Bộ GD&ĐT thông tin vụ đình chỉ Hiệu trưởng ĐH Tôn  Đức Thắng

Tại buổi họp báo thường kỳ Quý III, Bộ GD&ĐT đã thông tin về việc cơ quan chủ quản đình chỉ chức vụ Hiệu trưởng Trường Đại học Tôn Đức Thắng với TS Lê Vinh Danh có đúng hay không.

Vừa qua, TS Lê Vinh Danh - Hiệu trưởng Trường Đại học Tôn Đức Thắng bị Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đình chỉ chức vụ 90 ngày để kiểm điểm, xem xét xử lý trách nhiệm về mặt chính quyền.

Tuy nhiên, có nhiều ý kiến thắc mắc việc cơ quan chủ quản đình chỉ chức vụ của hiệu trưởng có đúng luật không khi Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Giáo dục Đại học quy định việc bổ nhiệm hay miễn nhiệm hiệu trưởng là do hội đồng trường quyết định.

{keywords}
Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Văn Phúc trả lời về vấn đề của Đại học Tôn Đức Thắng.

Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Văn Phúc cho biết Bộ GD&ĐT đã thực hiện tổng kết thí điểm tự chủ ở 23 trường đại học và cho thấy việc thí điểm tự chủ mang lại ý nghĩa tích cực trên phương diện đào tạo, nghiên cứu khoa học, phát triển đội ngũ giảng viên, quan hệ quốc tế, cơ sở vật chất… 

Hiện nay, việc thực hiện tổ chức hoạt động của từng trường đại học cụ thể, ngoài Luật Giáo dục Đại học nói chung các cơ sở giáo dục còn bị chi phối bởi các luật khác.

Ngoài ra, trong Nghị định 99 hướng dẫn thực hiện Luật Giáo dục Đại học sửa đổi (thường gọi Luật 34), có quy định là phải tuân theo các quy định của Đảng (Luật Giáo dục Đại học ban hành năm 2012 và Luật 34 cũng quy định các cơ sở giáo dục đại học công lập có các tổ chức đảng, đảng viên và tổ chức đảng phải hoạt động tuân thủ các quy định của Đảng).

“Để giải quyết các vấn đề liên quan tới Trường Đại học Tôn Đức Thắng hiện nay, các cơ quan hữu quan không chỉ căn cứ vào Luật Giáo dục Đại học và Luật 34 mà còn phải vận dụng tất cả các quy định của pháp luật.

Ngoài ra còn có các luật khác liên quan tới đơn vị sự nghiệp công lập, xử lý đảng viên và tổ chức đảng của trường theo các quy định của Đảng”, Thứ trưởng Nguyễn Văn Phúc cho biết.

Cũng tại buổi họp báo, bà Nguyễn Thu Thủy - Quyền Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học (Bộ GD&ĐT) cho biết: “Bên cạnh những kết quả đạt của Trường ĐH Tôn Đức Thắng,  Bộ GD&ĐT cũng đã nhìn thấy những khó khăn và rà soát tiếp thu những khó khăn mà Trường ĐH Tôn Đức Thắng đã có ý kiến.

Trường hợp của trường ĐH Tôn Đức Thắng mà dư luận có nhiều quan tâm đang trong quá trình giải quyết. Bộ GD&ĐT cũng đã báo cáo với Chính phủ các vấn đề liên quan tới trường để có phương án giải quyết và sẽ thông tin lại sau”, bà Thủy cho hay.

Ông Lê Vinh Danh đã gửi đơn khiếu nại

Gửi đơn tới Thủ tướng Chính phủ và Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, ông Lê Vinh Danh cho rằng Quyết định tạm đình chỉ công tác (Quyết định số 1228 của Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam) là thiếu cơ sở pháp lý, không đúng thẩm quyền, ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của ông.

Trong đơn ông Danh cũng cho rằng, Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam ban hành quyết định tạm đình chỉ công tác đối với ông là không đúng thẩm quyền. Việc tạm đình chỉ chức danh của ông phải do Hội đồng trường của Trường ĐH Tôn Đức Thắng quyết định.

Trước đó, Ngày 25/8/2020, Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã công bố quyết định tạm đình chỉ công tác 90 ngày đối với ông Lê Vinh Danh, Hiệu trưởng Trường ĐH Tôn Đức Thắng.

