Giới thiệu phần 1 bộ phim tài liệu "Đại thi hào Nguyễn Du"

Chiều 5/12, Bảo tàng Báo chí Việt Nam (Hội nhà báo Việt Nam) tổ chức buổi “Gặp gỡ Đoàn làm phim và giới thiệu phần 1 bộ phim tài liệu nghệ thuật “Đại thi hào Nguyễn Du”.

{keywords}
Bà Trần Thị Kim Hoa-Giám đốc Bảo tàng Báo chí Việt Nam phát biểu tại sự kiện 

Bộ phim do nhóm tác giả kịch bản Phạm Xuân Mừng, Lương Xuân Trường, Trần Đình Tuấn, Nguyễn Văn Đức dưới sự chủ biên kịch bản của tác giả Trần Đình Tuấn và đạo diễn Nguyễn Văn Đức thực hiện.

Được sản xuất theo phương thức xã hội hoá, bộ phim dự kiến đầu tư 15 tỷ gồm 3 phần (Gia thế; Phong trần và thơ ca; Truyện Kiều và lan toả) mỗi phần 80 phút được chia làm 2 tập. Theo nhà sản xuất, hiện bộ phim đã hoàn thành phần 1.

Đại thi hào Nguyễn Du là bộ phim tài liệu nghệ thuật đồ sộ về thân thế, sự nghiệp và tác phẩm. Các nhà làm phim mong muốn truyền tải cái nhìn đa chiều về một vĩ nhân của dân tộc được sản sinh từ giáo dục truyền thống, từ môi trường văn hoá các dòng họ, từ sự kế thừa tinh hoa Nho học cùng triết lý nhân bản dân gian Việt.

Để khán giả tự hào về ông, tự hào về các giá trị tư tưởng, giá trị nghệ thuật thuần Việt mà ông đã đóng góp cho dân tộc Việt.

Theo đó, bộ phim xây dựng nhân vật bằng xương bằng thịt tất cả các nhân vật chính yếu như ông tổ họ Nguyễn Nhiêm, ông nội Nguyễn Quỳnh, bố, mẹ, anh trai Nguyễn Nễ, Nguyễn Khản, vợ Đoàn Thị Tộ, anh vợ Đoàn Nguyễn Tuấn, ông bà ngoại, và nhiều nhân vật khác... Hơn 50 diễn viên chính có tên trong các mối quan hệ. Và gần 1000 diễn viên quần chúng

Bộ phim được quay tại các huyện ở Hà Tĩnh (huyện Nghi Xuân, Can Lộc...), tỉnh Bắc Ninh (Đình Bảng, Từ Sơn...), Thái Bình (Quỳnh Phụ, Vũ Thư), Hà Nội, Huế…; tái hiện lại nhiều bối cảnh lịch sử thời Đại thi hào sinh sống.

Không chỉ thế, bộ phim đề cập mối tình văn chương của ông với Nữ sĩ Hồ Xuân Hương

Ở phần một, bộ phim giới thiệu về gia thế và tuổi thơ của đại thi hào Nguyễn Du.

Nguyễn Du sinh ra trong một đại gia đình quý tộc, bố là tể tướng Nguyễn Nghiễm, mẹ là bà Trần Thị Tần xinh đẹp đoan trang, giỏi hát quan họ. Nguyễn Du sớm được học hành, giáo dục theo nhãn quan, nhận thức của giới phong lưu, thượng tầng xã hội. Và cậu bé Nguyễn Du đã được thực hiện các nghi lễ truyền thống quan trọng bậc nhất đối với một cậu ấm, đối với một hạt giống nhân tài quốc gia.

Lúc 3 tuổi ông được tập ấm chức Hoằng Tín Đại phu, xuất thân là Thành Môn Vệ Úy, tước Thu Nhạc bá. Với hàm chức ấy, Nguyễn Du đã đứng trong hàng ngũ sĩ tịch của triều đình nhà Lê, mặc dù chưa phải là một vị quan tại chức.

 Lên 6 tuổi ông được Viện Quận công Hoàng Ngũ Phúc đến dinh thự Tể tướng Nguyễn Nghiễm trao tặng thanh Bảo kiếm - một nghi lễ khích lệ dũng khí cho các bậc đại trượng phu tương lai và cùng năm này, ông được học chữ Hán, được học sách thánh hiền.

Năm 1771 được về quê, chứng kiến đời sống nông thôn dân dã...

Không gian kinh kỳ Thăng Long, Văn hóa Cung đình, Văn hoá Quan họ, truyền thống Phật giáo Bắc Ninh, đời sống làng quê Nghi Xuân đã làm nên hồn cốt Cậu Chiêu Bảy – cậu ấm con tiến sĩ, con quan lớn.

Tuy nhiên, từ năm 11 – 15 tuổi, cha mẹ mất sớm, anh Nguyễn Khản bị dính vào vụ án Canh Tý, bị bắt.... đại gia đình lâm vào cảnh suy tàn do những chính biến lịch sử... Nguyễn Du được anh trai Nguyễn Nễ gửi về Thái Bình ở cùng một người bạn Đoàn Nguyễn Tuấn (sau là anh vợ).

