Giáo sư Trần Đại Nghĩa - Nhà khoa học quân sự tài năng của đất nước

Thiếu tướng, Giáo sư, Viện sĩ Trần Đại Nghĩa được tôn vinh là cánh chim đầu đàn của ngành Công nghiệp Quốc phòng (CNQP) nước ta.

Lịch sử dựng nước và giữ nước đã ghi nhận một truyền thống hết sức đặc thù của người Việt Nam về tính tự lực, tự cường làm ra binh khí để chống giặc ngoại xâm. Ở thời đại Hồ Chí Minh, một trong những người có công lớn trong việc giữ lửa và truyền ngọn lửa của bản sắc tự tôn dân tộc, đó chính là Thiếu tướng, Giáo sư, Viện sĩ Trần Đại Nghĩa. Ông còn được tôn vinh là cánh chim đầu đàn của ngành Công nghiệp Quốc phòng (CNQP) nước ta.

Khát vọng tuổi trẻ của người con quê hương Vĩnh Long, lớn lên khi đất nước còn trong cảnh nô lệ, đã thôi thúc Phạm Quang Lễ (tên khai sinh của GS Trần Đại Nghĩa) quyết tâm tìm đến nước Pháp và nước Đức để theo đuổi các chuyên ngành thiết kế, chế tạo vũ khí. Sự lựa chọn này đòi hỏi phải có nghị lực mạnh mẽ để vượt qua muôn vàn trở ngại đối với một thanh niên xứ thuộc địa muốn thâm nhập vào các cơ sở nghiên cứu, nhà máy quân sự trong bối cảnh châu Âu thời Thế chiến thứ II. Tuy nhiên, hoài bão cống hiến của ông chỉ trở thành hiện thực khi được gặp Chủ tịch Hồ Chí Minh-người đã phát hiện, tin cậy, trọng dụng ông khi đất nước phải đối phó với thù trong, giặc ngoài sau Cách mạng Tháng Tám 1945.

Giáo sư Trần Đại Nghĩa - Nhà khoa học quân sự tài năng của đất nước - ảnh 1

Thiếu tướng, Giáo sư Trần Đại Nghĩa (thứ ba, từ phải sang) cùng các cán bộ quân giới xem một số loại vũ khí do một nhà máy quốc phòng sản xuất thời kỳ chống Mỹ, cứu nước. Ảnh tư liệu

Với tầm nhìn xa trông rộng, chỉ 13 ngày sau khi đọc Tuyên ngôn Độc lập, Bác Hồ đã ký Sắc lệnh thành lập Phòng Quân giới-tiền thân của ngành CNQP Việt Nam ngày nay. Khi giao nhiệm vụ cho GS Trần Đại Nghĩa, Bác Hồ đã giải thích sự lựa chọn bí danh cách mạng cho ông một cách rất mộc mạc mà vô cùng sâu sắc: “Chú lo vũ khí cho bộ đội, đây là việc đại nghĩa. Vì thế, Bác đặt tên cho chú là Trần Đại Nghĩa. Bác tin chắc chú sẽ làm tròn nhiệm vụ”. Đây cũng là vinh dự chung của các thế hệ Quân giới-CNQP sau này. Quả thực, thiết kế, chế tạo vũ khí là một mặt trận khá thầm lặng, gian nan, nguy hiểm trong thời chiến cũng như thời bình. Nhưng đây cũng là một loại hình lao động đặc biệt, thực sự rất có ý nghĩa, đòi hỏi nhiều tâm huyết, bản lĩnh, trí tuệ và sự am hiểu toàn diện cả về chuyên môn kỹ thuật cũng như tri thức quân sự.

