Hành trình kiếm tìm đồng đội Gạc Ma của cựu binh Lê Hữu Thảo

30 năm sau sự kiện ngày 14/3/1988 khiến 64 đồng đội của mình ngã xuống trong trận chiến Gạc Ma (Trường Sa), cựu binh Lê Hữu Thảo (phường Thạch Linh, Thành phố Hà Tĩnh) vẫn không nguôi day dứt, xúc động mỗi khi nhắc đến sự kiện lịch sử này.

Nhân chứng sống sau trận chiến Gạc Ma 

Trải qua nhiều khó khăn trên hành trình tìm kiếm, anh và các đồng đội đã tìm kiếm được hầu hết thân nhân liệt sỹ và đồng đội trên chuyến tàu định mệnh. Đó như một “liều thuốc” giúp anh tìm bình yên trong cuộc sống, báo đáp nghĩa tình đồng đội sau trận hải chiến năm ấy.

Thăm thân nhân gia đình liệt sỹ Nguyễn Văn Thống (Quảng Bình)

Tôi tới trang trại của cựu binh Gạc Ma Lê Hữu Thảo vào thời điểm sắp tới ngày kỉ niệm 30 năm sau trận chiến Gạc Ma. Sau bao năm tháng phiêu bạt, làm đủ nghề để sống trong muôn vàn khó khăn, nay với sự giúp đỡ của cộng đồng và tinh thần vượt khó, hiện anh và người vợ cùng hai con đang sống hạnh phúc trong ngôi nhà đầy ắp nghĩa tình. Anh cũng đang cùng bạn góp vốn để đầu tư trang trại chăn nuôi phát triển kinh tế.

Cựu binh Lê Hữu Thảo là một trong những nhân chứng sống còn lại của trận chiến Gạc Ma ngày 14/3/1988.

Anh sinh ra tại xã Hương Thủy (Hương Khê, Hà Tĩnh). Tháng 12/1986, anh nhập ngũ và được bố trí vào Lữ đoàn 147 Quân chủng Hải quân. Đầu năm 1988, anh được lệnh về tăng cường cho Lữ đoàn 146 đóng ở quân cảng Cam Ranh (Khánh Hòa). Ngày 11.3, đơn vị anh cùng một đại đội và một đơn vị công binh E83 nhận nhiệm vụ tại Trường Sa. Sau trận chiến vào ngày 14.3, 64 chiến sĩ đã anh dũng ngã xuống, anh là một trong những người sống sót trở về.

Dù 30 năm đã trôi qua, bản thân cuộc sống của anh thăng trầm qua bao nhiêu tháng ngày, nhưng mỗi khi nhớ về đồng đội vẫn khiến anh day dứt khôn nguôi. Từ năm 2013 đến nay, anh cùng các đồng đội đã tìm kiếm và kết nối được với tất cả những đồng đội còn sống đã cùng mình chiến đấu năm xưa.

Hành trình dài đi tìm đồng đội và thân nhân các liệt sỹ 

Thăm nhà cựu chiến binh Phạm Văn Trường (xã Sơn Long, Hương Sơn, Hà Tĩnh)

Anh kể, vào năm 2013, nhờ một nhóm phóng viên và bạn bè trên mạng xã hội, anh đã tìm được và vào Quảng Bình thăm gia đình liệt sỹ Trần Văn Phương (Quảng Phúc, Quảng Trạch, Quảng Bình).

Trung úy Phương chính là người bị lính Trung Quốc bắn đầu tiên khi đang cầm giữ và bảo vệ lá cờ Tổ quốc. Anh Thảo cùng các đồng đội còn sống sót đã đưa thi thể anh và những người bị thương khác lên chiếc xuồng chèo về phía đảo Cô Lin và được tàu HQ 505 cứu. Sau đó, anh cùng một đồng đội nữa đã canh giữ thi thể của anh Phương trên đảo suốt đêm. Đêm đó, họ cũng quyết định tháo chiếc nhẫn trên tay liệt sỹ Phương để đưa về cho gia đình.

“Khi biết tin tức về gia đình anh, tôi mong muốn được tới thăm. Một phần cũng muốn hỏi thăm về kỷ vật là chiếc nhẫn năm đó”, anh Thảo kể.

