Hà Nội: Giải pháp thực hiện khâu đột phá nhằm giảm ùn tắc giao thông và TNGT

Sở Giao thông vận tải Hà Nội đưa ra một số giải pháp xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông đô thị nhằm giảm ùn tắc và tai nạn giao thông trong nhiệm kỳ tới

Một trong những kết quả nổi bật mà Đảng bộ Thành phố Hà Nội trong nhiệm kỳ 2010- 2015 là đã chỉ đạo triển khai thực hiện có hiệu quả là Chương trình số 06-CTr/TU về đẩy mạnh công tác quy hoạch, xây dựng và quản lý đô thị Thành phố Hà Nội giai đoạn 2011 - 2015 và Chương trình số 07-CTr/TU về tập trung xây dựng hạ tầng kỹ thuật đô thị, bảo vệ và nâng cao chất lượng môi trường Thành phố Hà Nội giai đoạn 2011 - 2015. Hai chương trình này là bước cụ thể hóa Nghị quyết Đại hội lần thứ XV của Đảng bộ Thành phố Hà Nội và cũng là cụ thể hóa Nghị quyết số 13-NQ/TW Hội nghị lần thứ 4 của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ theo hướng hiện đại. Trong đó, thực hiện đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông vận tải thực sự đi trước một bước.

Với tinh thần ấy Thành phố Hà Nội đã phối hợp chặt chẽ với Bộ Giao thông Vận tải hoàn thành các dự án giao thông quan trọng do Bộ Giao thông vận tải làm Chủ đầu tư như: tuyến đường cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ - Ninh Bình; tuyến Hà Nội - Thái Nguyên; Hà Nội - Lào Cai; tuyến đường 5; Đường vành đai 3 trên cao; đường Nhật Tân - Nội Bài; nhà ga T2 - Cảng hàng không quốc tế Nội Bài... các cầu Vĩnh Thịnh, Phù Đổng 2, Nhật Tân. Thành phố cũng đã ưu tiên nguồn lực chủ động đầu tư xây dựng và hoàn thành một số công trình kết cấu hạ tầng giao thông quan trọng như cầu Đông Trù, đường 5 kéo dài; tuyến Quốc lộ 32; kết nối các đường vành đai 1, vành đai 2, vành đai 2,5; cầu Mỗ Lao, đường Trần Phú - Kim Mã và đặc biệt là sự chủ động, tích cực đi trước trong cả nước nghiên cứu xây dựng 07 cầu vượt bằng kết cấu thép tại các nút giao thông, đầu tư xây dựng Trung tâm điều khiển đèn tín hiệu giao thông kết nối 200 nút đèn tín hiệu giao thông và 400 camera giám sát giao thông tại các nút giao thông quan trọng. Hiện là Trung tâm điều khiển đèn tín hiệu và giám sát giao thông được Bộ Giao thông vận tải đánh giá là hiện đại nhất cả nước. Những công trình này đã nâng cao năng lực giao thông của Thủ đô Hà Nội góp phần quan trọng vào việc giảm ùn tắc giao thông từ 124 điểm năm 2011 xuống còn 46 điểm năm 2014, giảm tai nạn giao thông trên cả 03 tiêu chí và góp phần quan trọng vào việc phát triển kinh tế - xã hội đảm bảo an ninh quốc phòng trên địa bàn Thành phố Hà Nội. Tạo nên cảnh quan đô thị của Thủ đô Hà Nội văn minh, hiện đại hơn.

