Jang Kều: Người phụ nữ tiên phong phá vỡ các rào cản ở khu vực

Ngân hàng Thế giới (WB) đã vinh danh Jang Kều là một trong những “phụ nữ tiên phong trên khắp Đông Á Thái Bình Dương đang phá vỡ các rào cản và tạo thay đổi trong thập kỷ tới”.

Chị Phạm Thị Hương Giang (Jang Kều) là một trong chín gương mặt nữ tiêu biểu khu vực Đông Á Thái Bình Dương được World Bank (Ngân hàng Thế giới) chọn vinh danh trong dịp Quốc tế Phụ nữ 2020. Chị là người sáng lập và chủ tịch Quỹ Sống - quỹ xã hội hoạt động phi lợi nhuận, được thành lập nhằm mục đích hỗ trợ người dân vùng bị ảnh hưởng bởi thiên tai và biến đổi khí hậu, giúp họ có cuộc sống an toàn, ổn định và phát triển cộng đồng bền vững.

Dưới đây là bài phỏng vấn do Ngân hàng Thế giới thực hiện, Tạp chí Khám phá dịch lại và giới thiệu tới quý bạn đọc.

- Hiện tại, chị được nhìn nhận là một trong những nhà hoạt động xã hội nổi bật nhất Việt Nam. Chị có thể cho chúng tôi biết thêm về bản thân và công việc của mình?

Tôi là người sáng lập và chủ tịch Quỹ Sống - quỹ xã hội phi lợi nhuận hướng đến thúc đẩy lối sống bền vững, hòa hợp với thiên nhiên. Chúng tôi đã khởi xướng dự án xây dựng những cộng đồng bền vững tại các khu vực dễ bị ảnh hưởng bởi thiên tai. Bắt đầu từ cuối năm 2013 đến nay, chúng tôi đã hoàn tất hơn 700 ngôi nhà chống lũ cho các hộ gia đình khó khăn tại bảy tỉnh.

Trồng cây ở khu vực thành thị và nông thôn là một dự án khác. Ý tưởng của chúng tôi là khi một đứa trẻ được sinh ra, cha mẹ bé sẽ trồng một cái cây để trả ơn Mẹ thiên nhiên. Đây là cách để con người tái kết nối với thiên nhiên và trân trọng sự sống thiên nhiên ban tặng. Năm ngoái, chúng tôi trồng khoảng 17.000 cây tại Hội An, thành phố Hồ Chí Minh, Sóc Trăng và con số này vẫn tiếp tục tăng.

Ngoài những hoạt động này, tôi còn là Chủ tịch kiêm chuyên gia chiến lược của một công ty tư vấn và truyền thông thương hiệu.

- Tổ chức phi chính phủ (NGO) của chị khác gì với các NGO hay tổ chức quốc tế khác cũng đang theo đuổi sứ mệnh giảm đói nghèo?

Chúng tôi là tổ chức của cộng đồng hoạt động vì cộng đồng. Chúng tôi không thuyết giảng, chúng tôi hành động. Có rất nhiều cộng đồng ở Việt Nam đang sống trong những ngôi nhà có thể bị sạt lở hay lũ cuốn trôi chỉ trong chớp mắt. Mặc dù dễ bị ảnh hưởng nặng nề như vậy, họ lại không muốn rời bỏ nơi quê cha đất tổ của mình. Mất gốc là điều quá kinh khủng với họ. Một số tổ chức cứu trợ cố gắng xây nhà tái định cư, tạm thời hoặc lâu dài, cho họ. Riêng chúng tôi hướng đến việc cung cấp chỗ ở an toàn và bền vững ngay tại mảnh đất chôn nhau cắt rốn của họ.

Chúng tôi không xây nhà cho họ, chúng tôi xây cùng với họ. Các kiến trúc sư của chúng tôi chỉ đảm bảo làm sao kiến trúc nhà mới an toàn để chống chọi với các sự kiện thời tiết khắc nghiệt, tiết kiệm, có thể mở rộng công năng sau này nếu gia chủ có nhu cầu. Những yếu tố khác như thẩm mỹ và tính khả dụng - họ được toàn quyền quyết định.

