Hướng dẫn cách làm bài văn tả ông đủ ý, hay nhất

Văn miêu tả ở cấp tiểu học là thể loại giúp học sinh phát triển tư duy, ghi nhớ và nâng cao khả năng quan sát. Bài văn tả ông là một trong những đề bài văn miêu tả gây hứng thú cho các em. Dưới đây là hướng dẫn cách làm bài văn tả ông đủ ý, hay nhất.

Hướng dẫn cách lập dàn ý bài văn tả ông

Bài văn tả ông được cấu trúc gồm 3 phần mở bài, thân bài và kết bài. Trong đó, phần mở bài phải giới thiệu về người ông yêu quý của em.

Phần thân bài sẽ nêu một số đặc điểm của người ông về ngoại hình bên ngoài và tính tình. Kết bài là phần nêu cảm nghĩ riêng của học sinh về ông mình.

Dàn ý chi tiết bài văn tả ông: 

Mở bài: Giới thiệu ông nội

Ví dụ: Gia đình em có 5 người, ba mẹ em, ông bà nội và em. Người mà em thân thiết và gần gũi nhất là ông nội. Ông là niềm tự hào, là mục tiêu phấn đấu của em. Ông luôn là người tiếp lửa, là người cho em niềm tin để phấn đấu trong cuộc sống và học tập. bên cạnh đó, ông nội còn là người ảnh hưởng trực tiếp đến nếp sống của em. Em rất yêu quý ông nội.

Thân bài:

Giới thiệu bao quát

Ví dụ: Ông nội năm này 72 tuổi. Ông là một thầy giáo về hưu. Từ ngày về hưu ông cứ lầm lũi với mấy chậu kiểng và con chim của ông. Cuộc sống khổ cực đã làm ông vất vả cả cuộc đời, đến cuối đời lại có cuộc sống thanh tịnh. Từ khi nghỉ hưu ông buồn hẳn, nhưng điều đó là điều hiển nhiên mà ông phải chấp nhận.

Giới thiệu chi tiết

- Tả ngoại hình: Năm nay, ông nội em 75 tuổi; Nội cao khoảng gần mét bảy. Khuôn mặt nội hơi tròn; Mái tóc nội màu muôi tiêu, dày và cứng; Lông mày đậm, hơi xếch; Ông nội luôn tươi cười; Nội già nên phải đi khom khom; Ông em có dáng người đậm với chiếc bụng to mềm mại. Em rất thích ôm và áp má vào bụng của ông; Mái tóc bạc/ điểm bạc/ đã chẳng còn mấy sợi màu đen; Đôi mắt ông hiền từ, đuôi mắt có nhiều nếp nhăn của tuổi già đang đến; Đôi tay to lớn của ông vô cùng khéo léo, ông có thể làm đủ thứ đồ chơi cho hai chị em em; Đôi vai rộng, tấm lưng thẳng và bước đi vững trãi; Ông thường thích mặc những chiếc áo có màu nâu/trắng/xám...

- Tả tính tình: Ông rất tận tụy với công việc và hòa nhã với đồng nghiệp; Cần mẫn làm việc, tuổi trẻ của ông luôn đặt công việc lên hang đầu; Chăm lo cho con cái rất chu đáo; Yêu thương mọi người; Giúp đỡ người có hoàn cảnh khó khăn; Ông thường dạy em về lòng thương người, lễ phép và sống lễ nghi; Ông em rất hiền từ, như những ông bụt trong truyện cổ tích; Ông yêu thương mọi thành viên trong gia đình, giúp đỡ tất cả mọi người xung quanh; Ông có tấm lòng hiền hậu nhưng cũng nghiêm nghị; Ông dạy học cho trẻ con trong xóm vào mỗi tối, ai cũng yêu quý và kính trọng ông; Ông luôn có những món quà ý nghĩa mỗi khi có thành viên trong nhà, trong lớp đạt thành tích cao trong công việc và học tập...

Kết bài: Nêu cảm nghĩ về ông nội và tình cảm dành cho ông

Một số mẫu ví dụ: Em rất tự hào về ông; Ông là chỗ dựa vững chắc của em; Ông là nguồn động viên để em vững bước trên con đường học tập; Ông là tượng đài tráng lệ trong em; Em mong muốn khi lớn lên sẽ làm giáo viên như ông, học được những đức tính đẹp của ông; Em luôn yêu và kính trọng ông; Em hứa sẽ cố gắng học tập thật giỏi để không phụ lòng ông và làm ông vui lòng.

Ảnh minh họa

Bài văn mẫu tả ông nội của em

Nhà em khá đông người, ai em cũng yêu quý và kính trọng nhưng người em gần gũi, kính trọng hơn cả là ông nội của em.

Ông em năm nay đã gần tám mươi tuổi nhưng trông ông còn rất nhanh nhẹn. Người ông tầm thước, hơi gầy, da dẻ vẫn hồng hào. Đầu ông còn rất ít tóc, chỉ còn lơ thơ một vài sợi tóc bạc trắng như cước.Vầng trán ông cao, hằn sâu những nếp nhăn. Đôi mắt còn tinh nhanh ẩn dưới cặp lông mày đã ngả bạc. Má ông hơi hóp làm cho hai gò má nhô cao hẳn lên. Răng ông đã rụng nhiều nhưng nhờ lắp hàng răng giả nên nụ cười vẫn tươi tắn. Em thích nhất chòm râu của ông, mỗi lần được ngồi trong lòng ông, em ngước nhìn mãi những sợi râu trắng dài và thích được ông cho vuốt râu. Hằng ngày, ông thường mặc bộ quần áo ta bằng loại vải mềm, màu sẫm, đi đôi dép nhựa đã mòn. Chỉ lúc đọc sách báo, ông mới đeo kính và khi nào phải đi ra ngoài, ông thường phải chống gậy.

