GS Nguyễn Thanh Liêm: “Tự hào vì người Việt có thể làm khoa học ở trình độ quốc tế”

Có niềm đam mê lớn, được đào tạo bài bản cùng khả năng tự học tuyệt vời – tất cả những điều này đã giúp GS Nguyễn Thanh Liêm, Viện trưởng Viện nghiên cứu Tế bào gốc & Công nghệ Gen Vinmec đã chinh phục và phá vỡ nhiều giới hạn trong nghiên cứu y học.
GS Nguyễn Thanh Liêm: “Tự hào vì người Việt có thể làm khoa học ở trình độ quốc tế” - ảnh 1

Muốn làm khoa học, phải rèn luyện công phu

GS đã có một sự nghiệp nghiên cứu khoa học đồ sộ với những thành quả vang dội. Ngoài đam mệ và kiên trì, GS chắc hẳn phải có “bí quyết” nào đó?

Việc nghiên cứu khoa học cũng như đi bơi. Nếu chỉ bơi năm, bảy mét thì không cần học, đẩy xuống nước vùng vẫy một lúc cũng bơi được. Nhưng muốn bơi xa, bơi ở biển lớn thì phải được đào tạo rèn luyện công phu, bài bản. Nếu muốn nghiên cứu khoa học phải học nghiên cứu một cách chính quy qua các lớp đào tạo hoặc tự học một cách nghiêm túc. Tôi đã trải qua 2 con đường đó và rất sớm. Năm 32 tuổi, tôi đã may mắn được tiếp xúc không khí nghiên cứu khoa học cùng các giáo sư Thụy Điển. (Ở thời tôi tuổi đó là sớm, với các bạn bây giờ thì không còn sớm vì các bạn có điều kiện rộng mở, Internet rất phát triển).

Khi đó tôi còn làm lâm sàng nên chưa học được nhiều, nhưng sau đó là quá trình tự học. Ra nước ngoài đến thư viện nào tôi cũng tìm đọc sách về nghiên cứu khoa học, người ta dạy rất chi tiết, kể cả cách viết 1 bài báo. (Vì không biết điều này nên hiện giờ rất nhiều anh em có số liệu nhưng không biết viết bài báo, bị hội đồng phản biện trả lại).

Rồi tôi học qua các hội nghị/hội thảo khoa học. Anh em nào chăm chỉ thì tham dự đến cuối cùng, nhưng không phải ai cũng ý thức được đây là dịp giao lưu học hỏi. Diễn giả giảng bài có tên tuổi, giờ giải lao mình đến trò chuyện. Sau đó thì duy trì liên lạc. Họ là người có thể giúp cho mình các ý tưởng, hiệu đính các bài báo và có thể mời họ sang Việt Nam giảng bài. Các bài giảng và những câu chuyện bên lề sẽ giải đáp các thắc mắc, từ đó có thể lóe lên những tia sáng và định hướng cho nghiên cứu.

GS Nguyễn Thanh Liêm: “Tự hào vì người Việt có thể làm khoa học ở trình độ quốc tế” - ảnh 2

Ngoài phương pháp, theo GS, còn những yếu tố quan trọng nào khác quyết định sự thành công của quá trình nghiên cứu khoa học?

Ham muốn làm khoa học của từng người phụ thuộc vào sự giáo dục từ nhỏ, sự bồi đắp sự tìm tòi, sáng tạo. Tuy nhiên, để kích thích sự ham muốn tìm tòi, sáng tạo thì xã hội nói chung và tổ chức phải coi trọng và đánh giá cao, dành cho công tác nghiên cứu khoa học sự ghi nhận xứng đáng.

Chỉ khoa học mới đem lại sự đột phá vì có thể mang lại thay đổi cuộc sống cho cả triệu người. Vì thế rất nhiều trường đại học ở nước ngoài coi nghiên cứu khoa học là một tiêu chí bắt buộc để đánh giá. Mỗi Tiến sĩ phải có 1 công trình nghiên cứu. 2 năm mà Giáo sư không có bài báo khoa học thì phải đi chỗ khác. Số công trình nghiên cứu xuất bản là tiêu chuẩn hàng đầu để xếp hạng trường Đại học trên thế giới.

Các giải thưởng lớn về nghiên cứu khoa học của GS Nguyễn Thanh Liêm:

Năm 2019: Là 1 trong 2 nhà khoa học Việt Nam lọt TOP 100 nhà khoa học tiêu biểu của Châu Á (Asian Scientist)

Năm 2018: Giải thưởng Nikkei vì những cống hiến trong lĩnh vực phẫu thuật nội soi nhi khoa và ghép tế bào gốc góp phần đem lại sự thay đổi cho cuộc sống người dân châu Á.