Với tinh thần chủ sở hữu thực sự của ngôi nhà, họ phải đóng góp ít nhất một nửa kinh phí đồng thời phải sẵn sàng xắn tay góp sức trong mọi giai đoạn của quá trình xây dựng, từ tìm nguồn cung ứng vật liệu đến thuê thợ xây. Tiền bạc, thời gian, công sức - tất cả những thứ họ có, họ đặt trọn vào ngôi nhà. Đây là lý do họ tự hào khi ngôi nhà hoàn tất. Qua quá trình này, họ cũng gầy dựng niềm tin vào bản thân. Đây đúng là một nỗ lực xây nhà, nhưng cũng có thể gọi là trải nghiệm hun đúc sự vững vàng hướng về tương lai cho họ.

Nhà chống lũ là bước đầu tiên. Chúng tôi cũng đồng hành với họ để phát triển sinh kế bền vững hơn trong điều kiện biến đổi khí hậu và xây dựng các cộng đồng sống hài hòa, khiêm nhường với thiên nhiên. Sau cùng, chúng tôi muốn đảm bảo bất kì tác động tích cực mà Quỹ đem lại đều bền vững, đặt nền móng cho những điều còn tuyệt vời hơn ở phía trước. Điều này không thể thực hiện được nếu cộng đồng địa phương không được đặt trong vị thế đối tác ngang hàng và kiến thức, trí tuệ của họ được không được tôn trọng và sử dụng đúng mực.

- Điều gì đã thúc đẩy chị đi trên con đường này?

Bà ngoại là người đặt những viên gạch đầu tiên về lòng thấu cảm, sự sẻ chia với những người xung quanh trong tôi. Từ khi còn bé tôi đã đồng cảm với những khó khăn của người khác và cố gắng giúp họ bất cứ khi nào tôi có thể. Đây là lý do tôi bắt đầu công việc chính thức đầu tiên của mình là làm việc cho một tổ chức phát triển quốc tế, điều phối dự án bảo vệ môi trường, hỗ trợ ngư dân ở các khu vực ven biển.

Mãi đến năm 2009, tôi mới biết rõ mình muốn làm gì trong cuộc đời của mình. Trong năm đó, miền Trung Việt Nam hứng chịu những cơn lũ chí mạng nhất trong lịch sử. Tôi đi thăm hết ngôi làng này đến ngôi làng khác và bị day dứt kinh khủng bởi hai điều: sự dễ tổn thương của những cộng đồng này trước thảm họa thiên nhiên, và theo nghĩa rộng hơn, sự bất lực của con người khi Mẹ thiên nhiên đang giận dữ. Thiên nhiên có thể gây ra những thảm họa nếu con người tiếp tục hủy hoại nó trong cuộc truy cầu lợi ích vật chất và tăng trưởng ngày càng tham vọng của mình.

Từ đó, sứ mệnh của tôi là xây dựng những cộng đồng bền vững và thúc đẩy lối sống bền vững, hài hòa với thiên nhiên.

 - Trích dẫn hay câu nói yêu thích của chị là gì?

“Ở đâu có ý chí, ở đó có con đường.” Câu này đúng với bạn, với tôi và với tất cả mọi người. Tôi sẽ minh họa nó bằng câu chuyện về một cụ già chúng tôi làm việc một vài năm trước. Bà cụ sống một mình trong ngôi nhà gỗ đổ nát chỉ với 10.000 đồng trong túi. Để có thể tham gia chương trình xây nhà của chúng tôi, bà phải đóng góp ít nhất 25 triệu đồng. Bạn đã bao giờ ở trong tình huống phải trả số tiền gấp 25.000 lần số bạn đang có trong tay? Nghe có vẻ điên rồ nhưng đây chính xác là trường hợp của bà cụ. 

Nhưng có vẻ cụ không hề bối rối và nhờ chúng tôi nghĩ cách giúp bà. Chúng tôi vắt óc suy nghĩ và thấy rằng cụ có thể dỡ nhà bán gỗ lấy tiền để có thể có một phần đối ứng. Cụ làm theo nhưng tiền thu được chỉ đủ trang trải 40% chi phí. Sau đó, chúng tôi liên lạc với ba cô con gái lấy chồng xa của cụ và thuyết phục họ lo liệu phần còn lại. Họ đồng ý mỗi người vay mượn và góp 6 triệu, thế là đủ 25 triệu đối ứng. Phần còn lại là cộng đồng đóng góp.

- Hình dung của chị về Việt Nam 25 năm sau sẽ như thế nào?

