Gắn mác 'giải cứu', nhiều shop online rao bán ngao giá 'trên trời'

Trên nhiều chợ mạng đang có phong trào giải cứu hàng nông sản. Cách đây vài tuần là giải cứu dưa hấu, thanh long, tôm hùm, khoai lang Nhật, nay lại xuất hiện một loạt các mặt hàng khác như ngao hai cùi, hàu. Điều đáng nói là giá bán cao chót vót.

Có không ít người muốn bán được hàng đã gắn thêm mác "giải cứu" hoặc bán giá rẻ nhưng chất lượng không đảm bảo, không mang tính chất giải cứu.

Tràn ngập "giải cứu" trên chợ mạng

Nhiều người bán hàng online đang rao bán ngao hai cùi với giá rẻ khoảng 50.000-70.000 đồng/kg. Đặc biệt, nếu mua số lượng từ 3kg giá chỉ 35.000 đồng/kg.

Chị Hằng, một người bán hàng cho biết, do ngao đợt này không xuất được sang Trung Quốc nên giá rẻ. Chị khoe, trong ngày hôm qua chị bán được 4 tạ ngao và hiện vẫn gom hàng để bán tiếp.

Tuy nhiên, theo tìm hiểu của phóng viên, loại ngao 50.000 đồng/kg là loại nhỏ (khoảng 40-45 con một kg), còn loại ngao to (28-32 con) giá bán vẫn 85.000-90.000 đồng/kg.

Tuy nhiên, mức giá không mang tính chất giải cứu, hàng loại 1 vẫn có giá ngang ngửa với thị trường

Thực tế, đang có tình trạng lợi dụng việc giải cứu, đánh vào tâm lý người tiêu dùng. Bởi tại các chợ không bán “giải cứu” thì giá ngao bình thường vẫn 80.000-100.000 đồng/kg tùy loại to hay nhỏ. 

Chị Hảo (Phạm Văn Đồng) cho biết, gia đình chị thích ăn ngao hai cùi vì thịt ngao giòn, ngon, ngọt. Chị vẫn hay mua ngao hai cùi về hấp sả hoặc nướng mỡ hành. Thấy đợt này mọi người kêu gọi giải cứu ngao hai cùi nhưng chị cho biết, thực ra là tiền nào của nấy thôi chứ không phải giải cứu nên mới có giá rẻ.

“Tôi mua tại chợ, giá ngao hai cùi bình thường vẫn tầm trên dưới 100 nghìn với loại chỉ khoảng 20-25 con một kg. Còn trên chợ mạng đúng là có rẻ hơn nhưng chỉ là loại ngao bé, không có loại ngao to như thế. Hơn nữa, trên chợ mạng, họ bán giá rẻ hơn một chút nhưng đi kèm với điều kiện phải mua số lượng từ 2-3kg, rồi phải đặt hàng trước đến ngày hôm sau mới giao hàng. Đó là còn chưa tính tiền ship. Do đó, nếu tính ra thì chẳng rẻ hơn được tí nào”, chị Hảo cho hay.

Lại hô hào giải cứu hàu

Ngoài ngao hai cùi, còn có người kêu gọi giải cứu hàu. Chị Quỳnh, một người bán giới thiệu: “Em gom được mớ hàu đại dương chỉ 40.000 đồng/kg. Nếu không phải vì dịch virus corona, hàng không xuất đi được sang Trung Quốc thì mọi người không được ăn loại này đâu vì hàu to chỉ xuất khẩu thôi”.

Tuy nhiên, nhiều người mua hàu đại dương như quảng cáo được một phen “ngậm quả đắng”.

Chị Lan (Thanh Xuân, Hà Nội) cho hay: "Nghe theo lời quảng cáo hàu to, ngon, hàng giải cứu giá rẻ nên tôi đặt mua 5kg hàu trên chợ mạng, ai ngờ họ giao cho mình cả tảng nguyên đất cát chưa làm sạch, 4-5 con cứ dính chặt vào nhau không tài nào tách ra được. Mua một lần này rồi cạch đến già".

Hàu đại dương giá rẻ đi kèm với đất cát. Nhiều người mua một lần và cạch luôn.

Một số người khác thì cho biết hàu không béo như quảng cáo, vỏ nhiều, không ngon như hàu sữa.