Anh cho biết, lúc tới gia đình anh Phương, được tự tay mình thắp nén hương trên nấm mộ của người đồng đội, anh đã vô cùng xúc động.

“Cảm giác lúc đó của tôi không thể nào tả được. Tôi cảm thấy mình như đang sống lại thời khắc lịch sử đau thương ấy…một cảm giác mơ hồ, mông lung, rất xúc động.”, anh bùi ngùi nhớ lại.

Bắt đầu từ chuyến thăm đầy ý nghĩa và nhiều cảm xúc đầu tiên đó, mong muốn và quyết tâm đi tìm đồng đội và thân nhân gia đình các liệt sỹ vốn đã manh nha từ trước nay dần lớn lên trong anh. Và cũng từ đó anh bắt đầu mở rộng các kênh liên lạc để kiếm tìm.

Sau khi báo chí đăng về cuộc viếng thăm ý nghĩa của anh, đã có thêm rất nhiều người kết nối để cho anh thêm thông tin về các gia đình liệt sỹ, chiến sỹ trận Gạc Ma vì biết được nguyện vọng của anh.

Đặc biệt, có một nhóm thanh niên tình nguyện ở Nghệ An đã liên hệ với anh và tình nguyện đưa anh đi đến tận nơi những gia đình đó.

“Khi có được những thông tin quý giá mà mình mong mỏi bấy lâu nay, tôi đã đi bằng xe máy, đội mưa đội nắng đến thăm các gia đình bằng được. Thời điểm đó, tôi đã đến được 8 gia đình liệt sỹ ở Nghệ An và một số trường hợp khác”, anh tâm sự.

Sau đó, anh cũng lần lượt tìm được gia đình của ba liệt sỹ đã hi sinh trên địa bàn Hà Tĩnh: Liệt sỹ Nguyễn Văn Thành (xã Phương Điền, Hương Khê), Nguyễn Thanh Hải (Sơn Kim, Hương Sơn), Đào Kim Cương (Vượng Lộc, Can Lộc). Ngoài việc tìm đến thăm hỏi gia đình các liệt sỹ, anh cũng tìm cách liên lạc và tới thăm những người còn sống sót trở về.

Thăm mẹ Hồ Thị Đức, mẹ liệt sỹ Trần Văn Phương (Quảng Phúc, Quảng Trạch, Quảng Bình)

Một trong những kỷ niệm của anh là khi liên hệ và gặp được người đồng đội Phạm Văn Trường (Hương Sơn).

“Trường đi làm ở tận Lào Cai. Tôi đã có số điện thoại và gọi cho anh ấy. Anh ấy rất muốn về, nhưng đau lòng là khi đó hoàn cảnh quá khó khăn, Trường không hề có một “xu” nào, tới 10 ngàn đồng mua nước khoáng cũng không có nói gì đến việc có tiền mua vé xe về nhà. Tôi đã phải nhờ bạn bè để có tiền lo khâu xe cộ cho Trường về, đưa cho anh một ít tiền…tìm bằng mọi cách để anh em có thể được gặp mặt nhau. Lúc gặp cả hai mừng mừng tủi tủi…”, anh Thảo trầm ngâm tâm sự.

Ngoài ra, qua thông tin trên báo chí và mạng xã hội, anh cũng đã tìm gặp được 9 người lính công binh và hải đồ đã từng bị lính Trung Quốc bắt giữ làm tù binh trong trận chiến năm đó. Đa phần những người từng là tù binh đều là người Quảng Bình (5 người Quảng Bình, 1 người Đà Nẵng, 1 người Quy Nhơn, 1 người Thanh Hóa và một người ở Nam Định). Đặc biệt nhất là anh tìm được gia đình anh Nguyễn Văn Thống (thương binh ¼, Quảng Bình), là lính công binh đã bị Trung Quốc bắt giam 3 năm, 9 tháng mới được thả.

