Huyền tích lạ về “giếng cấm” ở Cố đô Huế

Dưới chân núi Bình An Sơn và gần đường lên chùa Báo Quốc có một giếng cổ độc đáo mang tên Hàm Long (miệng rồng) được người dân lớn tuổi đang sinh sống ở Thừa Thiên - Huế hay kể lại cho con cháu nghe với những giai thoại khác nhau gắn liền với lịch sử của các vua triều Nguyễn (1802-1945).

Giếng thiêng và truyền thuyết rồng quấy phá

Dưới chân núi Bình An Sơn và gần đường lên chùa Báo Quốc có một giếng cổ độc đáo mang tên Hàm Long (miệng rồng) được người dân lớn tuổi đang sinh sống ở Thừa Thiên - Huế hay kể lại cho con cháu nghe với những giai thoại khác nhau gắn liền với lịch sử của các vua triều Nguyễn (1802-1945).

Giếng Hàm Long nằm trong khuôn viên của chùa Báo Quốc (phường Đúc, TP.Huế) nhưng hiện nay không có ai lấy nước sử dụng do người dân đã có nước của nhà máy. Thường ngày nơi này ít người qua lại, chỉ có người ghé qua khi họ lên chùa Báo Quốc hoặc đến giếng thắp hương.

Miệng giếng khắc hình rồng uy nghi.

Từ TP.Huế lên đến nơi, chúng tôi bắt gặp bà Lê Thị Chi (75 tuổi, trú phường An Cựu, TP.Huế) đang sử dụng nước giếng Hàm Long rửa bát, đũa, nồi… Bà kể, giếng Hàm Long hiện nay duy nhất chỉ có bà sử dụng. Hàng ngày bà đi bán bún từ khi tờ mờ sáng đến trưa quay lại đây rửa đồ xong mới về nhà, cứ như vậy hơn chục năm nay.

Những người dân lớn tuổi sống gần chùa Báo Quốc hay truyền miệng nhau hoặc kể chuyện cho con cháu sau này nghe rằng, giếng Hàm Long ra đời gắn liền với việc hình thành nhà Nguyễn.

Bà Lê Thị Chi đang lấy nước giếng để sử dụng.

Theo đó, khi vua Nguyễn từ Bắc vào xứ Thuận Hóa (Thừa Thiên – Huế ngày nay –PV) khai hoang bờ cõi, vùng đất này vẫn còn hoang sơ, có nhiều điều thần bí, con người sống thưa thớt, phụ thuộc hoàn toàn vào thiên nhiên. Sau khi vua Nguyễn vào Phú Xuân định đô chưa được bao lâu, nhà vua cũng như nhân dân trong vùng không được ngủ yên vì có một con rồng ngày đêm hô mưa gọi gió, gây ra sóng gió ầm ầm. Nhà vua lo lắng cho vận mệnh của đất nước, cuộc sống của nhân dân, đã sai các quan thần trong triều cho người đi khắp các vùng đất để tìm hiểu chuyện gì đang xảy ra.

Một ngày, có một ông thầy phong thủy từ phương xa tới diện kiến nhà vua và phán rằng, trước mặt kinh thành (đại nội Huế bây giờ) có một dãy núi thiêng với nhiều long mạch. Đặc biệt, long mạch ở đây mang nhiều điểm thần bí so với long mạch ở những nơi khác là biến hóa khôn lường, muôn hình vạn trạng, lúc to lúc nhỏ, lúc nhô cao lúc xuống thấp, lúc nghịch lúc thuận, lúc ẩn lúc hiện là do con rồng quấy phá. Tuy nhiên, thầy phong thủy cũng lại phán, nơi đây hội tụ sinh khí thịnh vượng không đâu có được. Sau đó, nhà vua nghe theo thầy phong thủy là mời vị cao nhân về cúng bái, yểm long mạch chế ngự con rồng này.

Quả nhiên, con rồng thiêng không còn quấy phá nhà vua và nhân dân nữa. Từ đó, ngọn núi nơi con rồng ẩn nấp được đặt tên là Bình An Sơn, cái tên còn tồn tại cho đến ngày nay.

Cũng theo bà Lê Thị Chi, việc con rồng quấy phá là truyền thuyết của người xưa kể cho nhau nghe, không có cơ sở. Tuy nhiên, giếng Hàm Long thực sự không bao giờ cạn, nước luôn trong sạch, thậm chí mưa lụt cũng không bị đục ngầu.

Giếng Hàm Long cung cấp nước cho vua Nguyễn

Ông Lê Duy Lụa (82 tuổi, người phụ trách hương khói ở giếng Hàm Long) cho biết, giếng nước Hàm Long đã có từ rất lâu đời, ước chừng cũng hơn 300 năm nay. Tấm bia đối diện với giếng có ghi lại lịch sử rõ ràng.

Nước giếng Hàm Long luôn trong xanh kể cả lúc trời mưa.

Tấm bia đá được người làng và chùa Báo Quốc lập từ năm 2005 có ghi: “Giếng Hàm Long có tên chữ Hán là Hàm Long Tĩnh. Theo bộ Hàm Long Sơn Chí thì giếng xuất hiện cùng thời với việc khai sơn chùa Báo Quốc khoảng năm 1674.

Đáy giếng có đá như hàm rồng. Nước trong đá tuôn ra mát lạnh có vị ngọt nên ngạn ngữ có câu:  “Giếng Hàm Long trong lại ngọt, anh thương em rày có Bụt chứng tri””.

Theo Đại Nam Nhất Thống chí: “Buổi đầu khai quốc, các quan lại triều đình thường lấy nước giếng này để vua dùng nên lại có tên nữa là Giếng Cấm”.