Hà Nội: Giải pháp thực hiện khâu đột phá nhằm giảm ùn tắc giao thông và TNGT - ảnh 1

Tuyến cao tốc Hà Nội- Cầu Giẽ

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được có thể nói là rất cơ bản và quan trọng, việc đầu tư kết cấu hạ tầng đô thị nói chung và kết cấu hạ tầng giao thông vận tải nói riêng vẫn còn tồn tại khó khăn, vướng mắc do nguồn vốn đầu tư từ ngân sách còn hạn chế, việc suy thoái kinh tế cũng ảnh hưởng đến nguồn lực đầu tư xã hội, dẫn đến các công trình còn chậm tiến độ, các tuyến đường vành đai 1, vành đai 2, vành đai 3 còn chưa được kết nối hoàn chỉnh, các tuyến xe buýt nhanh vận chuyển khối lượng lớn (BRT) và đường sắt đô thị chưa được đưa vào sử dụng, phương tiện giao thông cá nhân vẫn có chiều hướng tăng nhanh, ý thức người tham gia giao thông còn hạn chế, vì vậy tình hình ùn tắc giao thông, tai nạn giao thông trên địa bàn thành phố trong thời gian qua vẫn còn diễn biến phức tạp, đây là vấn đề mà Đảng bộ Khối các cơ quan Thành phố và Ngành Giao thông vận tải Hà Nội phải tiếp tục nghiên cứu, tham mưu cho Thành ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân thành phố giải quyết trong nhiệm kỳ tới.

Trong dự thảo báo cáo chính trị của Ban chấp hành Đảng bộ Thành phố trình tại Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ XVI đã xác định: “phát triển đồng bộ, hiện đại hóa từng bước kết cấu hạ tầng đô thị và nông thôn” là một trong ba khâu đột phá, trong đó ưu tiên đầu tư hệ thống hạ tầng giao thông, phục vụ phát triển đô thị, tập trung phát triển giao thông công cộng, xây dựng lộ trình từng bước hạn chế phương tiện giao thông cá nhân sau năm 2020, nhằm giảm ùn tắc giao thông. Hoàn thành đưa vào sử dụng 02 tuyến đường sắt đô thị: Hà Đông - Cát Linh, Nhổn - Ga Hà Nội, triển khai các tuyến đường sắt đô thị còn lại. Cơ bản hoàn thành các tuyến đường vành đai 1 (Hoàng Cầu - Giảng Võ), vành đai 2 (Ngã tư Vọng - Vĩnh Tuy), vành đai 2 trên cao (Vĩnh Tuy - Ngã Tư Sở). Cải tạo, nâng cấp các trục hướng tâm như: QL6, Hoàng Quốc Việt kéo dài... tiếp tục xây dựng, hiện đại hóa hệ thống quản lý, điều hành giao thông công cộng và Quy hoạch, xây dựng đồng bộ kết cấu hạ tầng giao thông ở ngoại thành để thực hiện chuyển dần các cơ sở sản xuất công nghiệp, trường đại học, các trung tâm, viện nghiên cứu và các bệnh viện ra khỏi khu vực nội thành. Điều này cũng phù hợp với định hướng trong dự thảo Báo cáo Chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng là: Xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng Kinh tế - Xã hội, ưu tiên và đa dạng hóa hình thức đầu tư cho các lĩnh vực trọng tâm xây dựng hạ tầng giao thông đồng bộ, có trọng điểm, kết nối giữa các Trung tâm Kinh tế lớn và giữa các trục giao thông đầu mối. Đây là nhiệm vụ hết sức nặng nề, khó khăn phức tạp liên quan đến rất nhiều hộ dân trong diện giải phóng mặt bằng và đòi hỏi nguồn vốn đầu tư rất lớn.

Hà Nội: Giải pháp thực hiện khâu đột phá nhằm giảm ùn tắc giao thông và TNGT - ảnh 2

Nhà ga T2- Sân bay Quốc tế Nội Bài

Để hoàn thành tốt nhiệm vụ này, Sở Giao thông vận tải Hà Nội đã đưa ra một số giải pháp như sau:

1. Tiếp tục chủ động trong việc phối hợp với Bộ Giao thông Vận tải và các tỉnh trong khu vực kinh tế trọng điểm phía Bắc rà soát hoàn thiện quy hoạch phát triển kết cấu hạ tầng giao thông Hà Nội trên cơ sở phù hợp nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến 2030 tầm nhìn 2050, phù hợp với quy hoạch phát triển giao thông vận tải Việt Nam và quy hoạch vùng Thủ đô để trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