Nguyễn Du mất chỗ dựa cuối cùng cả vật chất lẫn tinh thần, tâm trạng hẫng hụt, chơi vơi, hoang mang như thân phận nàng Kiều: “Khi sao phong gấm rủ là/ Giờ sao tan tác như hoa giữa đường”. Như thân phận: “… những kẻ màn loan chướng huệ/ Những cậy mình cung quế hằng nga/ Một phen thay đổi sơn hà/ Mảnh thân chiếc lá biết là về đâu” – Trong “Văn chiêu hồn”.

Vì bộ phim mang tính giáo dục truyền thống cao nên những người làm phim mong muốn nhận được mọi sự hợp tác, giúp đỡ để phim sớm hoàn thành và được phát sóng trên các kênh truyền thông, truyền hình, trở thành tư liệu tham khảo và đến được với đông đảo học sinh sinh viên trong các trường học và công chúng rộng rãi trong cả nước và ở nước ngoài.

“Làm sao để thế giới hiểu được hơn về vĩ nhân Việt Nam, Văn hoá Việt Nam, hiểu về một nhà thơ lớn của dân tộc Việt Nam, người đã đưa Truyện Kiều trở thành tác phẩm văn học bất hủ của mọi xứ sở và mọi thời đại!” – TS Phạm Văn Mừng bày tỏ.

Bộ phim do Bảo tàng Báo chí Việt Nam phối hợp với Cty Cổ phần Không gian Văn hoá Việt – media tổ chức. Phần 1 của Phim đã được chiếu lấy ý kiến tại Nghi Xuân - Hà Tĩnh, ngay trên quê hương Đại thi hào Nguyễn Du; đây là lần đầu tiên Phim và Đoàn làm phim chính thức ra mắt và giới thiệu tại sự kiện vào hôm nay ngày 5/12.

N. Huyền 

SHB - nơi yêu thương lan tỏa, sự sẻ chia chạm đến trái tim

Giữa guồng quay cuộc sống, có những câu chuyện lặng lẽ nhưng ấm áp, có những bàn tay đưa ra đúng lúc, có những tấm lòng rộng mở đồng hành... Tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội (SHB), những điều tử tế vẫn luôn hiện hữu, chạm đến trái tim mọi người.

Diễn viên Võ Hoài Nam: 5 bố con luôn an tâm khi có bà xã quán xuyến

Diễn viên Võ Hoài Nam nói bao nhiêu năm nay bà xã kém 12 tuổi luôn là hậu phương lo lắng mọi thứ cho 5 bố con nên anh rất yên tâm.

Cô gái Nam Định vẽ tranh bằng 'đôi tay' đặc biệt, nuôi ước mơ thành họa sĩ

“Tôi không quyết định được hình hài mình sinh ra nhưng tôi có quyền chọn cách sống”, câu nói ấy đã trở thành động lực, giúp Thơm vượt qua giới hạn của cơ thể, dùng “đôi tay” đặc biệt vẽ lên cuộc đời đầy ý nghĩa.

Bố mẹ mất sớm, cô gái Hải Dương oà khóc khi được anh chị đưa đi ‘hỏi vợ’

Ngày anh chị nhận lời đứng ra lo chuyện cưới hỏi, cô gái Hải Dương xúc động đến bật khóc.

Cử nhân thất nghiệp về quê làm ông chủ vườn ‘cây tỷ đô’

Tốt nghiệp Trường Đại học Thể dục - Thể thao nhưng không xin được việc, anh Đỗ Trọng Học gác lại tấm bằng cử nhân về nhà trồng “cây tỷ đô”, thu nhập nửa tỷ đồng mỗi năm.

Niềm tự hào của người SHB

Ngân hàng SHB không chỉ là một tổ chức tài chính, mà còn là nơi nuôi dưỡng và lan tỏa những giá trị nhân văn cao đẹp, nơi mỗi cán bộ nhân viên tìm thấy niềm vui, sự gắn bó và tự hào.

Làm việc ở Hà Nội, nam giảng viên vẫn chọn về quê sống, mỗi ngày đi hơn 100km

Làm việc ở Hà Nội nhưng anh Thành vẫn chọn về quê sống 16 năm nay. Mỗi ngày, anh vừa đi vừa về hết hơn 100km.

Du lịch Cát Bà tăng trưởng hai con số nhờ điều gì?

20% là tỷ lệ tăng trưởng khách và doanh thu tới Cát Bà 2024. “Hòn đảo Ngọc” của miền Bắc đang trở thành điểm đến hút khách đáng mơ ước, nhất là khi hệ thống giao thông tới đảo ngày càng thuận lợi.

‘Dệt sắc Tết - Gắn kết Hà Nam’ khuấy động Sun Urban City

“Dệt sắc Tết - Gắn kết Hà Nam” như lời chào Xuân của chủ đầu tư Sun Group dành cho các đại lý phân phối, chuyên viên kinh doanh dự án Sun Urban City, đồng thời kích hoạt thị trường BĐS Hà Nam ngay những ngày đầu năm.

Địa điểm giải trí cảm giác mạnh cách Hà Nội 150km, giá vé chỉ 150.000 đồng

Nếu bạn đang tìm kiếm một địa điểm giải trí với những trò chơi cảm giác mạnh “cực đã” mà không quá xa Hà Nội, Công viên Rồng tại Sun World Ha Long chính là điểm đến lý tưởng, với giá vé đang áp dụng chỉ 150.000 đồng.

Đang cập nhật dữ liệu !