Gặp ngư dân cứu 12 thành viên trên tàu Hoàng Phúc 18 chìm trên sông Soài Rạp

“Không có anh Thu không biết giờ này các thuyền viên tàu Hoàng Phúc 18 ra sao” một cán bộ biên phòng Đồn Long Hòa (Cần Giờ) nói chia sẻ.

Ngư dân Phạm Văn Thu (43 tuổi, ngụ xã Long Hòa, huyện Cần Giờ), người đầu tiên tiếp cận con tàu Hoàng Phúc 18 gặp nạn, thông báo cho cơ quan chức năng và đưa ra phương án giải cứu, cứu sống thuyền viên còn mắc kẹt trong khoang tàu.

Gặp ngư dân cứu 12 thành viên trên tàu Hoàng Phúc 18 chìm trên sông Soài Rạp - ảnh 1

Nơi con tàu Hoàng Phúc 18 gặp nạn

“Chú phải ráng cứu giùm 5 người còn lại”

19h tối ngày 30/10, các thành viên trên tàu Hoàng Phúc 18 gặp nạn tại phao số 5 sông Soài Rạp (huyện Cần Giờ, TP.HCM). 11 thành viên đã may mắn thoát khỏi con tàu chìm, bơi qua chiếc xà lan cách đó 50m. “Mọi đồ đạc, điện thoại đều bị hư hỏng, nhấn chìm giữa dòng nước. Chúng tôi chỉ còn cách ngồi trên sà lan chờ tàu thuyền ngư dân đi qua”, anh Hoàng Văn Biên(1984, quê Hà Tĩnh) 1 trong 11 thuyền viên may mắn thoát chết kể lại.

Đúng lúc này, cách tàu bị nạn khoảng 1 hải lý, chiếc tàu đánh bắt cá của anh Thu đang hoạt động. Anh Thu cho biết: Tôi uýnh lưới vào lúc 17h20 chiều đến 20h30 ngày 30/10 thì kéo xong. Khi đang chạy vào bờ thì thấy phía đằng xa quơ đèn liên tục vào lúc 20h55 phút. Dân miền biển nên tôi  đoán được có sự chẳng lành. Tôi lái tàu thẳng tới.

Gặp ngư dân cứu 12 thành viên trên tàu Hoàng Phúc 18 chìm trên sông Soài Rạp - ảnh 2

Ngư dân Phạm Văn Thu

Khi đó, 11 thuyền viên trên tàu đang ngồi trên chiếc xà lan. Thấy tàu anh Thu tới, anh Hoàng Văn Biên hối thúc liên tục: “Chú phải ráng cứu giùm 5 người còn mất tích”.

Sau khi nấu trà, cung cấp bánh mì, áo mặc cho các 11 thành viên trên xà lan. Anh Thu đã gọi điện trực tiếp báo cho trạm đồn biên phòng Long Hòa. Đồn biên phòng Long Hòa báo cáo cấp trên.

21h đêm anh Thu điều khiển chiếc tàu cùng 2 thuyền viên Hoàng Văn Biên, Trần Minh Sang (SN 1985,quê Khánh Hòa) tìm kiếm quanh khu vực tàu bị nạn 3 hải lý. Dùng đèn pha quét quanh khu vực tàu bị nạn, vật trôi nổi xem có ai đèo không. Càng tìm hi vọng thấy thuyền viên mắc nạn càng ít. Tìm đến 1h sáng, anh Thu cùng các thuyền viên khác buộc phải đi thuyền về bờ, lúc này biển động dữ, sóng lớn.

Các thuyền viên còn lại đã được lực lượng cứu hộ cứu nạn tới đưa về Vũng Tàu.

Mãi 2h đêm ngày 31/10, anh Thu cùng 2 thuyền viên là anh Biên và anh Sang mới tới đồn biên phòng Long Hòa (Cần Giờ). 5h sáng cùng ngày anh hỗ trợ lực lượng biên phòng ra nơi tàu gặp nạn cứu người.

Gặp ngư dân cứu 12 thành viên trên tàu Hoàng Phúc 18 chìm trên sông Soài Rạp - ảnh 3

Các thợ lặn tiếp cận con tàu

Đề xuất phương án cứu thuyền viên còn mắc kẹt trong tàu

Sáng ngày 31/10, tàu cứu hộ cứu nạn của các cơ quan chức năng tiếp cận chiếc tàu Hoàng Phúc 18 gặp nạn. Bên trong con tàu phát ra âm thanh. Biết là có người còn sống, suốt 2h sau đó, rất nhiều phương án đưa ra để cứu anh Nguyễn Minh Tường (quê Hà Tĩnh) ngư dân mắc kẹt bên trong tàu nhưng đều không hiệu quả.

