Hội nghị G20: Trung Quốc lại vừa phạm quy vừa “la làng”

Theo Reuters, trong quá trình diễn ra Hội nghị G20 tại Hàng Châu, các quan chức và truyền thông Trung Quốc cùng hô hào phương Tây gỡ bỏ chế độ bảo hộ kinh tế, trong khi chính Trung Quốc đang bị chỉ trích vì chỉ biết tận dụng thị trường nước khác.

Các phương tiện truyền thông Trung Quốc vừa ca ngợi việc hội nghị đã thành công tốt đẹp và không bị phủ bóng bởi các tranh chấp ở Biển Đông vừa chỉ trích phương Tây đã cố cản trở tham vọng kinh tế của Bắc Kinh.

Một bài viết trên hãng thông tấn Tân Hoa Xã hôm 5/9 có đoạn mỉa mai chính sách của Mỹ và một số nước phương Tây đối với các mặt hàng Trung Quốc: "Đối với các nền kinh tế lớn nhất thế giới, họ nên kiềm chế chế độ bảo hộ nền công nghiệp trong nước và tháo dỡ các biện pháp chống thương mại vì chủ nghĩa cô lập kinh tế không phải là một giải pháp để giải quyết tình trạng tăng trưởng chậm chạp".

Hội nghị G20: Trung Quốc lại vừa phạm quy vừa “la làng” - ảnh 1

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (phải) và Thủ tướng Đức Angela Merkel (L) cùng các quan chức chính phủ khác của hai nước trong một cuộc họp bên lề Hội nghị thượng đỉnh G20, ở Hàng Châu, tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc hôm 5/9/2016.

Tân Hoa Xã còn viết thêm: "Để xây dựng một nền kinh tế toàn cầu cởi mở, toàn diện, dựa trên các nguyên tắc, cần phải ngăn chặn việc chế độ bảo hộ đang làm xói mòn nền tảng giúp phục hồi kinh tế một cách nhanh hơn và bền vững hơn".

Trước khi G20 diễn ra, Trung Quốc đã đặc biệt khó chịu với những chỉ trích và nghi ngờ của nhiều nước đối với đầu tư từ Trung Quốc.

Một vài tuần trước, Australia đã chặn việc bán gói thầu điện lực trị giá 10 tỷ đô la Úc (khoảng 7,7 tỷ USD) cho các nhà thầu Trung Quốc, trong khi nước Anh trì hoãn một dự án hạt nhân trị giá 24 tỷ USD có đầu tư từ Trung Quốc. Thậm chí, Australia còn ban hành cẩm nang cảnh báo các nghị sĩ nước này phải cảnh giác với các dự án đầu tư từ Trung Quốc.

Hội nghị G20: Trung Quốc lại vừa phạm quy vừa “la làng” - ảnh 2

Tổng thống Mỹ Barack Obama và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại Hội Nghị Thượng đỉnh G20 ở Trung Quốc hôm 3/9/2016.

Trong khi đó, các quan chức phương Tây cáo buộc ngược lại rằng, chính Trung Quốc mới là nước không thực sự cởi mở thị trường và đang áp dụng thái quá chính sách bảo hộ khiến các nhà đầu tư bị hạn chế rất nhiều tại thị trường Trung Quốc.

Một mối quan tâm lớn đối với các nhà đầu tư nước ngoài tại Trung Quốc là họ thấy ngày càng khó khăn khi kinh doanh tại Trung Quốc, do luật pháp và chính sách mới của Bắc Kinh đang tìm cách cản trở họ.

Ông James Zimmerman, Chủ tịch Phòng Thương mại Mỹ tại Trung Quốc, cho biết: "Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã báo động về sự cần thiết trong việc đối phó với sự gia tăng chủ nghĩa bảo hộ trên toàn thế giới. Nhưng cần phải hành động thay vì lời nói và Trung Quốc nên thực hiện các cải cách cần thiết ở trong nước,  mở cửa thị trường hơn với các hàng hóa, dịch vụ và công nghệ nước ngoài”.

Theo ông Zimmerman, Trung Quốc cần có những chính sách khuyến khích mở cửa cho tất cả những người tham gia, chứ không chỉ cho vài người trong thị trường nội địa.

Một ví dụ về việc Trung Quốc đang bị Mỹ và các nước phương Tây chỉ trích đó là về ngành thép. Các nước đang bị khủng hoảng về sản xuất thép như Anh cho rằng thép nhập khẩu giá rẻ do được bảo hộ của Trung Quốc là nguyên nhân khiến nhiều nhà máy thép của họ bị phá sản.