Anh cho biết, đến nay anh và các đồng đội của mình đã tìm kiếm được thân nhân gia đình của hầu hết 64 liệt sỹ. Trong những tháng ngày trên hành trình đó, có bất cứ chương trình nào chia sẻ thông tin, có điều kiện là anh lại khăn gói lên đường. Đặc biệt là nhờ có chương trình “Nghĩa tình Trường Sa” đã và đang tạo điều kiện cho anh, hỗ trợ anh rất nhiều trong quá trình thực hiện. Anh nhớ nhất là một chuyến đi dài ngày qua các địa phương vào năm 2014: “tôi đã đi từ Hà Tĩnh, ra Nghệ An, Thanh Hóa, Nam Định, Thái Bình, Hải Phòng…và đến thăm được rất nhiều gia đình. Những chuyến đi này thực sự có ý nghĩa tinh thần rất lớn đối với tôi”, anh chia sẻ.

Mai Nguyễn - Hà Vy

SHB - nơi yêu thương lan tỏa, sự sẻ chia chạm đến trái tim

Giữa guồng quay cuộc sống, có những câu chuyện lặng lẽ nhưng ấm áp, có những bàn tay đưa ra đúng lúc, có những tấm lòng rộng mở đồng hành... Tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội (SHB), những điều tử tế vẫn luôn hiện hữu, chạm đến trái tim mọi người.

Diễn viên Võ Hoài Nam: 5 bố con luôn an tâm khi có bà xã quán xuyến

Diễn viên Võ Hoài Nam nói bao nhiêu năm nay bà xã kém 12 tuổi luôn là hậu phương lo lắng mọi thứ cho 5 bố con nên anh rất yên tâm.

Cô gái Nam Định vẽ tranh bằng 'đôi tay' đặc biệt, nuôi ước mơ thành họa sĩ

“Tôi không quyết định được hình hài mình sinh ra nhưng tôi có quyền chọn cách sống”, câu nói ấy đã trở thành động lực, giúp Thơm vượt qua giới hạn của cơ thể, dùng “đôi tay” đặc biệt vẽ lên cuộc đời đầy ý nghĩa.

Bố mẹ mất sớm, cô gái Hải Dương oà khóc khi được anh chị đưa đi ‘hỏi vợ’

Ngày anh chị nhận lời đứng ra lo chuyện cưới hỏi, cô gái Hải Dương xúc động đến bật khóc.

Cử nhân thất nghiệp về quê làm ông chủ vườn ‘cây tỷ đô’

Tốt nghiệp Trường Đại học Thể dục - Thể thao nhưng không xin được việc, anh Đỗ Trọng Học gác lại tấm bằng cử nhân về nhà trồng “cây tỷ đô”, thu nhập nửa tỷ đồng mỗi năm.

Niềm tự hào của người SHB

Ngân hàng SHB không chỉ là một tổ chức tài chính, mà còn là nơi nuôi dưỡng và lan tỏa những giá trị nhân văn cao đẹp, nơi mỗi cán bộ nhân viên tìm thấy niềm vui, sự gắn bó và tự hào.

Làm việc ở Hà Nội, nam giảng viên vẫn chọn về quê sống, mỗi ngày đi hơn 100km

Làm việc ở Hà Nội nhưng anh Thành vẫn chọn về quê sống 16 năm nay. Mỗi ngày, anh vừa đi vừa về hết hơn 100km.

Du lịch Cát Bà tăng trưởng hai con số nhờ điều gì?

20% là tỷ lệ tăng trưởng khách và doanh thu tới Cát Bà 2024. “Hòn đảo Ngọc” của miền Bắc đang trở thành điểm đến hút khách đáng mơ ước, nhất là khi hệ thống giao thông tới đảo ngày càng thuận lợi.

‘Dệt sắc Tết - Gắn kết Hà Nam’ khuấy động Sun Urban City

“Dệt sắc Tết - Gắn kết Hà Nam” như lời chào Xuân của chủ đầu tư Sun Group dành cho các đại lý phân phối, chuyên viên kinh doanh dự án Sun Urban City, đồng thời kích hoạt thị trường BĐS Hà Nam ngay những ngày đầu năm.

Địa điểm giải trí cảm giác mạnh cách Hà Nội 150km, giá vé chỉ 150.000 đồng

Nếu bạn đang tìm kiếm một địa điểm giải trí với những trò chơi cảm giác mạnh “cực đã” mà không quá xa Hà Nội, Công viên Rồng tại Sun World Ha Long chính là điểm đến lý tưởng, với giá vé đang áp dụng chỉ 150.000 đồng.

Đang cập nhật dữ liệu !