Giờ trái đất năm 2016 là gì, diễn ra lúc nào?
Giờ trái đất là gì?
Giờ trái đất là sáng kiến của Quỹ quốc tế về bảo vệ thiên nhiên ((World Wildlife Fund - WWF) nhằm mục đích nâng cao nhận thức cộng đồng về biến đổi khí hậu và tiết kiệm năng lượng trên toàn thế giới.
Bắt đầu từ năm 2007 ở Sydney, số người tham gia Giờ trái đất chỉ có 2 triệu người. Nhờ các phương tiện truyền thông, số người năm 2008 là 50 triệu và năm 2009 là hơn 1 tỷ người. Năm 2011 là ngày 26/3/2011 và năm 2012 là 31/3/2012...
Để góp phần thực hiện tiết kiệm điện và đối phó với tác động của quá trình biến đổi khí hậu, các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp và nhân dân hãy hưởng ứng chiến dịch Giờ trái đất năm 2016 bằng cách thực hiện một số biện pháp sau:
Đối với các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp
Hưởng ứng bằng cách tắt đèn và các thiết bị điện không cần thiết tại cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp trong thời gian diễn ra chiến dịch Giờ trái đất từ 20 giờ 30 phút đến 21giờ 30 phút ngày 19/3/2016.
Tuyên truyền vận động đồng nghiệp, nhân viên, gia đình cùng tham gia hưởng ứng Giờ trái đất năm 2016.
Tổ chức các hoạt động khác để phổ biến, tuyên truyền về chiến dịch Giờ trái đất năm 2016 bằng nhiều hình thức như: in tờ rơi, treo các pa-nô tuyên truyền, tổ chức hội thi, đăng tin trên Website, trên các phương tiện thông tin đại chúng của đơn vị...
Đối với người dân
Hưởng ứng bằng cách tắt đèn và các thiết bị điện không cần thiết tại gia đình trong thời gian ra chiến dịch Giờ trái đất từ 20 giờ 30 phút đến 21giờ 30 phút ngày 19/3/2016. Tuyên truyền vận động người thân, bạn bè cùng tham gia hưởng ứng Giờ Trái đất năm 2016.
Thường xuyên thực hiện các biện pháp tiết kiệm điện như: hạn chế sử dụng các thiết bị tiêu thụ điện nhiều vào giờ cao điểm (từ thứ hai đến thứ bảy: từ 9 giờ 30 phút đến 11giờ 30 phút và từ 17 giờ đến 20 giờ); tắt đèn chiếu sáng khi không có nhu cầu sử dụng; bố trí đèn chiếu sáng hợp lý; ngắt hẳn các thiết bị điện không sử dụng ra khỏi nguồn điện; sử dụng đèn và các thiết bị có dán nhãn năng lượng,...
Tạo thói quen sống thân thiện với môi trường như: Tận dụng đồ để tái sử dụng khi có thể; sử dụng túi sinh học tự hủy không ảnh hưởng tới môi trường thay cho túi ni lông truyền thống; sử dụng phương tiện giao thông bằng xe buýt; vứt rác đúng nơi quy định và giữ gìn vệ sinh công cộng; tích cực tham gia hưởng ứng các sự kiện về bảo vệ môi trường.