“Hồi xưa, lúc nơi này còn hoang sơ, thiền sư Tổ Giác Phong, đã lập nên chùa Báo Quốc vào cuối thế kỷ XVII đã đào 1 cái giếng để lấy nước ngay dưới chân núi. Bỗng từ dưới giếng có mạch nước ngọt tỏa mùi thơm ngát phun ra liên tục như miệng con rồng phun nước nên đặt là giếng Hàm Long. Một sự tích khác là khi người ta đào giếng để lấy đá thì đào đúng viên đá dẫn lộ xuống mạch nước ngầm và đá quá giống miệng con rồng nên người ta đặt tên là Hàm Long. Trên tấm bia ở giếng có hình tượng một con rồng uốn lượn, mạnh mẽ uy nghi” – ông Lê Duy Lụa kể.

Ông Lê Duy Lụa kể thêm, giếng này đã có từ thời chúa Nguyễn Phúc Thuần, lúc ấy người dân trong vùng ai cũng đến đây gánh nước về dùng. Nhưng cho đến thời vua Gia Long, do nước bên thành bị bẩn đục, các quan lại mới cho người sang đây gánh nước về cho vua dùng. Từ đó, giếng Hàm Long trở thành giếng cấm, người dân không được sử dụng nữa.

Đường lên chùa Báo Quốc.

Những năm tháng chống Pháp, chống Mỹ, giếng Hàm Long đã chứng kiến bao thăng trầm của lịch sử. Chùa Báo Quốc trở thành nơi để giặc cất giữ vũ khí, đóng quân. Biết nước giếng Hàm Long ngon ngọt, chúng đã biến nơi đây thành ô uế bởi những phế phẩm trâu bò bị vứt lại sau khi cướp của dân về mổ xẻ. Thỉnh thoảng, chúng bắt người về tra tấn, hành hạ ngay bên cạnh giếng. Dần dần, không biết vì lý do gì mà bọn giặc cứ bị bệnh, rồi chết một cách bí ẩn. Câu chuyện đó được người làng truyền tai nhau đến tận hôm nay.

“Giếng Hàm Long sâu khoảng 10m. Hàng năm, người dân nơi đây vẫn tổ chức cúng bái và cùng cơ quan chức năng làm vệ sinh giếng nên lúc nào nước cũng trong sạch” – ông Nguyễn Duy Lụa nói.

Hà Oai – Hà Vy

Công nghệ sản xuất tạo nên nước uống Sữa trái cây mãng cầu vạn người mê

Chính quy trình và công nghệ sản xuất hiện đại đã tạo nên hương vị tự nhiên thơm ngon khác biệt cho thức uống từ mãng cầu mới của Tập đoàn TH.

Sức nóng Đô thị nghỉ dưỡng Sun Group tại Hà Nam chưa hạ nhiệt

Ngày 17/11, sự kiện giới thiệu dự án Sun Urban City với chủ đề “Sắc màu miền di sản” diễn ra tại Hà Nội thu hút hơn 700 nhà đầu tư và chuyên viên kinh doanh BĐS miền Bắc.

Khách nước ngoài 'đổ' về làng Vòng thưởng thức đặc sản nức tiếng mùa thu Hà Nội

Với những ai có tình yêu với mùa thu Hà Nội thì không thể không nhớ đến cốm làng Vòng - một món ăn, đặc sản nổi tiếng của Hà Nội, nhất là với khách du lịch nước ngoài.

Giới trẻ trải nghiệm ‘siêu xanh, siêu xinh’ cùng Vinamilk

Với hơn 11.000 vỏ hộp sữa đổi trong 2 ngày hội Việt Nam Xanh, khách hàng nhận lại gần 600 phần quà xanh, 200 chậu cây và 30 vé đi tham quan trang trại được Vinamilk trao tặng.

Cán bộ, công chức đóng BHXH 15 năm nghỉ hưu trước tuổi sẽ giữ nguyên lương hưu

Cán bộ, công chức không đủ điều kiện về tuổi tái cử, tái bổ nhiệm, đóng BHXH đủ 15 năm trở lên, nếu tự nguyện xin nghỉ hưu trước tuổi sẽ không bị trừ tỷ lệ lương hưu và được hưởng nhiều trợ cấp khác.

45 tuổi đóng BHXH về già vẫn có lương hưu?

Lao động tự do hơn 40 tuổi nếu tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH) tự nguyện thì đến tuổi nghỉ hưu vẫn đủ điều kiện hưởng lương hưu hằng tháng.

Hàng ngàn quà tặng hấp dẫn chờ đón khách hàng SHB dịp sinh nhật 31 tuổi

Sổ tiết kiệm 310 triệu đồng, bộ cốc thương hiệu, ô cầm tay, áo mưa, hàng trăm ngàn voucher giảm giá cùng những lời cảm ơn dễ thương, thú vị là những hoạt động đặc biệt tri ân khách hàng của SHB nhân dịp kỷ niệm 31 năm thành lập.

Bất động sản Thủ đô - cuộc chuyển dịch sóng đầu tư từ tây sang đông bắc

Phía tây Hà Nội với vị thế trung tâm kinh tế - hành chính mới luôn giữ vị trí “quán quân” về nguồn cung và giao dịch trên thị trường bất động sản. Những năm gần đây, “cán cân” thị trường lại nghiêng về phía đông thành phố.

Quy định mới về chế độ thai sản cho nam giới khi vợ sinh con

Từ năm 2025, chế độ thai sản dành cho lao động nam khi vợ sinh con sẽ có những thay đổi.

Về ra mắt, chàng trai Thanh Hoá nói một câu khiến bố vợ tương lai bật khóc

Lời nói chân thành của người con rể tương lai khiến bố vợ xúc động ngay trong lần đầu gặp mặt.

Đang cập nhật dữ liệu !