Hoàng Thanh

Cuộc thi sáng tạo STEM thu hút hàng trăm nghìn giáo viên, học sinh tham gia

Cuộc thi nhằm đem đến cho các em học sinh cơ hội ứng dụng kiến thức giáo dục STEM liên quan đến các lĩnh vực khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học để tìm ra và hiện thực hóa các giải pháp sáng tạo.

Giảng viên trình độ giáo sư, tiến sĩ phía Bắc nhiều hơn các vùng khác cộng lại

Theo Bộ GD-ĐT, hiện nay quy mô và chất lượng giảng viên được nâng lên rõ rệt trong những năm qua. Riêng vùng Đồng bằng sông Hồng, số người có trình độ tiến sĩ bằng cả nước cộng lại.

'Khóc ròng' ở trường quốc tế học phí tiền tỷ: Đi không được, ở cũng không xong

Tin tưởng nhà trường, không ít phụ huynh ‘xuống tiền’ cho vay từ vài tỷ đến chục tỷ. Đổi lại, học sinh sẽ được học tập với mức chi phí 0 đồng. Đây cũng là nguồn cơn khiến nhiều phụ huynh ‘khóc ròng’ vì chờ mòn mỏi nhưng không đòi được “nợ”.

Học sinh lớp 11 Hà Nội lọt nhóm đầu tư chứng khoán xuất sắc tại trường Mỹ

Trong vòng 1 tháng khi tham gia trên sàn giao dịch chứng khoán ảo, Thái Toàn làm tăng khối lượng “tài sản” từ 1 triệu USD lên 7,5 triệu USD.

Tình tiết lạ vụ học sinh nghi bị thầy giáo đánh phù nề vùng đầu

Một số học sinh khẳng định thầy giáo có dùng que nhỏ đánh vào đầu Q., nhưng số khác cho biết do Q. đi xe đạp buông hai tay nên bị ngã ra đường.

Dòng họ nức tiếng có 3 cha con cùng đỗ tiến sĩ, nhiều năm làm quan lớn

Dòng họ Phan Huy ở Hà Tĩnh vang danh cả nước về truyền thống hiếu học, khoa bảng, có nhiều hiền tài được sử sách lưu danh. Trong đó, có 3 cha con Phan Huy Cẩn cùng đỗ tiến sĩ, đóng góp nhiều công trạng cho đất nước.

Ngôi làng nhỏ có đến hàng trăm giáo sư, tiến sĩ

Làng Nguyệt Viên (xã Hoằng Quang, TP Thanh Hóa) được biết đến là “làng khoa bảng”, nơi đây vẫn còn tấm bia ghi danh 11 vị tiến sĩ. Tiếp bước truyền thống hiếu học, đến nay, làng Nguyệt Viên đã có hàng trăm giáo sư, tiến sĩ.

Thủ khoa tốt nghiệp sớm 1 năm, điểm cao nhất trong lịch sử Kinh tế Quốc dân

Hoàn thành chương trình tại Trường ĐH Kinh tế Quốc dân chỉ trong 3 năm với bảng điểm 100% đạt A và A+, Nguyễn Hoàng Dương trở thành thủ khoa có điểm cao nhất trong lịch sử của ngôi trường này.

Dòng họ có 2 cha con tiến sĩ làm quan to, cuối đời từ chức vì 'quá vinh hiển'

Trong số 82 văn bia tại Văn miếu Quốc Tử Giám có khắc tên hai cha con cùng đỗ đại khoa là Trạng nguyên Giáp Hải và Tiến sĩ Giáp Lễ. Những giai thoại kể về sự hiếu học và đỗ đạt vinh hiển ấy luôn là niềm tự hào của dòng họ Giáp tại Bắc Giang.

Nữ sinh Hà Nội được 6 đại học Mỹ chào đón, có trường cấp học bổng 8,4 tỷ

Là một trong 25 ứng viên nhận được học bổng toàn phần, xét chọn từ 12.500 hồ sơ, Trâm Anh sẽ được cấp 8,4 tỷ đồng nếu theo học tại Đại học Richmond (Mỹ).

Đang cập nhật dữ liệu !