nhoáng với bao mảng sáng tối lẫn lộn rõ ràng đang khiến mọi thứ trở nên tồi tệ hơn.

Những nỗ lực cải thiện ô nhiễm đang được các hãng thời trang áp dụng để quản lý mức độ gây ảnh hưởng xấu của mình đối với môi trường. Gần nhất chính là việc họ sử dụng năng lượng tự nhiên nhằm vận hành máy móc. Xa hơn nữa, đó là cắt giảm một cách triệt để lượng nước và hóa chất sử dụng tạo ra vải vóc, nghiên cứu phát triển nhiều vật liệu mới thân thiện đồng thời đơn giản hóa quy trình sản xuất.

Vấn đề bảo vệ môi trường và giảm thiểu tối đa tác động của ngành công nghiệp thời trang được rất nhiều thương hiệu lớn quan tâm. Còn nhớ, H&M năm ngoái đã trở thành nhà thu mua lớn nhất của thị trường bông cotton hạn chế dùng thuốc trừ sâu. Loại bông này được phát triển ở trên 24 quốc gia, chiếm 12% trong số 25 triệu tấn bông sản xuất trên toàn cầu. Kirsten Brodde of Greenpeace cũng đã nhấn mạnh rằng H&M đã loại bỏ hết hóa chất độc hại ra khỏi dây chuyền sản xuất. Bên cạnh đó cũng cần nhắc tới phương pháp dệt mới của Nike giảm thiểu 60 % chất thải so với việc cắt may truyền thống. Còn những sản phẩm của Flyknit được đón nhận rộng rãi với lượng doanh thu khá ấn tượng, lên tới 1 tỷ đô la trong năm vừa qua.

Tuy vậy đối với một số công ty, nghiên cứu và phát triển chất liệu hay phương pháp mới không phải là ưu tiên hàng đầu của họ. Nhiều doanh nghiệp không thực sự quan tâm và đo lường sự tác động mà mình ảnh hưởng tới môi trường. Steven Swartz của thương hiệu McKinsey cho rằng, việc họ giới thiệu những bộ sưu tập thời trang mới có màu chủ đạo là xanh lá cây cũng khiến cho thương hiệu gặp một vài rủi ro, bởi người mua hàng sẽ chuyển từ việc mặc những cái áo phông thân thiện với môi trường sang những loại áo quần khác, như một phần rắc rối đem lại sự hủy diệt cho hành tinh này.

Một số ít thương hiệu khuyến khích khách hàng tái chế quần áo cũ bằng cách trả lại chúng cho các cửa hàng. Nhưng hầu như những sản phẩm may mặc ngày nay đều được làm từ chất liệu hỗn hợp và nó thường xuyên chứa polyester - loại sợ tổng hợp có nguồn góc chính từ dầu mỏ. Vậy nên chỉ tính riêng chi phí tách chúng ra bằng phương pháp hóa học hay tái chế bằng sợi thái hóa cũng đã đắt hơn rất nhiều so với sắm “bộ cánh” mới. Một phương án khác là vận chuyển áo quần cũ sang các nước châu Phi và châu Á cũng không mấy khả thi vì sự sự tốn kém trong khâu vận chuyển. Ngay cả khi thị trường ở các nước này đủ lớn để tiêu thụ chúng thì chất lượng kém hơn vải trộn polyester cũng là một điểm trừ to lớn khiến những sản phẩm này không thể tồn tại lâu dài.

Tom Cridland - nhà thiết kế người Anh đã sáng tạo ra bộ quần áo nam có thể tồn tại trong ba thâp kỷ nhờ các đường may cực kỳ chắc chắn, ngăn sự co rút của vải đã nói : “Quần áo sử dụng được lâu có thể là tia sáng cho chúng ta” . Ông mong đợi rằng trong năm nay sẽ thu về 1 triệu đô la doanh thu bới việc bán ra những bộ quần áo đó, tuy nhiên ông cũng  thừa nhận rằng sẽ rất khó để có thể nhân rộng mô hình sản phẩm này ra ngoài thị trường.