Năm 2012, Giải thưởng Nhân tài đất Việt cho công trình "Cụm công trình nghiên cứu phẫu thuật nội soi trẻ em”

Năm 2008: Được phong tặng danh hiệu Anh hùng lao động thời kỳ đổi mới

Năm 2005: Giải thưởng Hồ Chí Minh cho cụm công trình ghép tạng

Năm 1999: Giải nhất Giải thưởng khoa học sáng tạo VIFOTEC

Nghiên cứu khoa học là ngọn đuốc dẫn đường, đòi hỏi sự dấn thân. Tại Viện Nghiên cứu tế bào gốc công nghệ gen Vinmec, GS đang có chính sách nào để xây dựng đội ngũ kế cận và thúc đẩy ngọn lửa nghiên cứu ở các nhà khoa học trẻ?

Tôi “ép” các anh em mỗi tuần phải gửi cho tôi 1 bài tóm tắt về vấn đề gì đó, để buộc họ đọc sách. Người làm nghiên cứu phải coi đọc sách là nhu cầu bức thiết, không đọc thì thấy bứt rứt không yên. Lúc nào cũng phải đau đáu, luôn trăn trở, luôn tìm tòi thì mới là làm khoa học.

Trong tiếng Anh, “search” nghĩa là tìm kiếm, “research” nghĩa là tìm đi tìm lại. Khi tìm đi tìm lại một cái gì thì là nghiên cứu. Và phải tìm đi tìm lại, bạn mới thấy được điều gì đó mà người khác chưa thấy. Đó chính là cốt lõi của nghiên cứu khoa học.

GS có lần đã chia sẻ rằng các công trình nghiên cứu không phải là điều ông tự hào nhất. Vậy với một người đã dành trọn tâm huyết cho nghiên cứu khoa học, điều gì đặc biệt hơn có thể làm ông tự hào?

Điều tôi tự hào là đã chứng minh được rằng người Việt Nam có thể làm khoa học được ở trình độ quốc tế. Người Việt Nam không phải mặc cảm, tự ti là chỉ có mời chuyên gia nước ngoài đến giảng bài mà ngược lại các nhà khoa học Việt Nam có thể đi dạy, đi mổ ở nước ngoài.

GS Nguyễn Thanh Liêm: “Tự hào vì người Việt có thể làm khoa học ở trình độ quốc tế” - ảnh 3

GS Nguyễn Thanh Liêm vừa trở thành 1 trong 2 nhà khoa học của Việt Nam lọt vào danh sách 100 nhà khoa học tiêu biểu của Châu Á năm 2019 (Asian Scientist 2019) do Tạp chí Khoa học châu Á (Singapore) bình chọn.

Điều tôi tự hào nữa là có thể khơi gợi được những đốm lửa nghiên cứu khoa học cho các nhà khoa học trẻ ở Vinmec, khi mà các bạn đã bắt đầu quen với tinh thần “tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối”. Số lượng các bài báo nghiên cứu khoa học công bố ở nước ngoài còn chưa nhiều, nhưng cũng đã bắt đầu có trong 1 – 2 năm gần đây. Có sự thúc đẩy và được truyền cảm hứng có thể tạo ra cơ sở để Vinmec làm tốt nghiên cứu khoa học và có những cống hiến đột phá trong tương lai.

Xin cảm ơn giáo sư!

GS.TS Nguyễn Thanh Liêm đã tiến hành phẫu thuật nội soi ở trẻ em từ năm 1997 và đã đưa phẫu thuật nội soi trẻ em Việt Nam phát triển ngang tầm với các trung tâm tiên tiến nhất trên thế giới. Ông đã đóng góp 9 kỹ thuật mổ nội soi mới cho chuyên ngành phẫu thuật Nhi thế giới.

Giáo sư là tác giả của hơn 200 công trình nghiên cứu khoa học Y học xuất bản trong và ngoài nước. Ông được mời viết chương U nang ống mật chủ cho sách giáo khoa của Anh và của Mỹ.

Mới đây nhất, GS Liêm cùng các cộng sự tại Viện Nghiên cứu Tế bào gốc và Công nghệ gen Vinmec đã công bố nghiên cứu chấn động về giải trình tự bộ gen người Việt, thu hút sự chú ý đặc biệt của cộng đồng khoa học, mang tới tiềm năng to lớn trong việc dự phòng, chẩn đoán, phát hiện sớm và điều trị hiệu quả các bệnh lý nguy hiểm như ung thư, chuyển hóa và đáp ứng với thuốc điều trị, các bệnh di truyền, chuyển hóa, thoái hóa thần kinh (Parkinson, Alzeimer..)…

