Góp nhiều thành dâu ngoan, góp ít thành dâu hư?

Lẽ ra mẹ chồng tôi nên nhìn nhận công sức của con dâu theo cách “người có tiền kẻ có công” mà đối xử công bằng. Nhưng bà đã không làm như vậy mà thường xuyên chê trách tôi...

Bố mẹ chồng sinh được hai con trai, chồng tôi là con thứ. Cả vợ chồng tôi và vợ chồng anh cả đều sống chung với ông bà. Mẹ chồng tôi quán triệt không có chuyện nhà chung cơm riêng nên mỗi cặp vợ chồng có nghĩa vụ đóng góp một khoản cho mẹ chồng trang trải chi phí sinh hoạt chung hàng tháng. Để công bằng, bà quy định mức đóng góp bằng nhau cho mỗi cặp vợ chồng và chúng tôi cứ thế mà thực hiện.

Thời gian đầu mọi chuyện đều êm đẹp, dù lương không cao như vợ chồng anh cả nhưng vợ chồng tôi vẫn cố gắng góp tiền hàng tháng đầy đủ cho bố mẹ. Nhưng sau này tôi cảm thấy mẹ chồng có sự phân biệt đối xử giữa hai nàng dâu với nhau. Trước đây, bà lúc nào cũng thể hiện sự công bằng đối với tôi và chị dâu. Nhưng giờ đây, mẹ chồng luôn tỏ thái độ vui vẻ, bênh vực chị dâu, còn tôi thường nhận lại sự chê trách. Tôi âm thầm tìm hiểu nguyên nhân và phát hiện ra nguồn cơn xuất phát từ việc chị dâu cả đưa thêm tiền sinh hoạt cho mẹ chồng hàng tháng. Một lần tôi ý tứ hỏi chị dâu mẹ tăng mức đóng góp từ lúc nào mà tôi không hay biết. Chị dâu trả lời:

- Mẹ không tăng tiền nhưng từ ngày chồng chị chuyển công việc mới có thu nhập khá, anh chị hàng tháng góp thêm cho mẹ một ít để bà chi tiêu thoải mái hơn. Cô chú không có thì cứ góp theo mức mẹ quy định.

Góp nhiều thành dâu ngoan, góp ít thành dâu hư? - ảnh 1
Ảnh minh họa

Việc anh chị làm xuất phát từ mục đích tốt nhưng lại vô tình khiến mẹ chồng tôi hình thành sự yêu ghét đối với con dâu đưa tiền nhiều và con dâu đưa tiền ít. Vợ chồng tôi là công nhân, lương ba cọc ba đồng, ngoài số tiền góp cho mẹ chồng, tôi chỉ còn lại một ít để nuôi con nhỏ. Kinh tế eo hẹp nhưng vợ chồng tôi đều không có thời gian làm thêm bên ngoài như anh chị nên chẳng có nguồn thu phụ nào. Do đó, dù tôi có muốn đưa thêm tiền cho mẹ chồng cũng không thể. Mẹ chồng không hiểu, cho rằng tôi keo kiệt không được thơm thảo như con dâu cả.

Không ít lần, tôi nghe hàng xóm kể chuyện mẹ chồng luôn khen dâu cả và chê dâu thứ. Bà nay khoe dâu cả tháng này đưa tiền nhiều, còn mua biếu bà món này món khác, còn dâu thứ thì quanh năm suốt tháng không hề quan tâm đến bà. Càng nghe tôi càng ấm ức, có thể hàng tháng tôi không có tiền biếu bà nhưng bù lại mọi việc dọn dẹp, nội trợ trong nhà tôi đều chăm chỉ hơn chị dâu rất nhiều. Lẽ ra mẹ chồng tôi nên nhìn nhận công sức của con dâu theo cách “người có tiền kẻ có công” mà đối xử công bằng. Nhưng bà đã không làm như vậy mà thường xuyên coi thường, chê trách tôi.

