Hà Tĩnh: Chuyển giao kỹ thuật nuôi ong, hướng đi mới cho người dân vùng núi

Từ những đàn ong giống của dự án nuôi ong lấy mật, chỉ sau 9 tháng triển khai, nhiều hộ dân tại xã Cẩm Mỹ, Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) đã nhân giống, phát triển đàn, thu được hàng ngàn lít mật, đem lại lợi nhuận kinh tế cao.

Cuối năm 2019, Hội Nông dân tỉnh Hà Tĩnh phối hợp Sở Khoa học và Công nghệ triển khai mô hình nuôi ong lấy mật cho các hộ dân xã Cẩm Mỹ, huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh).

Dự án cung cấp 500 tổ ong giống và một số trang thiết bị như thùng ly tâm quay mật, dao cắt mật, mũ lưới, can nhựa... cho 50 hộ dân. Ngoài ra, người nuôi ong còn được chuyển giao các quy trình kỹ thuật như cải tạo nơi đặt tổ, lựa chọn giống, chăm sóc, chia đàn, khai thác mật…

{keywords}
 Ong được nuôi dưới tán bưởi, đến mùa ong làm mật có hoa bưởi nên chất lượng mật thơm ngon hơn

Sau 9 tháng triển khai dự án ứng dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật phát triển mô hình nuôi ong lấy mật, 50 hộ dân xã Cẩm Mỹ (huyện Cẩm Xuyên) đã phát triển thành trên 550 tổ ong, thu được 1.120 lít mật. Với giá bán bình quân 300 nghìn đồng/lít, các hộ dân đã thu về khoảng 335 triệu đồng.

Trong số 50 hộ dân tham gia nuôi ong của dự án, ông Nguyễn Công Sơn (SN 1964, trú thôn Mỹ Đông, xã Cẩm Mỹ) là 1 trong những hộ đạt được kết quả rất tốt. Sau khi nhận ong giống về, ông Sơn nuôi ong trong vườn nhà, dưới tán của những cây bưởi.

Xuất thân là cán bộ lâm trường, gắn bó nhiều năm với núi rừng nên ông Sơn khá am hiểu về đặc tính của loài ong. Giờ được truyền đạt và áp dụng tốt khoa học kỹ thuật nên đàn ong của ông Sơn rất khỏe, phát triển tốt. Từ 10 tổ ong của dự án, sau 9 tháng chăm sóc, nhân giống, đàn ong của ông Sơn đã có 23 tổ.

Nhờ nắm bắt được khoa học, cùng với kinh nghiệm của bản thân nên mật ong của ông Sơn có chất lượng tốt, được bạn bè nuôi ong đánh giá cao. Đến thời điểm hiện tại, đàn ong của ông Sơn đã cho 97 lít mật, chủ yếu tiêu thụ tại thị trường Đà Nẵng và TP Hồ Chí Minh với giá bình quân 500 nghìn đồng/lít, thu về cho gia đình gần 50 triệu đồng.

{keywords}
Từ 10 tổ ong của dự án, sau 9 tháng chăm sóc, nhân giống, đàn ong của ông Sơn đã có 23 tổ

Trao đổi với PV Infonet, ông Nguyễn Công Sơn cho biết: “Dự án nuôi ong lấy mật rất hữu ích đối với khu vực Cẩm Mỹ, bởi nơi đây nhiều rừng, cây cối lớn lao, thức ăn phong phú đa dạng, giúp người dân dễ dàng phát triển kinh tế”.

Cũng theo ông Sơn, nuôi ong rất đơn giản, không tốn kém nhiều hoặc mất thời gian gì cả. Về mùa đông rét mướt, do thức ăn có phần khan hiếm nên phải hỗ trợ 2kg đường, 1kg phấn hoa và 1kg bột đậu nành cho mỗi tổ ong. Điều quan trọng là cứ 10 ngày phải kiểm tra tổ ong một lần để biết hiện trạng mà xử lý.

“Tôi theo khoa học 100%. Việc chia đàn hay đổi cầu là theo hướng dẫn của cán bộ kỹ thuật. Sang năm tôi sẽ nhân lên khoảng 50 tổ ong. Chỉ cần có đầu ra ổn định là chúng tôi yên tâm làm việc”, ông Sơn nói.