GS Nguyễn Thanh Liêm là một trong những nhà khoa học tiên phong trong lĩnh vực tế bào gốc tại Việt Nam. Trong những năm qua, ông và các cộng sự tại Vinmec đã hoàn thành 2 công trình nghiên cứu về ghép tế bào gốc thành công cho trẻ em bại não và tự kỉ, mở ra hy vọng cho nhiều trẻ em bị hai bệnh nan y này. Ông là người đầu tiên trên thế giới thực hiện thành công ghép tế bào gốc điều trị xơ phổi ở trẻ sơ sinh và rối loạn đại tiện ở trẻ bị thoát vị màng não tủy. Ngoài ra, ông và đồng nghiệp cũng đã thực hiện thành công nhiều ca ghép tế bào gốc điều trị một số bệnh như đa u tủy, liệt tủy do chấn thương cột sống, teo đường mật bẩm sinh, thoái hóa khớp gối, xơ gan... Hiện nay, GS.TS Nguyễn Thanh Liêm cùng đồng nghiệp tại Viện nghiên cứu Tế bào gốc và Công nghệ gen Vinmec đang tiếp tục triển khai các nghiên cứu quan trọng về ghép tế bào gốc cải thiện nội tiết tố sinh dục và đái tháo đường…

TT (Thực hiện)

Nữ sinh Hà Nội xinh đẹp trúng tuyển đại học hàng đầu châu Á

Nộp hồ sơ vào đại học của Singapore, nơi vốn đề cao các thành tích học thuật nhưng Hà Linh tự nhận điểm số của mình không quá xuất sắc. Vì thế, nữ sinh cố gắng thuyết phục hội đồng tuyển sinh bằng cách thể hiện các ưu điểm ở con người mình.

'Hình phạt của cô giáo thay đổi cả cuộc đời tôi'

Thay vì đình chỉ học tạm thời hay yêu cầu những học sinh phạm lỗi viết bản kiểm điểm, cô giáo đã phạt bằng cách yêu cầu tôi tưới cây mỗi ngày.

Cô giáo Nguyệt 'Chúng ta của 8 năm sau' ngày càng đẹp và sexy

Quỳnh Kool - cô giáo Nguyệt 'Chúng ta của 8 năm sau' được khen ngày càng xinh đẹp, vóc dáng chuẩn và eo thon hơn trước.

Bi hài cho con học năng khiếu ngày hè: 2 năm chơi được 'nhõn' 2 bản nhạc

Kỳ nghỉ hè luôn là quãng thời gian yêu thích đối với học sinh. Tuy nhiên, làm thế nào để các con có một kỳ nghỉ hè bổ ích, đúng nghĩa sau một năm học căng thẳng vẫn là điều băn khoăn của không ít phụ huynh.

Cuộc đua khốc liệt vào lớp 10: Con ôn thi, cả nhà phải ‘đi nhẹ, nói khẽ’

Kỳ thi vào lớp 10 tại Hà Nội năm nay tiếp tục "tăng nhiệt" khi số thí sinh tăng, tỷ lệ chọi cao. Đồng hành cùng con trong kỳ thi này, nhiều phụ huynh thừa nhận, họ áp lực hơn cả thí sinh.

Mai Phương Thuý đã 'ở trong lồng', NSND Thu Hà trẻ đẹp tuổi 55

Mai Phương Thuý khoe hình ảnh mới kèm thông báo đã 'ở trong lồng'; NSND Thu Hà xinh đẹp tuổi 55.

'Ngọc nữ bolero' Lily Chen ngày càng quyến rũ, lên chức ở tuổi 29

Lily Chen - 'Ngọc nữ bolero' - khoe dáng thon, gợi cảm trong bộ ánh mới đánh dấu lên chức 'bà chủ' ở tuổi 29.

Nữ sinh Nghệ An hỏi cách nói giọng Bắc, MC Khánh Vy xử trí bất ngờ

Một nữ sinh người dân tộc ở Nghệ An đã hỏi MC Khánh Vy cách làm sao để có thể nói giọng Bắc hay, qua đó giúp bản thân tự tin hơn tại ngày hội sinh viên các dân tộc do trường ĐH Sư phạm Hà Nội tổ chức mới đây.

'Nói không' với trung tâm, mẹ dạy từ số 0 đến thuyết trình tiếng Anh trôi chảy

Vì tính chất công việc bận rộn, chị Huyền từng có ý định gửi gắm con vào các trung tâm tiếng Anh. Nhưng tham khảo nhiều nơi, không có lộ trình nào khiến chị cảm thấy phù hợp. Cuối cùng, bà mẹ này quyết định tự đồng hành cùng con tại nhà.

NSND Thu Hà giản dị vẫn đẹp đến nao lòng, Ngọc Anh 'Phố trong làng' bikini sexy

NSND Thu Hà chia sẻ ảnh chụp cảnh đẹp trong ngày đầu nghỉ lễ ở Hà Nội. Diễn viên Ngọc Anh khoe thân hình gợi cảm trong bộ bikini đỏ rực trên biển.

Đang cập nhật dữ liệu !