Tuổi đã cao nhưng ông làm việc luôn chân luôn tay và thích tự tay làm mọi việc. Khi thì ông quét nhà, quét vườn; lúc vun gốc cho mấy cây trong vườn; khi lại tỉa cây, bắt sâu, tưới cây cảnh. Ông thường xuyên dành thời gian kiểm tra việc học của em, dạy em tập viết, tập làm tính, tập đọc diễn cảm,... Không chỉ vậy, ông còn dành thời gian tham gia công việc của phường như xây dựng tủ sách cho nhà văn hóa, ủng hộ đồng bào bị lũ lụt,... Những lúc rảnh rỗi, ông nội em thường đọc sách báo, nằm võng ngoài hiên nghe đài hoặc xem vô tuyến. Em thích nhất là những đêm trăng sáng, chúng em thường ngồi quây quần bên ông nghe ông kể chuyện cổ tích thật hay và thú vị. Ông em là người rất hiền lành nhưng đối với con cháu, ông rất nghiêm khắc mỗi khi có ai mắc lỗi, ông thẳng thắn phê bình nhưng ông luôn nhẹ nhàng chỉ ra lỗi sai để cho chúng em sửa chữa. Đối với mọi người xung quanh, ông luôn chan hòa, đôn hậu nên ai cũng yêu mến. Bà con hàng xóm có điều gì xích mích đều nhờ ông giúp giải quyết.

Em rất yêu quý ông nội em, ông luôn là tấm gương sáng cho con cháu noi theo. Em mong ước ông sống thật khỏe mạnh, sống mãi bên em.

H.T (tổng hợp)

Từ nghe tiếng Anh bập bõm, nam sinh bứt phá lọt top 1 thế giới kỳ thi của Cambridge

Những ngày đầu học tại ngôi trường mới, Đăng gặp khó khăn vì vốn tiếng Anh ít ỏi, không thể theo kịp các bài học trên lớp. Tự động viên và đặt ra mục tiêu để cố gắng, Đăng dần cải thiện thành tích, bứt phá và lọt top 1 thế giới kỳ thi của Cambridge.

‘Kẻ trộm lương thiện’ trong trí nhớ của người thầy 75 tuổi

Với thầy Khang, dạy học, dạy kiến thức là điều bắt buộc, nhưng điều quan trọng hơn chính là dạy cách làm người, dạy cách sống, cách đối nhân xử thế.

Cô giáo 'làm mới' những đứa trẻ ngỗ ngược, lầm lỡ

Bằng tâm huyết và trách nhiệm, Đại úy Lê Thị Hồng Lụa, giáo viên Trường Giáo dưỡng số 2 (Bộ Công an) đã giúp nhiều trẻ vị thành niên ngỗ ngược, lầm lỡ thay đổi nhận thức, sống hướng thiện.

Trao tặng 230 xe lăn, hơn 600 suất học bổng cho học sinh nghèo vượt khó

Trong khuôn khổ CSR Day lần thứ 2, Ban tổ chức đã trao tặng 230 xe lăn cho người khuyết tật và 630 suất học bổng cho các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn vươn lên trong học tập.

Nữ giáo sư trẻ nhất ngành y quê Thái Bình, học đại học nổi tiếng trong nước

Chị Trịnh Thị Diệu Thường là tân giáo sư trẻ nhất ngành y năm 2024, hiện làm việc tại Bộ Y tế. Chị quê ở Thái Bình, được đào tạo hoàn toàn trong nước.

Con đứng nhất lớp, học thêm tốn gấp 10 lần học chính, mẹ vẫn lo bị tụt phía sau

Khi thấy những đứa trẻ học thêm tối ngày, nhiều người chỉ trích bố mẹ đặt quá nhiều áp lực mà không biết chúng tôi đang vừa phải gồng gánh kiếm tiền nuôi dạy, vừa 'cân' sức khỏe tinh thần, thể chất và lối vào tương lai của con.

'Hiệu trưởng phải chịu trách nhiệm khi giáo viên bị phát hiện dạy thêm'

Nhiều ý kiến cho rằng nên có quy định hiệu trưởng sẽ phải chịu trách nhiệm khi giáo viên bị phát hiện dạy thêm. Việc này cũng cần được áp dụng cho tất cả các trường học trên toàn quốc.

Học sinh thiết kế phần mềm ứng dụng cảnh báo trẻ gặp nguy hiểm

Với ứng dụng thông minh cảnh báo tình huống nguy hiểm ở trẻ em và phụ nữ, đội thi Supernova từ Trường THPT Chuyên Lê Quý Đôn - Đà Nẵng đã giành giải nhất cuộc thi Solve for Tomorrow 2024.

Cô giáo xin mua laptop không được giảng dạy đến hết năm học

Cô giáo xin mua laptop ở Trường Tiểu học Chương Dương, quận 1, TPHCM không được đứng lớp giảng dạy từ nay đến hết năm học 2024-2025.

'Nhìn thầy cô từ chối miễn học phí cho con, nhân viên trường học càng tủi’

"Trong trường học đâu chỉ có nhà giáo, chúng tôi - nhân viên văn thư, kế toán... cũng cống hiến, có khi một lúc phải kiêm vài nhiệm vụ, lương bèo bọt, không phụ cấp, nhưng lại bị 'quên' trong đề xuất miễn học phí của Bộ GD-ĐT", một độc giả bày tỏ.

Đang cập nhật dữ liệu !