Khi hoa hậu muốn… “ngược đãi” chồng

Hồi vừa rồi, tôi được một vé đi dự buổi thi chung kết hoa hậu trường Đại học F năm 2015 tại nhà hát Âu Cơ. 13 cô gái vào chung kết đều khá đẹp, đằm thắm và thông minh...

1. Nhưng, dù đã cố hy vọng rằng thí sinh đều là sinh viên, sẽ hơn hẳn các cuộc thi gồm nhiều trình độ khác, thì đến phần thi ứng xử tôi không tránh khỏi thất vọng. Tôi xin phép không nói dài dòng về cả chung cuộc, mà chỉ xin nói về phần ứng xử của em T.B.A, người cuối cùng giành vương miện của cuộc thi.

Câu hỏi của Ban giám khảo đặt ra là: “Nếu được quyền hạ lệnh và ngược đãi bạn sẽ ngược đãi ai hoặc cái gì? Vì sao?”. Tôi đã rất shock khi thí sinh T.B.A lát nữa đây sẽ là hoa hậu đã trả lời tức thì, không do dự, ngần ngại và rất tự tin rằng: “Em nghĩ chắc chắn đó là chồng tương lai của em. Vì sao? Vì đó là đặc quyền của phụ nữ và mình đẹp thì mình có quyền”. Cái câu “Mình đẹp thì mình có quyền” tôi thường được nghe tụi trẻ nói lang thang đâu đó trên mạng, trong những câu chuyện đàm tiếu vui vui chứ chưa bao giờ là nghiêm túc. Câu trả lời làm tôi sửng sốt, ngỡ ngàng và cứ loay hoay mãi để nghĩ xem mình đang đứng ở đâu? Thế kỷ nào?

Đôi lúc, tôi tự trấn an rằng: trong ban giám khảo hôm ấy có anh Đinh Tiến Dũng nguyên là cán bộ giảng dạy,  trưởng phòng Công tác sinh viên của trường sau đó anh rất nổi tiếng và được khán giả truyền hình yêu quý khi anh vào vai “giáo sư Cù Trọng Xoay” trong chương trình hài “Hỏi xoáy đáp xoay”. Do vậy ý đồ của ban giám khảo cũng có chất hài hước gì đó chăng? Cho nên cô gái đó mới trở thành hoa hậu với câu trả lời thật khôi hài?

Từ điển tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ học định nghĩa như thế này: “Hạ lệnh là cấp trên ra lệnh  cho cấp dưới bắt phải làm, còn ngược đãi là đối xử tàn tệ, độc ác với con người và loài vật”.

Tôi nghĩ, dù cuộc thi kia (bản chất đã là cuộc thi cấp trường, quy mô nhỏ mang tính sinh hoạt đơn vị), thì cũng sẽ có ảnh hưởng đến hàng trăm, hàng ngàn sinh viên của họ. Dù cuộc thi ấy có lấy tiêu chí vui vẻ, nhí nhố ra để thực hiện thì vẫn thấy gờn gợn thế nào ấy, nó đang sai với thực tế những gì mà chúng ta cần giáo dục cho thế hệ con cháu bây giờ.

Khi hoa hậu muốn… “ngược đãi” chồng - ảnh 1
Những người đẹp đừng nhầm lẫn định nghĩa về gia đình hạnh phúc

Trước hết cô gái này có sự nhầm lẫn nghiêm trọng về thế nào là người chồng, người vợ và thế nào  là một gia đình hạnh phúc. Muốn có một gia đình hạnh phúc thì cái nền tảng, cái gốc của nó chính là một tình yêu say đắm giữa vợ và chồng, yêu đến sẵn sàng hy sinh vì nhau, bên cạnh hay quyện chặt vào tình yêu, là sự tôn trọng lẫn nhau. Các cụ thường dạy vợ chồng “tôn kính như tân” tức là trong ứng xử suốt đời trọng nhau như khách quý. Tôn trọng, thương yêu nhau chưa đủ mà còn phải tôn trọng thương yêu những người thân trong gia đình vợ hay chồng mình. Vì sao phải như vậy? Bởi vì đã là vợ, là chồng của nhau thì phải có trách nhiệm với nhau trong việc sinh con, nuôi dưỡng, giáo dục con, xây dựng gia đình no đủ hạnh phúc. Như thế người vợ, người chồng mới là một nửa của nhau, gắn bó với nhau cho đến khi răng long, đầu bạc.

