Hà Nội: Một số giải pháp phát triển nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới.

Phương hướng, nhiệm vụ trong phát triển sản xuất nông nghiệp, xây dựng NTM và nâng cao đời sống nông dân giai đoạn 2015 - 2020 của Thành phố Hà Nội và giải pháp để thực hiện.
Diện tích đất nông nghiệp của Thành phố Hà Nội hiện có khoảng 1.886,0 km2 (tương đương 188,6 nghìn ha) chiếm 56,34% tổng diện tích đất tự nhiên. Trong những năm qua, mặc dù giá trị sản xuất của ngành nông nghiệp chỉ chiếm 4 - 4,5% trong GDP của Thành phố, nhưng góp phần đáng kể vào việc thực hiện các nhiệm vụ kinh tế, chính trị - xã hội quan trọng của Thủ đô, như: đảm bảo cung cấp lương thực, thực phẩm cho khoảng 10 triệu người dân đang cư trú và công tác, học tập ở Hà Nội; đảm bảo việc làm và đời sống cho trên 3 triệu người trong độ tuổi lao động ở khu vực nông thôn (chiếm khoảng 58% lực lượng lao động của Thành phố); đóng góp tích cực vào Chương trình xây dựng nông thôn mới để tạo việc làm, nâng cao thu nhập, đời sống vật chất, và tinh thần cho dân cư ở khu vực nông thôn.

Những năm qua, trong bối cảnh còn nhiều khó khăn do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế làm suy giảm nguồn lực đầu tư cho phát triển nông nghiệp, nông thôn; Sản xuất nông nghiệp luôn phải đối mặt với điều kiện thời tiết, dịch bệnh ảnh hưởng lớn đến sản xuất, thu nhập, đời sống của nông dân. Song,được sự quan tâm chỉ đạo của Bộ Nông nghiệp và PTNT, Thành ủy, HĐND, UBND thành phố Hà Nội, cùng với sự nỗ lực của Sở Nông nghiệp và PTNT, các Sở, ban ngành và UBND các quận, huyện, thị xã, các doanh nghiệp cùng bà con nông dân nên 5 năm qua, tốc độ tăng trưởng bình quân của ngành nông nghiệp là 2,4%/năm, cao hơn so với chỉ tiêu đặt ra; đến nay giá trị sản xuất nông, lâm, thủy sản đạt 231 triệu đồng/ha, tăng 1,24 lần so với năm 2010. Cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp chuyển dịch theo hướng tích cực, giảm dần tỷ trọng trồng trọt, tăng tỷ trọng chăn nuôi, chế biến và dịch vụ nông nghiệp.

Hà Nội: Một số giải pháp phát triển nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới. - ảnh 1

Lúa chất lượng Hà Nội SX lúa chất lượng Bắc thơm 7

Cụ thể, Hà Nội xác định phương hướng, nhiệm vụ giai đoạn 2015 – 2020 là đối với lĩnh vực nông nghiệp đó là: Phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất nông nghiệp hàng hóa tập trung, ứng dụng công nghệ cao và kỹ thuật sản xuất tiên tiến, tạo ra sản phẩm sạch, chất lượng cao. Mở rộng các vùng chuyên canh, các vành đai xanh, nông nghiệp sinh thái và xây dựng các khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao theo quy hoạch; Ưu tiên phát triển lúa hàng hóa chất lượng cao, tăng sản xuất rau an toàn, hoa cây cảnh, cây ăn quả nhằm nâng cao hiệu quả canh tác. Phát triển chăn nuôi, thủy sản mô hình trang trại tập trung ngoài khu dân cư, bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm và môi trường sinh thái. Tăng nhanh đàn bò sữa, phát triển đàn bò thịt. Phát triển thủy sản theo hướng tập trung, thâm canh, tăng nhanh năng suất, phát triển bền vững. Gắn sản xuất với chế biến, tiêu thụ nông sản trên cơ sở phát triển mạnh các hình thức hợp tác, liên kết giữa hộ gia đình với các tổ chức tín dụng, tổ chức khoa học, công nghệ và doanh nghiệp. Khuyến khích tổ chức khép kín, liên kết giữa các khâu trong chuỗi giá trị để nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của sản phẩm hàng hóa; Phát triển quản lý, bảo vệ rừng sinh thái, cảnh quan du lịch, bảo tồn quỹ gen. Ưu tiên tập trung phát triển và tăng tỷ lệ rừng kinh tế trong tổng diện tích rừng của toàn Thành phố; nâng cao hiệu quả kinh tế của rừng trồng đáp ứng tiêu chí bền vững và phát triển dịch vụ môi trường.

