'Học sinh lớp 4 không biết đọc vẫn lên lớp vì giáo viên sợ hạ thi đua'

Cô giáo Phạm Thị Lan cho biết trình độ của học sinh ảnh hưởng trực tiếp thành tích của giáo viên và nhà trường.

Thông tin học sinh Phạm Minh Tân, lớp 4, trường Tiểu học Tam Bình (xã Tam Bình, huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang) không biết đọc, viết chữ rất chậm, nhận được sự quan tâm của dư luận.

Theo VOV, khi xem lại học bạ lưu tại trường, giáo viên chủ nhiệm từ các lớp trước đều phê rằng Tân “đọc trơn, viết thạo”, thậm chí điểm kiểm tra môn Tiếng Việt cuối năm đều đạt 6. Gia đình cho biết do mải đi làm, không quan tâm việc học của con, chỉ nhờ bà ngoại và nhà trường. Vì vậy, khi thấy con không biết đọc, họ chỉ biết... buồn.

Trước đó, câu chuyện "ngồi nhầm lớp" từng xảy ra ở nhiều nơi khiến dư luận bức xúc về "bệnh thành tích" trong giáo dục. Ngay trong năm 2019, nhiều trường hợp đã được báo chí phản ánh.

'Hoc sinh lop 4 khong biet doc van len lop vi giao vien so ha thi dua' hinh anh 1

Nhận xét của giáo viên về trường hợp học sinh ở Tiền Giang không biết đọc, viết rất chậm. Ảnh:VOV.

Nhiều nơi có hiện tượng "ngồi nhầm lớp"

Tháng 3/2019, theo phản ánh của giáo viên đang dạy tại trường Tiểu học Cẩm Sơn (Hà Tĩnh), nhiều học sinh ở trường này đang có hiện tượng “ngồi nhầm lớp”. Học lớp 3 và 4, các em đọc, viết rất kém.

Em T.C.T., học sinh lớp 3A, không đọc được các bài trong sách giáo khoa Tiếng Việt, không biết ghép vần viết chữ cái. Học sinh này cũng không làm được các phép tính cộng, trừ trong phạm vi 10.

Cũng trong tháng ba, em Q.V.S., học sinh lớp 6, trường THCS Lê Duẩn (xã Ia Tiêm, huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai), không đọc thông viết thạo, khiến nhiều người bất ngờ. Giáo viên giải thích cho học sinh lên lớp là vì tình thương, muốn em được hòa nhập.

Tháng 4/2019, sau khi có thông tin một số học sinh lớp 6 và lớp 7 của trường THCS Đông Phước A (huyện Châu Thành, Hậu Giang) không đọc thông viết thạo, ngành giáo dục địa phương đã chỉ đạo các trường rà soát và có biện pháp phụ đạo.

Theo xác nhận của nhà trường, 5 học sinh của hai khối 6, 7 được xem là đọc, viết chưa thành thạo, trong đó có 3 em lớp 6, 2 em lớp 7. Các em này đọc lắp bắp, viết chữ khó đọc. Tất cả đều có học lực yếu kém trong học kỳ I vừa qua.

Cô Phạm Thị Lan - giáo viên tiểu học tại Quảng Ninh - chia sẻ với Zing.vn về trường hợp học sinh lớp 4 nhưng vẫn không biết đọc, viết. Khi dạy kèm cho học sinh này ở nhà, cô Lan thấy cả buổi em nhăn nhó đánh vần được một ít, chữ viết được, chữ không. Tính toán phải đếm từng ngón tay, như lớp 1.

Nữ giáo viên thông tin học sinh này không bị khuyết tật về trí tuệ nhưng "nghiện" điện thoại. Bố mẹ em cũng không quan trọng việc học. 

Áp lực thành tích

Khi được hỏi lý do học sinh lớp 4 không biết đọc, viết vẫn lên lớp, cô Phạm Thị Lan nói trình độ của học sinh ảnh hưởng trực tiếp thành tích của giáo viên và nhà trường. Khi học sinh lưu ban, giáo viên và nhà trường sẽ bị hạ thi đua, khen thưởng. Vì vậy, không ít trường hợp phụ huynh muốn con lưu ban khi học kém cũng không được.

Phụ huynh và xã hội đã quen với việc năm học kết thúc, các trường báo cáo 100% học sinh lên lớp. Đa số xếp loại học sinh giỏi, tiên tiến, chỉ một số em trung bình.

Chia sẻ quan điểm trên, một độc giả bình luận trên Zing.vn rằng chính cháu mình học kém nhưng "xin cũng không được ở lại lớp". Câu chuyện "ngồi nhầm lớp" không phải khó hiểu.