2. Căn cứ quy hoạch phát triển giao thông vận tải Thành phố Hà Nội được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, lựa chọn các công trình giao thông quan trọng để sắp xếp thứ tự ưu tiên đầu tư xây dựng phù hợp với khả năng huy động nguồn lực đầu tư trong giai đoạn 2016 - 2020 đảm bảo tính khả thi và tính kết nối, nhằm phát huy tốt nhất hiệu quả đầu tư trong khu vực Thành phố Hà Nội, đồng thời tạo sự liên kết và phát triển kinh tế của khu vực trọng điểm phía Bắc và việc phát triển kinh tế vùng Thủ Đô.

3. Tiếp tục đổi mới công tác chỉ đạo, tổ chức thực hiện phân công, phân cấp hợp lý trong lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản nói chung và đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông nói riêng, đảm bảo tính đồng bộ thống nhất giữa các chủ đầu tư cấp Thành phố và sự chủ động của các chủ đầu tư cấp quận, huyện, trong đó việc chuẩn bị quỹ nhà tái định cư phục vụ công tác giải phóng mặt bằng phải được tính toán cụ thể và đi trước một bước.

4. Hoàn thiện cơ chế quản lý, khuyến khích và thu hút nguồn vốn xã hội đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông theo hình thức PPP, BT, BOT... cùng với việc tăng cường công tác kiểm tra, giám sát để nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác đầu tư và việc quản lý khai thác, sử dụng sau đầu tư. Đặc biệt là các công trình giao thông hiện đại như các tuyến đường sắt đô thị, đảm bảo việc vận hành tuyệt đối an toàn và hiệu quả.

5. Mở rộng và nâng cao chất lượng vận tải hành khách công cộng có lộ trình và các biện pháp thích hợp (cả biện pháp hành chính và kinh tế) nhằm từng bước tăng tỷ lệ hành khách sử dụng giao thông công cộng, hạn chế giao thông cá nhân, nhất là xe máy tại một số khu vực trung tâm và một số tuyến đường đã tổ chức tốt phương tiện giao thông công cộng.

6. Xây dựng lộ trình và có bước đi thích hợp trong việc xây dựng hệ thống giao thông thông minh cho Thủ đô Hà Nội. Trong đó tập trung ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý, điều hành hệ thống giao thông thành phố trọng tâm là ứng dụng công nghệ thông tin để kết nối đèn tín hiệu giao thông, camera giám sát giao thông tại các nút giao thông và các tuyến đường trọng điểm. Kết nối và quản lý phương tiện giao thông công cộng, xe buýt, xe khách liên tỉnh, xe taxi...bằng hệ thống định vị GPS để quản lý đảm bảo việc chấp hành pháp luật giao thông và trật tự an toàn giao thông của lái xe và doanh nghiệp vận tải hành khách công cộng.

7.Tiếp tục nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác thông tin, tuyên truyền động viên, khuyến khích các hộ dân trong diện giải phóng mặt bằng chấp hành tốt chủ trương giải phóng mặt bằng theo đúng các quy định của pháp luật tạo điều kiện đẩy nhanh tiến độ xây dựng các công trình giao thông.

- Công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật về trật tự an toàn giao thông, kết hợp với việc xử lý nghiêm đối với các hành vi vi phạm Luật Giao thông từng bước xây dựng nếp sống tự giác chấp hành pháp luật về giao thông. Xây dựng văn hóa giao thông của người dân Thủ đô Hà Nội.

Ông Vũ Văn Viện - Giám đốc Sở Giao thông vận tải Hà Nội

Đề xuất miễn visa cho khách thị trường trọng điểm

Bà Rịa - Vũng Tàu đề xuất miễn thị thực nhập cảnh đối với khách ở các thị trường trọng điểm như châu Âu, Bắc Mỹ, Australia.