Trong xây dựng nông thôn mới Hà Nội xác địnhMột là, xây dựng NTM theo quy hoạch, có kinh tế phát triển, đời sống vật chất tinh thần của người dân được nâng cao; cơ sở hạ tầng từng bước được đồng bộ, hiện đại; xã hội nông thôn ổn định, giàu bản sắc văn hóa, môi trường sinh thái và cảnh quan sạch đẹp, gắn kết hợp lý giữa phát triển nông nghiệp với công nghiệp, dịch vụ và đô thị. Huy động mạnh mẽ các nguồn lực, phát triển hạ tầng kinh tế, xã hội nông thôn; ưu tiên cải tạo, nâng cấp, phát triển các công trình hạ tầng thiết yếu phục vụ sản xuất, đời sống, bảo vệ môi trường. Có cơ chế, chính sách đặc thù về đầu tưcơ sở hạ tầng, hỗ trợ phát triển sản xuất vùng đồng bào dân tộc miền núi; Tiếp tục củng cố và nâng cao chất lượng hoạt động của hệ thống chính trị ở nông thôn. Thực hiện tốt nhiệm vụ quốc phòng, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn nông thôn.

Hà Nội: Một số giải pháp phát triển nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới. - ảnh 2

Trồng quất cảnh tại Thanh Trì, Hà Nội

 Hà Nội cần xác định việc chăm lo đời sống vật chất, tinh thần của nông dân Thủ đô với nhiệm vụ từng bước nâng cao thu nhập của nông dân, chú trọng giải quyết tốt vấn đề lao động, việc làm, đào tạo nghề cho lao động nông thôn. Đẩy nhanh tiến độ thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia, mục tiêu của Thành phố về giảm nghèo. Thường xuyên chăm lo, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nông dân, nhất là các hộ nghèo, các hộ cận nghèo và gia đình chính sách, các khu vực xa trung tâm Thành phố; Huy động đầu tư xây dựng, nâng cấp các công trình văn hóa, thể thao, hạ tầng thông tin, giải trí, thư viện nông thôn để từng bước nâng cao mức hưởng thụ văn hóa, tinh thần cho nông dân. Đẩy mạnh và nâng cao chất lượng phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa, xây dựng làng, xã văn hóa, thực hiện tốt nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội. Chú trọng, quan tâm công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân khu vực nông thôn, mở rộng hình thức bảo hiểm y tế tự nguyện cho nông dân,...

Hà Nội: Một số giải pháp phát triển nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới. - ảnh 3

Sản xuất rau an toàn tại Thanh Đa, Phúc Thọ, Hà Nội

Sở NN và PTNT Hà Nội đề ra các giải pháp thực hiện như sau:

Một là, Thành phố tiếp tục ban hành các văn bản chỉ đạo về phát triển sản xuất nông nghiệp, xây dựng NTM và nâng cao đời sống nông dân giai đoạn 2015 - 2020; tiếp tục rà soát, đánh giá lại hệ thống các văn bản quy định của Trung ương, Thành phố về cơ chế chính sách, quy định pháp luật liên quan đến phát triển sản xuất nông nghiệp và xây dựng NTM; nghiên cứu, đề xuất sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện những nội dung, cơ chế, chính sách chưa phù hợp, có cơ chế, chính sách ưu đãi đặc thù nhằm thu hút, tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế tham gia đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn.