Nóng ruột, anh Phạm Văn Thu với kinh nghiệm đi biển hơn 20 năm đã trực tiếp gọi điện cho ông Trương Tiến Triển - Phó Chủ tịch huyện Cần Giờ đề xuất phương án cứu anh Tường. “Sau khi nghe tôi trình bày phương án cứu anh Tường, ông Triển đồng ý ngay”, anh Thu nhớ lại.

Phương án của anh Thu là nhờ trực tiếp các thợ lặn anh quen biết, dầm mình cả ngày dưới nước để mò ốc, bắt trai dưới biển để tìm đường vào cứu người.

Lúc đó, tôi điện liên tục vào điện thoại của các anh Tèo (đội trưởng trong nhóm 8 thợ lặn) nhưng không ai nghe máy, do các anh ấy đang dầm mình dưới nước. Thời điểm đó, anh Thu nóng ruột đề nghị 1 chiếc ca nô của cơ quan chức năng đưa anh tới chỗ các anh em lặn đón người nhưng không được đồng ý.

Không nản, anh Thu gọi điện liên tục. Đến gần 11h trưa, sau 1h đồng hồ gọi liên tục phía đầu dây bên kia bắt máy. Khi đó, các thợ lặn từ dưới nước lên ghe, nghỉ ăn cơm.

Gặp ngư dân cứu 12 thành viên trên tàu Hoàng Phúc 18 chìm trên sông Soài Rạp - ảnh 4

Anh Tường, nạn nhân được cứu khỏi tàu gặp nạn trả lời báo chí

"Mấy anh em nghe thông báo có người gặp nạn thì không ai bảo ai, tự động thu dọn đồ nghề chạy ghe đến hiện trường. Cứu người đang lâm nạn là chuyện khẩn cấp nên không cần phải suy nghĩ", thợ lặn Nguyễn Minh Luân nói.

15 phút sau thì 8 thợ lặn người Kiên Giang chạy tới nơi tàu gặp nạn. “Tôi và mấy anh em thợ lặn là chỗ thân quen lâu rồi, bất cứ giờ nào gọi, anh em cũng sẵn hỗ trợ hết”, anh Thu chia sẻ.

“Ông gọi dữ lắm, gọi cả tiếng đồng hồ thì mới có người nghe máy. Ông nói cứu người gấp thì mấy anh em thợ lặn chạy qua ngay. Khi đó không có công ông ấy thì không biết lúc nào cứu được người gặp nạn” một cán bộ biên phòng đồn Long Hòa nói.

Tại nơi tàu gặp nạn, anh Thu hội ý cùng anh Nguyễn Hồng Sơn (quê Nam Định) thuyền trưởng tàu Hoàng Phúc 18. Sau khi bàn bạc, anh Thu đã lựa chọn phương án đưa các anh em lặn xuống mò theo cửa dễ nhất để vào.

Định hình được vị trí người mắc kẹt trong khoang tàu, anh Luân cùng chiếc đèn pin, bình oxy lao mình xuống dòng nước xiết. 15 phút lần mò trong hành lang khoang tàu, âm thanh phát ra ngày một lớn hơn. Đẩy cửa ra, rọi đèn pin quanh khoang tàu chứa vật dụng, thợ lặn người Kiên Giang thấy thuyền viên Nguyễn Trung Tường (quê Hà Tĩnh) bị ngập nước tới ngang ngực đang co ro trên cầu thang cầm phễu nhớt gõ vào khoang tàu. “Khi đang suy nghĩ về cái chết thì ở dưới nước có luồng sáng. Tôi chưa kịp hiểu chuyện gì thì anh Luân (thợ lặn) ngoi lên, chiếu đèn về phía tôi. Lúc đó tôi mừng đến run người, nước mắt trào ra", anh Tường kể giây phút đó.

Thấy không đủ thiết bị, anh Luân đã lặn ngược lại ra ngoài con tàu và đề xuất bên cứu hộ cho một cái vòi xe hon da. Anh Luân đã dùng vòi xe khoan lủng mặt lạ kiếng, bắt con ốc vô. Đoạn lỗ thủng, đặt một ống dẫn thở oxy.