Đã có hàng chục báo cáo khoa học dự báo một tương lai tàn khốc cho Việt Nam trong bối cảnh biến đổi khí hậu. Đồng bằng sông Cửu Long tiếp tục bị chìm xuống và những cơn bão lớn sẽ tàn phá khu vực bờ biển thường xuyên hơn. Nếu những xu hướng này tiếp diễn với tốc độ hiện tại, có thể thấy rằng Việt Nam sẽ hứng chịu nhiều tác động bất lợi hơn do biến đổi khí hậu trong 25 năm tiếp theo.

Cũng phải nói rằng, tôi hình dung Việt Nam sẽ kiên cường hơn và người dân có ý thức hơn về môi trường. Chúng ta sẽ chuẩn bị tốt hơn để đương đầu với các thảm họa tự nhiên và tác động của biến đổi khí hậu - tôi hy vọng như thế. Lý do cho sự lạc quan này là vì tôi nhận thấy sự thay đổi thái độ của cộng đồng về các vấn đề môi trường. Những cuộc tranh biện về mối tương quan giữa tăng trưởng kinh tế và môi trường bền vững đã bắt đầu thu hút sự quan tâm của công chúng - đây là một dấu hiệu đáng khích lệ.

- Bình đẳng giới ở Việt Nam được nhìn nhận như thế nào và mọi người có thể làm gì với nó?

Việt Nam là một trong bốn quốc gia châu Á chịu ảnh hưởng nặng nề của Nho giáo, và phụ nữ luôn được xếp ở “mâm dưới”. Tôi phải nói rằng định kiến kiểu này, mặc dù ngày nay ít công khai hơn, vẫn còn khá phổ biến. Tôi luôn nghĩ rằng bất kì sự biến đổi nào trong các chuẩn mực xã hội đều bắt đầu từ việc thay đổi suy nghĩ. Và tôi nghĩ Quỹ Sống sẽ cố gắng thúc đẩy những chuẩn mực hành vi mới cho thế hệ kế tiếp hơn là nỗ lực thay đổi các quy tắc, tập quán đã tồn tại từ trước.

Giờ đây, nhờ sự kết nối ngày càng tăng với thế giới, sự cởi mở hơn với các vấn đề về bình đẳng giới, các bạn trẻ đã có những thay đổi đáng khích lệ khi tiếp cận chủ đề này. Chừng nào Việt Nam còn mở cửa với thế giới, chừng đó thay đổi sẽ tìm được đường đến với những người cởi mở nhất.

 - Nếu có thể dùng một từ để mô tả phụ nữ ở Đông Á Thái Bình Dương, chị sẽ dùng từ gì?

Bền bỉ. Từ văn phòng đến gia đình, tôi có thể thấy phụ nữ giống như chất keo kết dính mọi thứ lại với nhau, nhưng họ cũng giống như dầu - giúp mọi việc chảy trôi trơn tru, tuần tự. Mỗi phụ nữ tôi gặp là chiến binh theo cách của riêng họ. Tôi đoán rằng, đây là tinh thần của những người phải đóng nhiều vai trò và sống giữa những kì vọng phải hoàn thành xuất sắc những vai trò này. Tôi hiếm khi thấy một phụ nữ nào bỏ cuộc khi gặp những chướng ngại ngáng đường - họ chỉ trở nên tháo vát và mạnh mẽ hơn mà thôi.

 - Chị đặt hy vọng gì cho phụ nữ ở khu vực này trong tương lai?

Hy vọng của tôi là khi xã hội tiếp tục phát triển, ngày càng nhiều phụ nữ trong khu vực được tự do là chính mình, làm điều mình muốn và sống một cuộc đời trọn vẹn hơn. Tôi muốn thấy phụ nữ tìm được chỗ đứng (xứng đáng) ở những vị trí lãnh đạo cấp cao hoặc ở cả những lĩnh vực thường do đàn ông thống trị.

Chị Jang Kều sinh năm 1979, từng theo học Quản lý Dự án Phát triển Cộng đồng của Học viện Công nghệ Châu Á (AIT), Thái Lan; thạc sĩ chuyên ngành Kinh doanh và Tài chính Quốc tế, ĐH Kyung Hee, Hàn Quốc. Chị tốt nghiệp ĐH Ngoại thương Hà Nội và cũng từng là quản lý dự án của UNDP – Chương trình Phát triển Liên Hợp quốc tại Việt Nam.

Chị hiện là Chủ tịch tập đoàn GroupG Asia Pacific (Singapore); Sáng lập và chuyên gia tư vấn chiến lược thương hiệu, chiến lược CSR cho doanh nghiệp G’Brand. Những dự án trong Quỹ Sống chị sáng lập và làm chủ tịch gồm có: dự án Nhà chống lũ, dự án Làng hạnh phúc, dự án Hạnh phúc xanh, dự án Công viên cộng đồng và dự án Bản giao hưởng rừng xanh.