"Học hết lớp 1, cháu tôi không biết đọc, không làm được toán mà vẫn được cho lên lớp. Ba mẹ cháu thì không quan tâm. Tôi về kiểm tra mới phát hiện sự việc và xin nhà trường cho cháu học lại lớp 1. Đến năm nay, tình trạng vẫn như vậy nhưng nhà trường nhất quyết cho lên lớp vì chỉ tiêu", người này chia sẻ.

Trước đó, phát biểu tại hội thảo về "Áp lực lao động nghề nghiệp của giáo viên Việt Nam hiện nay", TS Phạm Thị Kim Anh, ĐH Sư phạm Hà Nội, cho rằng "bệnh thành tích" trong giáo dục là nguyên nhân dẫn đến “thầy không ra thầy, trò không ra trò”, thậm chí thầy phải đồng lõa với cái xấu trong nghề.

Vì vậy, những câu chuyện xót xa mới xuất hiện như phụ huynh xin cho con ở lại lớp vì học kém cũng không được. Bởi lẽ, giáo viên bị ép duy trì sĩ số, phải đảm bảo tỷ lệ lên lớp và đỗ tốt nghiệp 100%.

Theo Huỳnh Anh/Zing.vn
Từ khóa: học lớp 4 không biết đọc học lớp 4 không biết chữ bệnh thành tích

Điều tra vụ bé 2 tuổi tử vong sau khi gửi ở điểm giữ trẻ không phép

Bé trai 20 tháng tuổi ở An Giang có biểu hiện sốt sau khi được gửi đến điểm giữ trẻ không phép. Sau hơn 1 giờ cấp cứu ở bệnh viện huyện, trẻ đã không qua khỏi.

Bám hàng rào thấp thỏm chờ con thi vào trường công 'hot' nhất Hà Tĩnh

Sáng 27/5, 1.200 học sinh tham gia thi vào trường THCS Lê Văn Thiêm, tương đương 1 chọi 5,7. Nhiều phụ huynh chờ con thi với tâm trạng hồi hộp, lo âu không kém gì các sĩ tử.

'Giới trẻ ngày nay gặp áp lực hơn nhiều so với các thế hệ trước'

Chuyên gia cho rằng so với thế hệ của ông bà, cha mẹ ngày trước, sinh ra và lớn lên trong thời kỳ công nghệ, giới trẻ hiện nay tiếp xúc với các yếu tố căng thẳng bên ngoài nhiều hơn ngay từ khi còn nhỏ.

TikTok thử nghiệm chatbot trí tuệ nhân tạo

Không nằm ngoài xu hướng, TikTok đang thử nghiệm chatbot AI có tên Tako tại một số thị trường chọn lọc, giải đáp các câu hỏi khác nhau cho người dùng hoặc đề xuất nội dung mới.

Hà Nội: Không cấm nhưng hạn chế tối đa hoạt động trải nghiệm tự phát

Ngày 26/5, Sở GD-ĐT Hà Nội có công văn gửi các cơ sở giáo dục về việc ứng phó với nắng nóng, đảm bảo an toàn khi tổ chức hoạt động ngoại khóa và sinh hoạt hè cho học sinh năm 2023.

Lễ tổng kết hàng chục mâm cỗ của trường học ở Quảng Ninh khiến dân mạng trầm trồ

Hình ảnh Lễ tổng kết của học sinh lớp 9 một trường THCS ở Quảng Ninh gây sự chú ý bởi quy mô hoành tráng.

Trường chưa đầy 70 học sinh lớp 9 nhưng 12 em đạt giải thành phố

Dù chỉ mới thành lập 2 năm, chỉ với 69 học sinh lớp 9 nhưng Trường THCS Hoàng Mai (quận Hoàng Mai, Hà Nội) đạt tới 12 giải trong kỳ thi học sinh giỏi thành phố năm 2023.

Phụ huynh ‘tố’ quỹ lớp thâm hụt 30 triệu đồng, nhà trường lên tiếng

Nhiều phụ huynh một lớp học ở Quảng Bình đang bức xúc với số tiền quỹ học sinh phải đóng, đặc biệt khi năm học đã gần kết thúc.

Học sinh tử vong khi trải nghiệm bắt ngao: Quy định hoạt động ngoại khóa ra sao?

Sau vụ học sinh tử vong khi tham gia trải nghiệm bắt ngao, việc đảm bảo an toàn cho trẻ tham gia hoạt động trải nghiệm, một lần nữa, lại khiến dư luận băn khoăn.

Học sinh lớp 4 bất tỉnh tại trường, tử vong sau 19 ngày điều trị

Một học sinh lớp 4 tại TP Hải Dương đã ngất xỉu sau khi diễn văn nghệ, nhà trường và gia đình đưa trẻ đến đến bệnh viện cấp cứu. Nhưng sau 19 ngày, em đã không qua khỏi.

Đang cập nhật dữ liệu !