Là người mang ống thở vào, anh Phan Văn Minh (34 tuổi, quê Kiên Giang) đã cùng anh Luân tập quen dần cho nạn nhân việc lặn dưới nước sâu thở bằng oxy.  "Trong đó tối đen như mực, tôi chỉ mò mẫm trợ giúp cho anh ấy. Anh ta bám lên lưng, ôm chặt bụng tôi rồi từ từ tìm đường ra ngoài", anh Minh kể lại.

Đưa anh Tường ra ngoài trong sự vui mừng của mọi người, hai anh lại tiếp tục ngụp lặn trong xác tàu để tìm kiếm các nạn nhân còn lại.

15h chiều nay 2/11, anh Thu vẫn đang trên tàu tích cực hỗ trợ lực lượng biên phòng tìm kiếm 2 nạn nhân mất tích còn lại. "Tôi hi vọng sẽ tìm thấy 2 nạn nhân mất tích còn lại", anh Thu nói.

Nguyễn Tuấn

Diễn viên Thanh Hương sau đổ vỡ: Tôi không thiếu những người đàn ông theo đuổi

Diễn viên Thanh Hương cho biết muốn kín tiếng trong chuyện riêng tư và hiện chưa nghĩ tới việc kết hôn dù không thiếu người theo đuổi.

Cảnh lạ ở hẻm ‘nhà thùng’ TPHCM: Trăm năm ngăn đôi 2 cảnh đời trái ngược

Hẻm "nhà thùng", có từ thời Pháp thuộc như ngăn đôi 2 cảnh đời trái ngược với một bên là dãy nhà cao cửa rộng trong khi phía đối diện là những căn nhà bé tí, lụp xụp rộng chưa đầy 10m2.

Chuyện cảm động phía sau tấm ảnh phục dựng gia đình đủ 4 người ở Làng Nủ

Sau trận lũ quét kinh hoàng xảy ra tại thôn Làng Nủ, em Hoàng Xuân Phúc (14 tuổi) đã mất đi cả bố và mẹ. Mong muốn của Phúc là có một bức ảnh đầy đủ 4 thành viên trong gia đình.

BAT Việt Nam hoàn thành mục tiêu khoanh nuôi 120ha rừng ngập mặn Cà Mau

Công ty British American Tobacco (BAT) Việt Nam và Trung tâm bảo tồn Thiên nhiên Gaia đã hoàn thành dự án hợp tác trồng rừng giai đoạn 2022 - 2024. Một trong các mục tiêu là chuyển hóa 120ha bãi bồi thành rừng tại Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau.

Du khách hào hứng với loạt trải nghiệm tại Sun KraftBeer Festival 2024

Dù đã qua mùa hè cao điểm, nhưng mỗi ngày Sun World Ba Na Hills vẫn thu hút hàng nghìn du khách đến với Lễ hội bia tươi và ẩm thực Sun KraftBeer 2024.

Chị dâu tặng vòng vàng dịp kỷ niệm ngày cưới, tôi đi bán mới phát hiện sự thật

Không tin vào những gì mình nghe được, tôi đã mang chiếc vòng vàng được chị dâu tặng đến 3 cửa hàng khác nhau để kiểm tra.

Cô gái Bình Phước ngồi xe lăn vào lễ đường, nhiều người rơi nước mắt

Đám cưới của Nhung có nhiều điều đặc biệt. Cô được bố đẻ bế ra trao cho chú rể. Khoảnh khắc chú rể đẩy xe lăn, đưa cô dâu tiến vào lễ đường nhiều người cảm động rơi nước mắt.

Nước ngập trắng đồng ở Chương Mỹ, 100 cảnh sát gặt lúa giúp dân

Dù cơn bão số 3 đã đi qua, nhưng những cánh đồng của xã Mỹ Lương (Chương Mỹ, Hà Nội) vẫn chìm trong biển nước. Để giảm thiểu thiệt hại, hơn 100 chiến sĩ cảnh sát đã xuống đồng gặt lúa giúp người dân.

Chùa cổ gần 1.000 tuổi trên đỉnh núi Long Đọi, Hà Nam

Chùa Long Đọi Sơn vừa mang một vẻ đẹp cổ kính, linh thiêng của một ngôi cổ tự gần 1.000 năm tuổi, vừa mang đến cho du khách cảm giác bình yên, thanh tịnh.

'Nhìn danh sách ủng hộ của xóm nghèo, giật mình tưởng đọc nhầm con số'

Hay tin người dân miền Bắc oằn mình trong bão lũ, người dân Sơn Trình không ai bảo ai, tự nguyện góp tiền ủng hộ.

Đang cập nhật dữ liệu !