Chị giành Giải thưởng Tình nguyện viên quốc tế của Đoàn Thanh niên Việt Nam và Unesco 2016, giải thưởng Dự án cộng đồng của WechoiceAwards 2017, top 50 phụ nữ ảnh hưởng nhất Việt Nam 2019 do Forbes Việt Nam bình chọn.

Theo Tùng Lam/ Khám phá

Từ nghe tiếng Anh bập bõm, nam sinh bứt phá lọt top 1 thế giới kỳ thi của Cambridge

Những ngày đầu học tại ngôi trường mới, Đăng gặp khó khăn vì vốn tiếng Anh ít ỏi, không thể theo kịp các bài học trên lớp. Tự động viên và đặt ra mục tiêu để cố gắng, Đăng dần cải thiện thành tích, bứt phá và lọt top 1 thế giới kỳ thi của Cambridge.

‘Kẻ trộm lương thiện’ trong trí nhớ của người thầy 75 tuổi

Với thầy Khang, dạy học, dạy kiến thức là điều bắt buộc, nhưng điều quan trọng hơn chính là dạy cách làm người, dạy cách sống, cách đối nhân xử thế.

Cô giáo 'làm mới' những đứa trẻ ngỗ ngược, lầm lỡ

Bằng tâm huyết và trách nhiệm, Đại úy Lê Thị Hồng Lụa, giáo viên Trường Giáo dưỡng số 2 (Bộ Công an) đã giúp nhiều trẻ vị thành niên ngỗ ngược, lầm lỡ thay đổi nhận thức, sống hướng thiện.

Trao tặng 230 xe lăn, hơn 600 suất học bổng cho học sinh nghèo vượt khó

Trong khuôn khổ CSR Day lần thứ 2, Ban tổ chức đã trao tặng 230 xe lăn cho người khuyết tật và 630 suất học bổng cho các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn vươn lên trong học tập.

Nữ giáo sư trẻ nhất ngành y quê Thái Bình, học đại học nổi tiếng trong nước

Chị Trịnh Thị Diệu Thường là tân giáo sư trẻ nhất ngành y năm 2024, hiện làm việc tại Bộ Y tế. Chị quê ở Thái Bình, được đào tạo hoàn toàn trong nước.

Con đứng nhất lớp, học thêm tốn gấp 10 lần học chính, mẹ vẫn lo bị tụt phía sau

Khi thấy những đứa trẻ học thêm tối ngày, nhiều người chỉ trích bố mẹ đặt quá nhiều áp lực mà không biết chúng tôi đang vừa phải gồng gánh kiếm tiền nuôi dạy, vừa 'cân' sức khỏe tinh thần, thể chất và lối vào tương lai của con.

'Hiệu trưởng phải chịu trách nhiệm khi giáo viên bị phát hiện dạy thêm'

Nhiều ý kiến cho rằng nên có quy định hiệu trưởng sẽ phải chịu trách nhiệm khi giáo viên bị phát hiện dạy thêm. Việc này cũng cần được áp dụng cho tất cả các trường học trên toàn quốc.

Học sinh thiết kế phần mềm ứng dụng cảnh báo trẻ gặp nguy hiểm

Với ứng dụng thông minh cảnh báo tình huống nguy hiểm ở trẻ em và phụ nữ, đội thi Supernova từ Trường THPT Chuyên Lê Quý Đôn - Đà Nẵng đã giành giải nhất cuộc thi Solve for Tomorrow 2024.

Cô giáo xin mua laptop không được giảng dạy đến hết năm học

Cô giáo xin mua laptop ở Trường Tiểu học Chương Dương, quận 1, TPHCM không được đứng lớp giảng dạy từ nay đến hết năm học 2024-2025.

'Nhìn thầy cô từ chối miễn học phí cho con, nhân viên trường học càng tủi’

"Trong trường học đâu chỉ có nhà giáo, chúng tôi - nhân viên văn thư, kế toán... cũng cống hiến, có khi một lúc phải kiêm vài nhiệm vụ, lương bèo bọt, không phụ cấp, nhưng lại bị 'quên' trong đề xuất miễn học phí của Bộ GD-ĐT", một độc giả bày tỏ.

Đang cập nhật dữ liệu !