Trong gian khổ của cuộc kháng chiến chống Pháp, bằng nguồn lực và phương tiện kỹ thuật hết sức hạn hẹp tại các công binh xưởng, GS Trần Đại Nghĩa cùng các cộng sự của mình đã làm nên những sáng tạo khoa học phi thường, chế tạo được những loại vũ khí kịp thời phục vụ bộ đội chiến đấu như: Bom ba càng, súng và đạn Bazoka, SKZ, đạn AT… Những sản phẩm đầu tiên này của Quân giới Việt Nam đã đi vào lịch sử, trở thành hình tượng gắn liền với hào khí “Quyết tử để Tổ quốc quyết sinh”, gắn liền với thi ca về những trận đánh oanh liệt bên hai bờ sông Lô, tiến tới chiến dịch giải phóng Điện Biên. Rồi tiếp theo, trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, GS Trần Đại Nghĩa là người trực tiếp chỉ đạo nhiệm vụ nghiên cứu, sản xuất, sửa chữa vũ khí để CNQP góp vai trò không thể thiếu được trong chi viện cho miền Nam, bảo vệ miền Bắc, tạo nên thắng lợi của Chiến dịch Điện Biên Phủ trên không và Đại thắng mùa Xuân 1975, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Sau này, trên cương vị người lãnh đạo nền khoa học của quốc gia, GS Trần Đại Nghĩa vẫn tiếp tục quan tâm sâu sát và có đóng góp trực tiếp vào việc đặt nền móng vững chắc cho sự phát triển lâu dài của ngành CNQP. Cho đến hôm nay và cả sau này, chúng ta vẫn đang được thừa hưởng những di sản của ông về cách thức nghiên cứu, phát hiện điểm yếu trong vũ khí địch để sáng tạo ra các phương tiện đối phó hiệu quả, phù hợp với điều kiện và khả năng của Việt Nam. 

Những bài giảng đầu tiên của ông ở Chiến khu Việt Bắc về các phương pháp tính toán thiết kế vũ khí, về các nguyên lý cơ bản của thuốc phóng, thuốc nổ, hỏa cụ, thuật phóng nội phao và ngoại phao... vẫn luôn là nền tảng để chúng ta tiếp tục phát triển trong điều kiện hiện đại khi nghiên cứu, thiết kế các loại vũ khí tích hợp hệ thống, các loại đạn dược thông minh và có điều khiển, các loại khí tài công nghệ cao… Chúng ta cũng sẽ luôn ghi nhớ những yêu cầu khắt khe của ông về chất lượng sản phẩm, quy trình phòng, chống cháy nổ, kỷ luật công nghệ nghiêm ngặt trong sản xuất, thử nghiệm vũ khí. Chúng ta còn phải truyền đạt tới các thế hệ kế tiếp ý kiến của ông rằng, người nghiên cứu, thiết kế vũ khí phải có trách nhiệm rất cao đối với sự an toàn cho công nhân sản xuất, cho chiến sĩ sử dụng vũ khí trong chiến đấu cũng như trong huấn luyện.

Trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và quân đội, xây dựng nền kinh tế tri thức, đất nước chúng ta rất cần có các nhà khoa học như GS Trần Đại Nghĩa. Là người thành lập, người lãnh đạo đầu tiên của Nha Nghiên cứu kỹ thuật (NCKT) - thực chất là Viện Thiết kế vũ khí đầu tiên và cũng là cơ sở nghiên cứu khoa học kỹ thuật đầu tiên của Nhà nước Việt Nam mới, GS Trần Đại Nghĩa bằng trí tuệ, tâm đức của mình đã quy tụ được rất nhiều trí thức trẻ tài năng khi đó, sẵn sàng dấn thân lên chiến khu tham gia nghiên cứu, chế tạo vũ khí phục vụ kháng chiến. Rất nhiều người trong số đó sau này đã trở thành các vị lãnh đạo cấp cao, các nhà khoa học đầu ngành, nhiều người đã cống hiến suốt đời cho quá trình xây dựng và phát triển CNQP Việt Nam. Họ là những người thầy tận tâm đối với nhiều thế hệ làm công tác nghiên cứu khoa học trong ngành Quân giới - CNQP. Họ là những nhà khoa học chân chính, những kỹ sư quân sự tài năng, nhân hậu, bình dị, nhưng cũng có nghị lực mạnh mẽ, sống vì nghĩa lớn.