Hai là, rà soát các quy hoạch, các chương trình, đề án, dự án phát triển nông nghiệp đã được phê duyệt để triển khai thực hiện tốt; chỉnh sửa, hoàn thiện lại các quy hoạch, chương trình, đề án không còn phù hợp với tình hình thực tế hiện nay cả về kinh tế, xã hội; xây dựng chương trình, đề án, dự án mới và thực hiện tốt chương trình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, đầu tư, nâng cấp cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp; tổ chức sản xuất ngành nông nghiệp theo vùng sản xuất hàng hóa chuyên canh tập trung; củng cố và phát triển các tổ chức hợp tác của nông dân trong sản xuất, tiêu thụ sản phẩm (HTX, Hội, Nhóm); phát huy vai trò nòng cốt của doanh nghiệp trong các chuỗi giá trị, trong sản xuất nông nghiệp và xây dựng NTM.

Ba là, nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác quản lý nhà nước về các sản phẩm giống, vật tư phục vụ sản xuất và sản phẩm nông lâm thủy sản,...Đẩy mạnh hoạt động hợp tác xúc tiến thương mại nông nghiệp trong nước và quốc tế để nghiên cứu, khảo sát, giao thương và mở rộng thị trường tiêu thụ nông sản. Xây dựng và phát triển các chuỗi liên kết tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn Thành phố và với các tỉnh thành trong cả nước; xây dựng thương hiệu và chỉ dẫn địa lý cho các sản phẩm nông nghiệp;tạo điều kiện cho việc kết nối giữa các doanh nghiệp phân phối với các đơn vị sản xuất, chế biến trong việc tiêu thụ nông sản,...

Bốn là, quan tâm, bố trí kinh phí đầu tư cho các chương trình, đề án phát triển nông nghiệp, NTM; nhất là nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; cải tạo hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp, xây dựng NTM; hạ tầng của vùng sản xuất chuyên canh tập trung; cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp; sơ chế, chế biến và bảo quản sản phẩm; tranh thủ nguồn vốn của các Bộ, ngành ở Trung ương; của các tổ chức trong và ngoài nước (ODA, FDI, NGO,...);vốn trong các Chương trình hợp tác song phương giữa thành phố Hà Nội và các tỉnh, thành phố của các nước về nông nghiệp và PTNT,...

Năm là, đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức và người lao động để đáp ứng nhu cầu phát triển nền nông nghiệp hiện đại và hội nhập quốc tế; đào tạo đội ngũ cán bộ, viên chức và người lao động ở cấp huyện về chuyên môn, nghiệp vụ để tham mưu cho chính quyền địa phương lựa chọn và triển khai các mô hình tổ chức sản xuất phù hợp với điều kiện kinh tế, xã hội của địa phương; đào tạo cán bộ cho doanh nghiệp, trang trại nông nghiệp; triển khai chương trình đào tạo nghề cho lao động nông thôn,...

Sáu là, để thực hiện được chỉ tiêu đến năm 2020 có 70-75% tổng số xã đạt chuẩn NTM, ngoài việc thực hiện đồng bộ các giải pháp nêu trên cần làm tốt công tác thông tin, tuyên truyền về chủ trương, đường lối của Đảng; chính sách và pháp luật của Nhà nước; mục đích, ý nghĩa, nội dungcủa các Chương trình, đề án liên quan đến phát triển nông nghiệp và xây dựng NTM tới toàn thể cán bộ, đảng viên và nhân dân; tập trung tháo gỡ khó khăn về nguồn vốn đầu tư cho sản xuất và xây dựng hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp và xây dựng NTM; Chỉ đạo thực hiện tốt việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi và ứng dụng tiến bộ KHKT mới, công nghệ cao vào sản xuất sau dồn điền đổi thửa; Xây dựng hệ thống chính trị cơ sở trong sạch, vững mạnh để thực hiện thắng lợi công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông dân, nông thôn Thủ đô.