Về kinh nghiệm nuôi ong, lấy mật, ông Sơn chia sẻ: “Nhìn vào tổ ong là phải biết con ong cần gì, quân yếu hay chật đàn. Nếu tổ nào yếu quân thì phải lấy cầu mạnh, nhiều con ở tổ khác chuyển sang để nuôi ong chúa, củng cố đàn. Đến khi ong chúa đẻ trứng thì sau đó quân sẽ đông lên. Còn khi nào xuất hiện vụ chúa thì phải chia đàn, nếu không ong sẽ tự chia ra và bay đi”.

“Khi lấy mật phải chú ý lấy chỗ đã đóng nắp, nghĩa là mật đã chín, mới nguyên chất. Chỗ chưa đóng nắp thì tỷ lệ nước lã trong đó còn nhiều, chất lượng không tốt”, ông Sơn nói thêm.

{keywords}
Là người có kinh nghiệm nên đàn ong của ông Sơn rất khỏe, phát triển tốt

Ngoài việc phát triển đàn ong để nuôi, ông Sơn còn bán ong giống cho người dân với giá từ 800 nghìn đến 1 triệu đồng/tổ. Thời gian rảnh rỗi, ông đến thăm từng nhà, hướng dẫn họ kỹ thuật nuôi ong, nhờ thế mà tổ nuôi ong thôn Mỹ Đông phát triển hơn các tổ khác trong xã.

Còn ông Trần Xuân Lý (cùng thôn), một trong những hộ nhận nuôi ong từ dự án chia sẻ: “Nuôi ong có 2 giai đoạn, đó là giai đoạn mình nuôi nó và giai đoạn nó nuôi mình. Từ khi nhận giống đến khi lấy mật khoảng 4 tháng, trong thời gian này phải hỗ trợ thêm thức ăn cho ong. Đến khi ong tự đi lấy được mật thì nó lại nuôi mình”.

“Loài ong mà dự án cấp cho chúng tôi là ong nội nên có sự chịu đựng và thích nghi rất tốt. Loài ong này chịu khó cần cù hơn, ăn ở tầng thấp, cây hoa cỏ dại gì cũng được”, ông Lý nói thêm.

Cũng theo ông Lý, khi nhận ong về, mỗi tổ có 3 cầu, giá bán ngoài thị trường là 1 triệu đồng, tuy nhiên dự án chỉ thu 240.000 đồng/tổ. Tổng chi phí để nuôi ong đến nay khoảng 4 triệu đồng, trong khi đó gia đình đã lấy được gần 60 lít mật. Nếu có đầu ra đảm bảo thì mỗi hộ dân nuôi khoảng 30 tổ ong sẽ có tiền tiêu.

“Nghề nuôi ong có vốn đầu tư nhỏ, rủi ro thấp nhưng lợi nhuận khá cao. Nhờ có dự án, kinh tế của nhiều gia đình hội viên chúng tôi đã được cải thiện. Chỉ sau 3 tháng chăm sóc, chúng tôi đã bắt đầu thu hoạch mật, đến nay, có hộ đã thu về gần trăm lít. Bên cạnh đó, có hộ còn tự đóng thùng, nhân đàn bán ong giống đem lại thu nhập cao”, ông Lý chia sẻ.

Theo ông Lý, thôn Mỹ Đông (xã Cẩm Mỹ) được cấp 110 tổ ong, chia đều cho 11 hộ. Hiện tại đã nhân giống, phát triển trên 150 tổ và là đơn vị đang phát triển tốt nhất, nhân được giống nhiều hơn, thu mật nhiều hơn.

{keywords}
 Ông Nguyễn Công Sơn (trái) và ông Trần Xuân Lý trao đổi với PV

Trao đổi với PV Inf, ông Hà Huy Hùng, Chủ tịch UBND xã Cẩm Mỹ cho biết: “Theo mô hình nuôi ong lấy mật của Hội Nông dân tỉnh phối hợp với Sở Khoa học công nghệ, thì trên địa bàn có 50 hộ gia đình nhận nuôi, bình quân mỗi gia đình 10 tổ. Đến nay đã phát triển thêm hơn 50 tổ, nhìn chung bước đầu như vậy là hiệu quả”.

“Nếu chịu khó thâm canh, áp dụng đúng khoa học - kỹ thuật, thì chắc chắn sẽ hiệu quả, vì phát huy được nhiều lợi thế của Cẩm Mỹ như đất đai rộng rãi, hoa lá cây cối đa dạng, thức ăn phong phú”, ông Hùng nói thêm.

Cũng theo Chủ tịch UBND xã Cẩm Mỹ, do 1 số hộ họ chưa tâp trung lắm về quy trình kỹ thuật. Hơn nữa có tác động khách quan, một số đàn ong lớn hơn, ở gần bìa rừng, tấn công ong nhà nên có bị hỏng mất một số.