Điều tủi thân nhất là càng ngày mẹ chồng càng thể hiện sự phân biệt đối xử, thái độ yêu ghét rõ ràng giữa hai con dâu. Nhiều lần tôi nói chuyện với chồng nhờ anh lên tiếng nói cho mẹ hiểu. Nhưng anh vừa mở lời cũng bị bà mắng xối xả. Chồng tôi vì thế mà có hiềm khích với mẹ. Kết quả vợ chồng tôi ngày càng bị bà đối xử ghẻ lạnh.

Chẳng lẽ đúng như người ta vẫn nói có tiền thì mới có tình sao?

Lê Thu Hương
(Định Công, Hoàng Mai, HN)/Báo Phụ nữ Thủ đô

Chuyện cảm động phía sau tấm ảnh phục dựng gia đình đủ 4 người ở Làng Nủ

Sau trận lũ quét kinh hoàng xảy ra tại thôn Làng Nủ, em Hoàng Xuân Phúc (14 tuổi) đã mất đi cả bố và mẹ. Mong muốn của Phúc là có một bức ảnh đầy đủ 4 thành viên trong gia đình.

Chị dâu tặng vòng vàng dịp kỷ niệm ngày cưới, tôi đi bán mới phát hiện sự thật

Không tin vào những gì mình nghe được, tôi đã mang chiếc vòng vàng được chị dâu tặng đến 3 cửa hàng khác nhau để kiểm tra.

Cô gái Bình Phước ngồi xe lăn vào lễ đường, nhiều người rơi nước mắt

Đám cưới của Nhung có nhiều điều đặc biệt. Cô được bố đẻ bế ra trao cho chú rể. Khoảnh khắc chú rể đẩy xe lăn, đưa cô dâu tiến vào lễ đường nhiều người cảm động rơi nước mắt.

Bé trai 1 ngày tuổi bị bỏ lại giữa ngày mưa, mảnh giấy viết vội lời chua xót

Người mẹ đã bỏ lại bé trai 1 ngày tuổi ở ven đường kèm theo mảnh giấy viết tay với những lời chua xót.

'Nhìn danh sách ủng hộ của xóm nghèo, giật mình tưởng đọc nhầm con số'

Hay tin người dân miền Bắc oằn mình trong bão lũ, người dân Sơn Trình không ai bảo ai, tự nguyện góp tiền ủng hộ.

Cô gái bỏ việc tiếp viên hàng không, thực hiện ước mơ dành tặng người cha mù

Bỏ việc tiếp viên hàng không, chị Phạm Thị Kim Hằng xây dựng mô hình tạo việc làm cho người yếu thế. Đó chính là ước mơ của chị dành tặng người cha mù đã quá cố.

Hẻm độc lạ ở TPHCM, người dân không uống bia rượu, mỗi năm nhịn ăn 1 tháng

Tại con hẻm được nhận định là độc lạ nhất TPHCM, người dân không chỉ không uống rượu bia mà trong năm còn nhịn ăn, nhịn uống khi có ánh mặt trời suốt 1 tháng.

Mẹ chồng đi 1.200km về nhà thông gia đón cháu, con dâu bật khóc vì cảm động

Khoảnh khắc biết mẹ chồng đi 1.200km về đón cháu, Mơ (tên ở nhà là Nguyên) rưng rưng xúc động. Cô vừa thương mẹ chồng vất vả vừa cảm động trước tấm lòng yêu con thương cháu của bà.

Em bán mảnh đất vườn, anh trai chở mẹ đến đòi 200 triệu dưỡng già

Dù có công khai hoang nhưng tôi chỉ được thừa kế một mảnh vườn ở xa, còn phần lớn đất đai giá trị cha mẹ đều sang tên cho anh trai.

Cha 70 tuổi lấy vợ mới, các con về một phe kiên quyết đòi lại gia tài

Dù đã được chia gia tài nhưng khi biết cha lấy vợ mới và bán đất dưỡng già, các con ông Hai đâm đơn, đòi lại phần tài sản của mẹ.

Đang cập nhật dữ liệu !