Chu Phú Mỹ - Bí thư - Giám đốc Sở NN&PTNT

Đề xuất miễn visa cho khách thị trường trọng điểm

Bà Rịa - Vũng Tàu đề xuất miễn thị thực nhập cảnh đối với khách ở các thị trường trọng điểm như châu Âu, Bắc Mỹ, Australia.

Khách nhiễm Covid-19 cố tình giấu bệnh lên máy bay có thể bị cấm bay vĩnh viễn

Trước khi lên máy bay khách có xét nghiệm xác nhận bị nhiễm Covid-19 nhưng không khai báo trung thực có thể bị Vietnam Airlines cấm bay vĩnh viễn trên các chuyến bay của hãng.

VOV bổ nhiệm Phó giám đốc đài truyền hình kỹ thuật số VTC

Tổng Giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam đã quyết định bổ nhiệm ông Lương Minh Đức giữ chức Phó GĐ Đài Truyền hình Kỹ thuật số VTC, đồng thời tái bổ nhiệm ông Nguyễn Văn Bình tiếp tục giữ chức Phó GĐ Đài Truyền hình Kỹ thuật số VTC.

Bí thư Thành ủy Hà Nội Vương Đình Huệ làm trưởng đoàn ĐBQH TP Hà Nội

Sáng 18/ 2, Đoàn đại biểu Quốc hội Thành phố Hà Nội tổ chức họp đoàn kiện toàn chức danh Trưởng đoàn.

Bộ TT&TT điều động và bổ nhiệm 13 cán bộ lãnh đạo chủ chốt

Nhận định lần trao các quyết định giao nhiệm vụ quy mô lớn này là một sự kiện lịch sử của Bộ TT&TT, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cho rằng, với vị trí, nhiệm vụ mới, 13 cán bộ lãnh đạo các đơn vị sẽ có năng lượng mới để đóng góp tốt hơn cho Bộ, đất nước.

Tọa đàm Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh và Đảng CSVN với sự nghiệp văn hóa-VHNT VN

Buổi tọa đàm với diễn giả là GS. Phong Lê - Nguyên Viện trưởng Viện Văn học, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, diễn ra lúc 9h00 ngày 03/02/2020 tại Tầng 1 Tòa nhà chính Thư viện Quốc gia Việt Nam, 31 Tràng Thi, Hà Nội.

Đắk Lắk: Bệnh nhân bị đồn nhiễm virus corona là một tiếp viên hàng không

Liên quan đến thông tin trên mạng xã hội cho là "có người nhiễm corona tại Đắk Lắk", sáng 28/1, lãnh đạo BVĐK vùng Tây Nguyên cho biết, có một bệnh nhân bị sốt đang được điều trị tuy nhiên chưa thể kết luận có nhiễm virus corona hay không.

Đà Nẵng: Xuân 2020 hướng tới 22 dự án với tổng vốn đầu tư 1,7 tỉ USD

Các cơ quan hữu quan của Đà Nẵng đẩy nhanh việc giải quyết thủ tục đầu tư đối với các dự án đang xúc tiến để tại “Tọa đàm Mùa xuân 2020” có thể hướng tới 22 dự án đầu tư trong và ngoài nước với tổng vốn khoảng 1,715 tỉ USD

Tân Giám đốc Sở KH&CN Hà Nội Nguyễn Hồng Sơn

Sáng nay 20/1, Phó Chủ tịch UBND TP Ngô Văn Quý trao quyết định của Chủ tịch UBND TP Nguyễn Đức Chung bổ nhiệm Giám đốc Sở Khoa học & Công nghệ Hà Nội cho ông Nguyễn Hồng Sơn.

Bổ nhiệm Phó giám đốc Công an tỉnh Đắk Nông giữ chức Giám đốc Công an Lâm Đồng

Được sự ủy quyền của Bộ trưởng Bộ Công an, Thượng tướng Nguyễn Văn Thành đã trao quyết định điều động, bổ nhiệm Đại tá Lê Vinh Quy, Phó giám đốc Công an tỉnh Đắk Nông giữ chức vụ Giám đốc Công an tỉnh Lâm Đồng

Đang cập nhật dữ liệu !