“Giá than NK không thể thấp hơn giá trong nước”
“Giá than NK không thể thấp hơn giá trong nước”
-
- Thứ trưởng nguyễn Thành Biên: Bộ Công Thương vẫn chủ trương hạn chế XK nguyên liệu thô, trong đó có than. Tính riêng 6 tháng đầu năm, XK than đã giảm 16% về lượng. Việc hạn chế XK than dựa trên tính toán của Bộ Công Thương là đến năm 2015, nước ta sẽ không còn than để XK. Nhưng từ nay đến năm 2015, Bộ Công Thương vẫn cho xuất những loại than mà giá trị XK mang lại lớn hơn so với tiêu dùng trong nước. Chúng ta có thể XK những loại than tốt có giá cao và dùng tiền XK than đó để nhập khẩu những loại than mà chúng ta cần dùng. Rất nhiều ngành sản xuất như thép, phân bón... vẫn có thể vừa XK vừa nhập khẩu. Việc vừa xuất, vừa nhập cũng là bình thường của hoạt động sản xuất kinh doanh.
-Tại cuộc họp giao ban 6 tháng mới đây, lãnh đạo TKV cho rằng, việc nhập than của TKV là hợp lý, và giá than NK vẫn thấp hơn giá than bán trong nước. Ông bình luận gì về vấn đề này?
- Tôi cho rằng giá than NK không thể nào thấp hơn giá than bán trong nước. Tuy nhiên, có những loại than hiện nay có thể NK về đáp ứng được yêu cầu của các cơ sở sản xuất, các nhà máy đang sử dụng than. Tuy nhiên, lô hàng TKV mới NK gần đây là lô hàng thí điểm. Trong thời gian vừa rồi, TKV đã có giải trình về việc NK lô hàng này. Theo tôi đây chỉ là tín hiệu đầu tiên trong việc thực hiện chính sách đảm bảo nguyên liệu cho ngành năng lượng của VIệt Nam. Trong việc xây dựng chiến lược XK 2011- 2020 chúng tôi sẽ có ý kiến cụ thể chính sách XNK than.
-TKV vẫn thường giải thích họ XK đi để đảm bảo cân đối thu chi, và đảm bảo đời sống 86.000 cán bộ. Trên thực tế Chính phủ có chủ trương giảm dần XK. Cá nhân ông nghĩ sao về ý kiến XNK của ngành than?
-Trong các cuộc giao ban Bộ Công thương đều quán triệt hạn chế XK những mặt hàng nhiên liệu và nguyên liệu thô. Trong 6 tháng đầu năm XK than giảm 14,7% về lượng và sẽ tiếp tục giảm từ nay cho đến 2015. tuy nhiên từ nay đến 2015 chúng ta vẫn còn những chủng loại than mà sử dụng trong nước không hiệu quả bằng XK nên cũng có thể chúng ta vẫn phải tiếp tục XK than, mà XK mang lại hiệu quả cao hơn. Chúng ta dùng ngoài tệ đó để NK than với giá rẻ hơn và sử dụng trong nước tiết kiệm hơn hoặc có hiệu suất cao hơn thì rõ ràng vừa XK vừa NK là hoạt động bình thường như thép, các sản phẩm từ thép, các mặt hàng hóa chất sản phẩm hóa chất vừa xuất vừa nhập. Đó là quy trình bình thường của sản xuất công nghiệp mà bất cứ DN nào cũng cần phải thích nghi với nhu cầu của thị trường. Trong bối cảnh chúng ta vẫn còn những loại than chất lượng tốt, XK được giá cao trong thời gian trước mắt chúng ta không nên sử dụng trong nước, nó lãng phí trong khi có thể XK được giá cao hơn. Chúng ta có thể NK được loại than giá thấp hơn mà sử dụng trong nước hiệu quả hơn, chúng ta vẫn thu được lợi ích từ hoạt động XNK đó.
Theo lộ trình từ nay tới năm 2015, Việt Nam sẽ phải nhập khoảng 6,5 triệu tấn than |
-Việc nhập than rất khó khăn trong khi chúng ta phải nhập chính loại than chúng ta xuất đi, thưa ông?
- Bộ Công Thương không có chủ trương XK một loại than xong lại nhập chính loại đó về với giá cao hơn. Giá than cùng loại nhập khẩu không thể cao hơn giá than XK và trước mắt, Bộ Công Thương chỉ xem xét cho nhập một số loại than có lợi ích kinh tế cao. Tuy nhiên, với việc dự đoán nguồn than sẽ cạn kiệt trong thời gian tới, việc tính toán nhập khẩu than là cần thiết để đảm bảo cho phát triển an ninh năng lượng của đất nước trong tương lai. Bởi, theo lộ trình, từ nay đến năm 2015, nước ta sẽ phải nhập khẩu khoảng 6,5 triệu tấn than. Bộ Công Thương sẽ tính toán để việc xuất, nhập than sao cho hiệu quả nhất.
- Nhiều DN cho rằng, TKV không tách bạch và minh bạch trong giá bán than hiện nay. Quan điểm của Bộ Công thương thế nào, thưa ông?
- Thời gian qua, Liên bộ Tài chính – Công thương và các bộ, ngành liên quan đã có rất nhiều với TKV về vấn đề sản xuất than, giá bán than, kể cả đối với than trong nước, than cho các hộ tiêu dùng lớn, than phục vụ nhu cầu của xã hội, nhân dân, than XK…. Bởi vậy những thông tin liên quan tính không minh bạch đó đến nay chúng tôi chưa có cơ sở cụ thể để yêu cầu xử lý.
Nguyễn Hoài
(thực hiện)