Patagonia, một nhà sản xuất thiết bị đi bộ và leo núi đã gửi những xe tải tới trường học để thu thập áo quần của những sinh viên đó. Nó sẽ khiến môi trường trở nên tốt đẹp hơn. Sau khi tìm hiểu một số loại chất liệu cho các bộ đồ lặn, khác với chất liệu cao su neoprene, cần dùng dầu không, Patagonia đã chie sẻ sự nghiên cứu của của mình với các thường hiệu lướt sống như Quiksilver. Việc đổi mới như này là cần thiết. Như đã nói, phong cách thời trang sẽ luôn là bất diêụt nhưng mô hình sản xuất ra nó thì lại không như vậy.  

Hương Giang (Theo The Economist)
Từ khóa: Công nghiệp thời trang làm đẹp sản xuất quần áo may mặc ô nhiễm môi trường thuốc nhuộm vải.

Hình ảnh lay động trái tim những ngày nắng nóng đỉnh điểm ở Đà Nẵng

“Anh tài xế, cô lao công ơi! Dừng lại đây 1 phút uống chai nước mát rồi đi tiếp nhé. Xin đừng ngại nhé" là dòng chữ xuất hiện trên hè phố Đà Nẵng những ngày nắng nóng đỉnh điểm.

'Ngọc nữ bolero' Lily Chen ngày càng quyến rũ, lên chức ở tuổi 29

Lily Chen - 'Ngọc nữ bolero' - khoe dáng thon, gợi cảm trong bộ ánh mới đánh dấu lên chức 'bà chủ' ở tuổi 29.

Nuôi loài nhạy cảm, 'khó chiều' trong phòng điều hòa, nông dân ở Nghệ An đổi đời

Để nâng cao năng suất của làng nghề truyền thống nuôi tằm lấy kén, người nông dân ở Nghệ An đã áp dụng kỹ thuật mới trong việc chăm sóc tằm ở phòng điều hoà.

Về nhà để được nếm trọn hương vị yêu thương từ tô canh đọt nhãn lồng của mẹ

Sớm tinh mơ, tiếng chuông Zalo vang lên. Ngay sau đó là hình ảnh đọt nhãn lồng xanh mướt được bé út gửi qua, kèm tin nhắn: “Nghe nói lễ năm nay anh hai được về, mẹ chăm tưới tụi nó tốt mơn mởn luôn!”.

Hà Tĩnh xây dựng đô thị văn minh không sinh rác thải nhựa

'Đi chợ mang giỏ, giảm túi ni-lông' là một trong những thông điệp lan truyền của phụ nữ trên địa bàn thành phố Hà Tĩnh. Đây là một trong những hành động thiết thực mà phụ nữ Hà Tĩnh đã, đang làm rất tốt.

Về quê không báo trước, nàng dâu nghẹn ngào thấy cảnh ở nhà bố mẹ chồng

Cả nhà tôi về quê không báo trước mới biết bố mẹ ở nhà ăn uống kham khổ. Ấy thế, mỗi lần con cháu về, ông bà thiết đãi đủ thứ, từ gà vịt đến tôm cua.

NSND Thu Hà giản dị vẫn đẹp đến nao lòng, Ngọc Anh 'Phố trong làng' bikini sexy

NSND Thu Hà chia sẻ ảnh chụp cảnh đẹp trong ngày đầu nghỉ lễ ở Hà Nội. Diễn viên Ngọc Anh khoe thân hình gợi cảm trong bộ bikini đỏ rực trên biển.

9X ở Quảng Ninh 'thổi hồn' vào thứ bị mọi người vứt bỏ

Những mảnh thủy tinh người khác coi là rác nhưng đối với Thanh đó là những mảng màu kỳ diệu, có hồn khi được tái chế đúng cách.

Anh trai sắp phá sản, mất sạch cửa nhà, em giàu có từ chối cho vay 50 triệu

Các cụ xưa có câu “một giọt máu đào hơn ao nước lã”, thế mà anh em ruột nhà tôi chẳng bằng ao nước lã.

Nghỉ lễ con rủ về quê, mẹ nghẹn ngào 'bán hết rồi, nhà đâu mà về'

Mỗi dịp lễ, Tết, mẹ lại xốn xang muốn về gặp họ hàng, người thân. Nghĩ đến cảnh người ta có quê, có nhà để về, mình thì không, mẹ lại giấu tôi khóc.

Đang cập nhật dữ liệu !