Kết quả kiểm toán xăng dầu: Bị áp lực từ đâu?
Kết quả kiểm toán xăng dầu: Bị áp lực từ đâu?
Còn nhiều ý kiến xung quanh việc giữ hay bỏ Quỹ BOG xăng dầu. Ảnh: IT |
Trao đổi với Infonet về kết quả kiểm toán Nhà nước đối với Quỹ BOG xăng dầu, TS. Lê Đăng Doanh tỏ ra khá thất vọng, nhất là khi kết luận kiểm toán cho rằng, vì những văn bản "vênh" nhau giữa Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính) và Tổ giám sát xăng dầu liên bộ Tài chính – Công thương dẫn tới chuyện DN hiểu lầm, trích quỹ sai.
Còn TS Vũ Đình Ánh – chuyên gia kinh tế đến từ Bộ Tài chính, nói con số công bố vênh giữa thu – chi
Kết luận của KTNN: Việc để Quỹ tại DN có những hạn chế về tính minh bạch, dễ bị DN lạm dụng để sử dụng vào mục đích khác, rủi ro đối với Quỹ cao mà không có biện pháp phòng ngừa, không tách bạch được các khoản lãi từ Quỹ mang lại. |
Quỹ BOG xăng dầu trong hai năm 2009-2010 được Kiểm toán Nhà nước giải thích là do "một vài văn bản hướng dẫn trích lập và sử dụng Quỹ BOG của Tổ Giám sát Liên Bộ thiếu rõ ràng, cụ thể làm các DN đầu mối hiểu không đúng dẫn đến thực hiện chưa đúng, chưa đầy đủ" là chung chung, thiếu cụ thể, cho thấy cần xem lại quy trình điều hành quỹ này giữa các cơ quan quản lý.
Ông Ánh đề nghị Kiểm toán Nhà nước cần công bố cụ thể hơn về kết luận của mình để làm rõ các vấn đề, không thể "đổ" cho văn bản "đá" nhau mà "làm ngơ" trước những sai phạm của DN. "Không đi đến cùng sự việc, rồi những công bố kiểu này của Kiểm toán Nhà nước cũng chỉ là làm cho vui, rơi vào quên lãng, người tiêu dùng cuối cùng cũng không hiểu rõ được những khuất tất trong điều hành giá xăng dầu" – ông Ánh nêu quan điểm.
Trước những bất cập nói trên, đã có nhiều quan điểm băn khoăn về việc nên tiếp tục giữ hay bỏ Quỹ BOG xăng dầu?
Theo chuyên gia kinh tế Vũ Đình Ánh, Quỹ BOG xăng dầu do người tiêu dùng đóng góp nên việc trích lập Quỹ qua giá xăng dầu khiến người tiêu dùng chịu thiệt nhiều hơn lợi. Ngoài ra, việc uỷ thác quản lý thu trích lập và chi dùng Quỹ cho DN có thể tạo ra nhiều kẽ hở cho sự lạm dụng và tham nhũng, hoặc làm phát sinh chi phí quản lý, giám sát hoạt động của Quỹ.
Ông Ánh đề xuất, nếu còn duy trì Quỹ thì phải tách ra và độc lập, không có chuyện để quỹ tại DN, thu – chi Quỹ theo lệnh của cơ quan quản lý Nhà nước, nảy sinh những vi phạm về quản lý tài chính.
Cụ thể hơn, về "số phận" của Quỹ BOG và cung cách điều hành thị trường xăng dầu hiện nay, TS. Lê Đăng Doanh cho rằng, nhất thiết phải tách các công ty con ra khỏi Petrolimex, đồng thời tách bạch khâu xuất nhập khẩu, bán buôn, bán lẻ xăng dầu.
"Chính vì gộp chung khâu xuất nhập khẩu xăng dầu vào làm một, dẫn tới tù mù chi phí, tù mù cả thông tin. DN kêu lỗ, nhưng là lỗ giả" – ông Doanh nói.
Ngay tại thời điểm lập Quỹ năm 2009, nhiều ý kiến đã tỏ ra lo ngại khi Quỹ này là do người dân đóng góp khi mua mỗi lít xăng, dầu (mức trích Quỹ hiện tại là 400 đồng/lít xăng, 300 đồng/lít dầu) nhưng lại đặt Quỹ tại các DN, do DN quản lý dưới sự giám sát của cơ quan chức năng.
Trước đó, để làm rõ lỗ giả- lãi thực tại các DN kinh doanh xăng dầu, Bộ Tài chính đã thành lập 3 tổ kiểm tra của Bộ Tài chính về giá nhập khẩu xăng dầu, việc chấp hành các quy định về trích và sử dụng Quỹ Bình ổn giá xăng dầu tại 4 DN kinh doanh xăng dầu đầu mối. Đến nay, vẫn chưa có kết quả chính thức, song dư luận đang kỳ vọng kết quả kiểm tra của Bộ Tài chính sẽ minh bạch, đưa ra được những số liệu rõ ràng, tránh kiểu "trống đánh xuôi, kèn thổi ngược" như hiện tại.
Hoài Thu