Khách nhiễm Covid-19 cố tình giấu bệnh lên máy bay có thể bị cấm bay vĩnh viễn

Trước khi lên máy bay khách có xét nghiệm xác nhận bị nhiễm Covid-19 nhưng không khai báo trung thực có thể bị Vietnam Airlines cấm bay vĩnh viễn trên các chuyến bay của hãng.

VOV bổ nhiệm Phó giám đốc đài truyền hình kỹ thuật số VTC

Tổng Giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam đã quyết định bổ nhiệm ông Lương Minh Đức giữ chức Phó GĐ Đài Truyền hình Kỹ thuật số VTC, đồng thời tái bổ nhiệm ông Nguyễn Văn Bình tiếp tục giữ chức Phó GĐ Đài Truyền hình Kỹ thuật số VTC.

Bí thư Thành ủy Hà Nội Vương Đình Huệ làm trưởng đoàn ĐBQH TP Hà Nội

Sáng 18/ 2, Đoàn đại biểu Quốc hội Thành phố Hà Nội tổ chức họp đoàn kiện toàn chức danh Trưởng đoàn.

Bộ TT&TT điều động và bổ nhiệm 13 cán bộ lãnh đạo chủ chốt

Nhận định lần trao các quyết định giao nhiệm vụ quy mô lớn này là một sự kiện lịch sử của Bộ TT&TT, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cho rằng, với vị trí, nhiệm vụ mới, 13 cán bộ lãnh đạo các đơn vị sẽ có năng lượng mới để đóng góp tốt hơn cho Bộ, đất nước.

Tọa đàm Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh và Đảng CSVN với sự nghiệp văn hóa-VHNT VN

Buổi tọa đàm với diễn giả là GS. Phong Lê - Nguyên Viện trưởng Viện Văn học, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, diễn ra lúc 9h00 ngày 03/02/2020 tại Tầng 1 Tòa nhà chính Thư viện Quốc gia Việt Nam, 31 Tràng Thi, Hà Nội.

Đắk Lắk: Bệnh nhân bị đồn nhiễm virus corona là một tiếp viên hàng không

Liên quan đến thông tin trên mạng xã hội cho là "có người nhiễm corona tại Đắk Lắk", sáng 28/1, lãnh đạo BVĐK vùng Tây Nguyên cho biết, có một bệnh nhân bị sốt đang được điều trị tuy nhiên chưa thể kết luận có nhiễm virus corona hay không.

Đà Nẵng: Xuân 2020 hướng tới 22 dự án với tổng vốn đầu tư 1,7 tỉ USD

Các cơ quan hữu quan của Đà Nẵng đẩy nhanh việc giải quyết thủ tục đầu tư đối với các dự án đang xúc tiến để tại “Tọa đàm Mùa xuân 2020” có thể hướng tới 22 dự án đầu tư trong và ngoài nước với tổng vốn khoảng 1,715 tỉ USD

Tân Giám đốc Sở KH&CN Hà Nội Nguyễn Hồng Sơn

Sáng nay 20/1, Phó Chủ tịch UBND TP Ngô Văn Quý trao quyết định của Chủ tịch UBND TP Nguyễn Đức Chung bổ nhiệm Giám đốc Sở Khoa học & Công nghệ Hà Nội cho ông Nguyễn Hồng Sơn.

Bổ nhiệm Phó giám đốc Công an tỉnh Đắk Nông giữ chức Giám đốc Công an Lâm Đồng

Được sự ủy quyền của Bộ trưởng Bộ Công an, Thượng tướng Nguyễn Văn Thành đã trao quyết định điều động, bổ nhiệm Đại tá Lê Vinh Quy, Phó giám đốc Công an tỉnh Đắk Nông giữ chức vụ Giám đốc Công an tỉnh Lâm Đồng

Đang cập nhật dữ liệu !