Nói về chất lượng mật ong của dự án, Chủ tịch UBND xã Cẩm Mỹ thông tin: “Quy trình nuôi thì vẫn có bổ trợ thêm đường, bột, phấn hoa. Tuy nhiên các hộ dân chủ yếu là nuôi tự nhiên nên chất lượng mật ong theo đánh giá của Chi cục Kiểm nghiệm vừa rồi là khá tốt”.

Được biết, đây dự án nuôi ong lấy mật do Hội nông dân tỉnh phối hợp với Sở Khoa học công nghệ hỗ trợ, các hộ gia đình phải đối ứng thêm. Dự án được triển khai rất bài bản nên đã dần chuyển giao cho một số hộ dân

Trần Hoàn  

AIA Việt Nam và Tiki hợp tác xây dựng nền tảng kỹ thuật số độc quyền về bảo hiểm nhân thọ

AIA Việt Nam và Tiki thỏa thuận thiết lập mối quan hệ hợp tác toàn diện độc quyền đầu tiên giữa một doanh nghiệp cung cấp giải pháp bảo hiểm và một nền tảng công nghê hàng đầu Việt Nam.

VinBrain sử dụng “siêu máy tính” cho các giải pháp ứng dụng AI

VinBrain (thuộc tập đoàn Vingroup) là một trong những công ty tiên phong trong việc sử dụng thế hệ siêu máy tính NVIDIA DGX A100 trong việc phát triển một cách hiệu quả và đột phá các sản phẩm AI. 

Lần đầu tiên ra mắt ứng dụng kết nối dịch vụ công chứng trực tuyến tại Việt Nam

Chỉ với một vài thao thác đơn giản, chúng ta đã có thể kết nối với các tổ chức hành nghề công chứng mà không phải mất quá nhiều thời gian như trước kia.

Nghiên cứu ứng dụng một số loại rau, củ, quả trong điều chế thuốc trị bệnh đái tháo đường

Đề tài “Khảo sát hoạt tính ức chế Enzyme α-Glucosidase của một số rau, củ, quả tại An Giang trong hỗ trợ điều trị bệnh Đái tháo đường” được đánh giá có nhiều tiềm năng khai thác để ứng dụng thực tế.

Ứng dụng công nghệ nano UFB để bảo quản cá ngừ đại dương trên tàu câu tay

Sau quá trình nghiên cứu, các nhà khoa học của Viện Nghiên cứu Hải sản đã làm chủ hoàn toàn “Hệ thống ứng dụng công nghệ nano UFB bảo quản cá ngừ đại dương trên tàu cầu tay”. Sản phẩm sẽ được thương mại hóa thời gian tới.

Nhiều công nghệ ứng dụng thành công hữu ích cho các công trình xây dựng

Công nghệ Ô ngăn hình mạng Neoweb… đã được ứng dụng thành công, hiệu quả trong các công trình xây dựng.

Công nghệ xử lý nước thải góp phần giải quyết thực trạng ô nhiễm nguồn nước

Nhằm góp phần giải quyết thực trạng ô nhiễm nguồn nước đang ngày một nghiêm trọng tại Việt Nam, nhiều công nghệ xử lý nước thải tiên tiến hiện đã và đang được áp dụng ở nhiều địa phương từ các đơn vị nhận chuyển giao.

Nhìn lại năm 2020, năm của Make in Vietnam

Năm 2020 là một năm đầy sôi động đối với các nhà cung cấp nền tảng số. Tính đến ngày 25/12, đã có 26 sự kiện với tổng số 38 nền tảng số Make in Vietnam được Bộ Thông tin và Truyền thông lựa chọn để giới thiệu.

KH&CN đóng góp trên 30% giá trị gia tăng trong sản xuất nông nghiệp

Ngành khoa học và công nghệ đã đóng góp trên 30% giá trị gia tăng trong sản xuất nông nghiệp, 38% trong sản xuất giống cây trồng, vật nuôi.

Nhóm sinh viên Trường ĐH Khoa học tự nhiên TP.HCM sáng chế thành công phòng chờ ảo cho bệnh nhân

Nhóm sinh viên Trường ĐH Khoa học tự nhiên TP.HCM đã sáng tạo ứng dụng phòng chờ ảo - QQueue, cung cấp hệ thống xếp hàng trực tuyến, giảm thời gian chờ của bệnh nhân, hạn chế tình trạng tụ tập đông người nơi công cộng.

Đang cập nhật dữ liệu !