Chị Phương, chủ một cửa hàng hải sản ở chợ Nghĩa Tân cũng cho biết, không phải tự dưng mà họ bán rẻ như thế, ngao hai cùi có nhiều loại nên mỗi loại có mức giá khác nhau. Tương tự, hàu cũng như vậy, chả cần phải giải cứu, hàu sữa ngon, làm sạch rồi cũng chỉ tầm 50.000 đồng/kg. Còn loại hàu đại dương chị chưa nghe thấy và cũng không bán loại này.

Với mức giá ngang ngửa giá thị trường và chất lượng thấp, phải chăng việc giải cứu này đúng hơn là đang giải cứu người bán?

Hà An

Sống giữa kho ‘vàng xanh’, người dân vùng cao Thanh Hóa vẫn nghèo

Thanh Hóa là địa phương có diện tích trồng tre, luồng nhiều nhất cả nước. Kinh tế từ cây lâm sản này chỉ giải quyết được cái khó khăn trước mắt, người dân vẫn chưa thể làm giàu.

Người dân vùng cao Thanh Hóa thu hàng chục triệu đồng nhờ quýt hôi

Từ loại quả mọc dại trên rừng không ai hái, quýt hôi được người dân ở vùng cao Thanh Hóa trồng tại các vườn, nương rẫy mang lại thu nhập hàng chục triệu đồng mỗi vụ.

Xuất khẩu thủy sản giảm, chờ thị trường châu Á cuối năm

Sau những kỷ lục lịch sử, hàng loạt thế mạnh tỷ USD của ngành thuỷ sản hụt thu lớn. Bởi, người tiêu dùng toàn cầu “thắt lưng buộc bụng” khiến xuất khẩu các nhóm hàng thuỷ sản của nước ta lao dốc.

Giá vàng quanh đỉnh lịch sử: Dân 'đua' chốt lời, cửa hàng cạn tiền mặt trả khách

Giá vàng đang trong chuỗi ngày tăng mạnh, thiết lập kỷ lục mới 74,6 triệu đồng/lượng. Người dân kéo nhau đi bán vàng chốt lời khi giá tăng cao khiến tiệm vàng nhiều lúc cạn tiền mặt trả khách.

Gần Tết, chủ trại buồn rầu bán lỗ vài chục triệu đến tiền tỷ mỗi lứa lợn

Cuối năm được coi là mùa cao điểm tiêu thụ nhưng giá lợn hơi vẫn “chạm đáy” và chưa có dấu hiệu phục hồi khiến người chăn nuôi thua lỗ nặng.

Loại côn trùng xấu xí là đặc sản lạ được săn lùng

Loại côn trùng này có vẻ ngoài xấu xí nhưng lại là nguyên liệu chế biến nên nhiều món ngon nức tiếng. Dế cơm ngày nay thành đặc sản được săn lùng, muốn mua cũng khó vì vừa ngon vừa lạ, dù giá không hề rẻ.

Trồng 'cây làm giàu', người dân Thanh Hoá lâm cảnh nợ nần

Cây gai xanh hứa hẹn là loại cây mang lại thu nhập cao, từng được người dân ví von là 'cây làm giàu' nhưng vừa trồng đại trà được 3 năm nay thì người dân ở Thanh Hóa lâm cảnh nợ nần, đứng ngồi không yên.

Lý do dự báo giá vàng trong nước có thể tăng lên 77 triệu đồng/lượng

Theo Phó chủ tịch Hiệp hội Kinh doanh vàng Việt Nam, nếu giá vàng thế giới lên mức 2.100 USD/ounce thì giá vàng trong nước có thể tăng lên mức 76-77 triệu đồng/lượng.

Tìm cách 'mở lại đường' để tôm hùm bông xuất khẩu vào Trung Quốc

Về lâu dài, người nuôi nên tham gia vào chuỗi liên kết sản phẩm tôm hùm chất lượng, đảm bảo truy xuất được nguồn gốc giúp nâng cao giá trị, giải quyết được vấn đề khi Trung Quốc ngưng nhập mặt hàng này.

Michelin Guide và sức mạnh của những ‘ngôi sao’

Nếu nhìn hành trình Michelin Guide đến Việt Nam như một giấc mơ đã thành hiện thực thì tiếp nối giấc mơ ấy, người làm ẩm thực tại Việt Nam đang đứng trước một hành trình còn dài hơn thế.