Những thủ lĩnh khoa học của Việt Nam trong tương lai phải kế thừa được những phẩm chất nêu trên của các thế hệ đi trước. Đồng thời phải có tầm nhìn mới, có sức thu hút, sức lan tỏa, năng lực quy tụ các tập thể khoa học mạnh cùng đồng lòng giải quyết những vấn đề mang tính đột phá, tạo bước ngoặt cho sự phát triển của đất nước. Chắc chắn rằng, tấm gương của GS Trần Đại Nghĩa sẽ còn tiếp tục truyền cảm hứng cho các thế hệ trẻ về nghị lực và sự dấn thân vì khoa học, quyết tâm gắn khoa học với phục vụ những yêu cầu thiết thực và cấp bách nhất đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Thiếu tướng, PGS, TS ĐOÀN HÙNG MINH (Phó chủ nhiệm Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng)

Theo QĐND Online

Khoảnh khắc lính dù Nga bắn hạ UAV 'khủng' của Ukraine

Một lính dù Nga đã tìm được cách dùng súng ngắn bắn hạ thành công một máy bay không người lái (UAV) mang chất nổ của Ukraine.

Video Nga công phá 2 hệ thống tên lửa Mỹ ở tây nam Ukraine

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố đoạn video quay cảnh quân đội nước này tấn công, phá hủy 2 hệ thống tên lửa đất đối không Patriot do Mỹ chế tạo ở vùng Odessa, tây nam Ukraine.

Dàn tên lửa hiện đại của Nga trở thành ‘khắc tinh’ của F-16 ở Ukraine

Dàn tiêm kích F-16 mà các nước NATO hứa chuyển cho Ukraine sẽ bị các tên lửa hiện đại của Nga săn lùng, và tiêu diệt giống như cuộc tấn công đã phá hủy 5 chiếc Su-27 gần đây.

Nga hé lộ phiên bản xuất khẩu của hệ thống phòng không tầm ngắn Komar

Hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn Komar của Nga cung cấp khả năng phòng thủ tầm ngắn cho tàu chiến nhỏ và tàu hỗ trợ có lượng giãn nước lên tới 50 tấn.

Nga lần đầu ra mắt xuồng không người lái tại triển lãm quốc phòng

Nga vừa ra mắt xuồng không người lái “Vizir”, “Orkan”, “BEK-1000” tại Triển lãm Quốc phòng Hàng hải quốc tế FLEET-2024.

Video UAV Nga phóng lưới 'tóm gọn' UAV của Ukraine

Quân đội Nga đã triển khai loại máy bay không người lái (UAV) mang tên Setkomet có khả năng phóng lưới để "bắt" các UAV của Ukraine.

FPV Nga truy đuổi, hạ gục xe tăng Mỹ viện trợ cho Ukraine trong đêm

Một binh sĩ điều khiển máy bay không người lái góc nhìn thứ nhất (FPV) của Nga kể lại vụ truy đuổi, tấn công phá hủy xe tăng Abrams do Mỹ viện trợ cho Ukraine vào ban đêm.

Video lữ đoàn biệt kích Ukraine vô hiệu hóa xe tăng ‘mai rùa’ Nga bằng UAV

Chỉ với những chiếc UAV cảm tử, Lữ đoàn biệt kích biệt lập số 71 Ukraine đã khiến xe tăng ‘mai rùa’ của Nga hư hại nặng.

Video Ukraine phóng tên lửa nước ngoài, phá hủy S-400 của Nga ở Donetsk

Quân đội Ukraine đã phóng tên lửa đạn đạo ATACMS, phá hủy hệ thống phòng không S-400 Triumf của Nga ở khu vực Donetsk.

Video HIMARS Ukraine bắn nổ pháo ‘cuồng phong’ Nga

Đòn tấn công của hệ thống HIMARS Ukraine ngay lập tức tạo ra vụ cháy lớn cho pháo BM-27 Uragan Nga, trước khi vụ nổ thứ cấp phá hủy khí tài này.

Đang cập nhật dữ liệu !