Do chưa hiểu  đầy đủ thế nào là tình nghĩa vợ chồng đích thực, gia đình hạnh phúc thật sự nên cô hoa hậu này nhầm lẫn với sự si mê đơn thuần, si mê thích thú thậm chí sẵn sàng hy sinh tất cả để chiến thắng, chiếm đoạt như say mê một thứ đồ vật nào đó. Xu thế bây giờ giới trẻ say mê những thứ hào nhoáng như đại gia, tỷ phú, chân dài kéo theo sự thay đổi khá nhiều về quan điểm hạnh phúc, họ say mê những thứ ở vỏ hơn cái lõi. Thế nên, khi người đàn ông có tiền thành đại gia, anh ta sẵn sàng vì sự si mê của mình mà không tiếc tiền bạc và không tiếc công chiều chuộng, nhẫn nại chịu sự hành hạ để chiếm đoạt, sở hữu thứ mình muốn có thậm chí giẫm đạp lên đạo đức chỉ để giành quyền “thắng”.

Cũng may một chút chút là quan niệm bằng mọi cách trở thành người đẹp, bằng mọi cách khoe ngực, khoe đùi phô diễn thân thể khêu gợi để quyến rũ đàn ông đại gia giàu có, khi đã quyến rũ được rồi thì thoả sức ra lệnh, và thậm chí  ngược đãi cho sướng… mới chỉ là câu chuyện của một số người thiếu sự hiểu biết chu đáo về gia đình.

Chứng cứ là đa số những cặp vợ chồng trẻ hiện nay đang sống hạnh phúc trong những gia đình văn hoá, vợ chồng bình đẳng, tôn trọng nhau, sống có trách nhiệm với ông bà cha mẹ chung sức giáo dục con cái... Vì thế tôi mong muốn quan niệm lấy chồng để ra lệnh và ngược đãi không trở thành “phong trào”, thành “niềm kiêu hãnh” của những cô gái tự tin và xinh đẹp.

          Lê Thị Tuý (Trung tâm tư vấn Tuổi trẻ hạnh phúc)/Phụ nữ Thủ đô

Diễn viên Thanh Hương sau đổ vỡ: Tôi không thiếu những người đàn ông theo đuổi

Diễn viên Thanh Hương cho biết muốn kín tiếng trong chuyện riêng tư và hiện chưa nghĩ tới việc kết hôn dù không thiếu người theo đuổi.

Chuyện cảm động phía sau tấm ảnh phục dựng gia đình đủ 4 người ở Làng Nủ

Sau trận lũ quét kinh hoàng xảy ra tại thôn Làng Nủ, em Hoàng Xuân Phúc (14 tuổi) đã mất đi cả bố và mẹ. Mong muốn của Phúc là có một bức ảnh đầy đủ 4 thành viên trong gia đình.

Chị dâu tặng vòng vàng dịp kỷ niệm ngày cưới, tôi đi bán mới phát hiện sự thật

Không tin vào những gì mình nghe được, tôi đã mang chiếc vòng vàng được chị dâu tặng đến 3 cửa hàng khác nhau để kiểm tra.

Cô gái Bình Phước ngồi xe lăn vào lễ đường, nhiều người rơi nước mắt

Đám cưới của Nhung có nhiều điều đặc biệt. Cô được bố đẻ bế ra trao cho chú rể. Khoảnh khắc chú rể đẩy xe lăn, đưa cô dâu tiến vào lễ đường nhiều người cảm động rơi nước mắt.

Bé trai 1 ngày tuổi bị bỏ lại giữa ngày mưa, mảnh giấy viết vội lời chua xót

Người mẹ đã bỏ lại bé trai 1 ngày tuổi ở ven đường kèm theo mảnh giấy viết tay với những lời chua xót.

'Nhìn danh sách ủng hộ của xóm nghèo, giật mình tưởng đọc nhầm con số'

Hay tin người dân miền Bắc oằn mình trong bão lũ, người dân Sơn Trình không ai bảo ai, tự nguyện góp tiền ủng hộ.

Cô gái bỏ việc tiếp viên hàng không, thực hiện ước mơ dành tặng người cha mù

Bỏ việc tiếp viên hàng không, chị Phạm Thị Kim Hằng xây dựng mô hình tạo việc làm cho người yếu thế. Đó chính là ước mơ của chị dành tặng người cha mù đã quá cố.

Hẻm độc lạ ở TPHCM, người dân không uống bia rượu, mỗi năm nhịn ăn 1 tháng

Tại con hẻm được nhận định là độc lạ nhất TPHCM, người dân không chỉ không uống rượu bia mà trong năm còn nhịn ăn, nhịn uống khi có ánh mặt trời suốt 1 tháng.

Mẹ chồng đi 1.200km về nhà thông gia đón cháu, con dâu bật khóc vì cảm động

Khoảnh khắc biết mẹ chồng đi 1.200km về đón cháu, Mơ (tên ở nhà là Nguyên) rưng rưng xúc động. Cô vừa thương mẹ chồng vất vả vừa cảm động trước tấm lòng yêu con thương cháu của bà.

Em bán mảnh đất vườn, anh trai chở mẹ đến đòi 200 triệu dưỡng già

Dù có công khai hoang nhưng tôi chỉ được thừa kế một mảnh vườn ở xa, còn phần lớn đất đai giá trị cha mẹ đều sang tên cho anh trai.

Đang cập nhật dữ liệu !