Một số nhà ngoại giao tại G20 cho biết Trung Quốc phản đối việc đưa thép vào trong thông cáo chung. Tuy nhiên, cuối cùng vấn đề về thép đã được các nhà lãnh đạo G20 cho vào thông cáo chung sau khi kết thúc hội nghị dưới tác động lớn của Anh và Mỹ.

Trước đó,  trong cuộc phỏng vấn với CNN ngay trước khi tới Trung Quốc tham dự Hội nghị Thượng đỉnh G20, Tổng thống Mỹ Barack Obama cũng nhấn mạnh, Trung Quốc cần có trách nhiệm hơn và cần tuân thủ các chuẩn mực quốc tế.

Ông cho rằng Trung Quốc phải xây dựng môi trường thương mại công bằng chứ không chỉ tự do. Ông nói: "Bạn phải mở cửa thị trường của mình nếu bạn muốn những người khác mở cửa thị trường với bạn”.

Ông Obama nói thêm: "Một phần những vấn đề tôi đang cố nói với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình là Mỹ có được sức mạnh một phần là do đã kiềm chế được bản thân. Bạn biết đấy, chúng ta ràng buộc mình vào một loạt các tiêu chuẩn và quy tắc quốc tế đó là vì chúng ta nhận ra rằng trong dài hạn, việc xây dựng một trật tự quốc tế chặt chẽ đem lại lợi ích cho chúng ta".

Nội dung được thực hiện qua tham khảo nguồn tin từ Reuters của Anh, một trong những hãng tin lớn nhất thế giới.

PHẠM KHÁNH (Lược dịch)

Video xe chiến đấu bộ binh Bradley của Ukraine tập kích cứ điểm Nga

Quân đội Ukraine đã sử dụng xe chiến đấu bộ binh (IDF) Bradley để tập kích các cứ điểm phòng thủ của Nga xung quanh thành phố Avdiivka.

Cách Iran trả đũa Israel sẽ quyết định chiều hướng xung đột ở Trung Đông?

Việc Iran tấn công trả đũa Israel sau vụ không kích đại sứ quán Iran tại Damascus, Syria đang làm dấy lên lo ngại về xung đột lan rộng ở Trung Đông.

Nga phản ứng 'gắt' trước tuyên bố của Mỹ về thủ phạm khủng bố ở Moscow

Bộ Ngoại giao Nga cho rằng bất kỳ tuyên bố nào từ Mỹ nhằm biện hộ cho Ukraine trước khi cuộc điều tra về vụ khủng bố Moscow chưa kết thúc đều được coi là "bằng chứng".

Khoảnh khắc trục hạm Pháp bắn rơi tên lửa đạn đạo của Houthi

Hải quân Pháp ngày 21/3 đã đánh chặn 3 tên lửa đạn đạo của Houthi trên Biển Đỏ, đánh dấu cuộc đụng độ mới nhất giữa phương Tây và lực lượng vũ trang đến từ Yemen.

Video lính dù Nga bắn hạ UAV 'Ma cà rồng' của Ukraine gần Bakhmut

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố video quay cảnh lính dù nước này bắn cháy một máy bay không người lái (UAV) hạng nặng "Baba Yaga" (Ma cà rồng) của Kiev ở gần Bakhmut, miền đông Ukraine.

Ông Putin công du nước nào đầu tiên sau khi tái đắc cử?

Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết, ông sẽ xem xét việc đến Trung Quốc để thực hiện chuyến công du nước ngoài đầu tiên sau khi tái đắc cử.

Ông Putin tái đắc cử tổng thống, nước Nga sẽ thế nào trong 6 năm tới?

Chiến thắng của ông Putin sẽ đảm bảo sự trỗi dậy kinh tế và phát triển kỹ thuật - quân sự của Nga, giữa lúc sự thay đổi địa chính trị toàn cầu đang diễn ra.

Tỉ lệ dân Nga đi bầu tổng thống cao kỷ lục, ông Putin thắng cử vang dội

Ủy ban bầu cử trung ương Nga (CEC) cho biết, tỉ lệ cử tri nước này tham gia cuộc bầu cử năm nay cao kỷ lục và Tổng thống đương nhiệm Vladimir Putin dự kiến sẽ thắng vang dội với gần 90% phiếu ủng hộ.

Video quân đội Nga bắn nổ 2 trực thăng của Ukraine ở Donetsk

Quân đội Nga đã sử dụng bom dẫn đường để bắn nổ 2 trực thăng quân sự của Ukraine tại một sân bay dã chiến ở vùng Donetsk.

Tổng thống Putin nói Nga sẵn sàng cho cuộc chiến hạt nhân

Tổng thống Vladimir Putin cảnh báo phương Tây về việc Nga đã sẵn sàng về mặt kỹ thuật cho cuộc chiến hạt nhân.

Đang cập nhật dữ liệu !