Ế như nợ xấu: Nhà đầu tư nước ngoài tới xem rồi... mất hút

Nợ xấu ế ẩm các nhà đầu tư mới chỉ tiếp cận tìm hiểu nước đầu mà chưa có ai đặt vấn đề cụ thể.

Tốc độ xử lý chậm

TS. Nguyễn Quốc Hùng, Chủ tịch Hội đồng thành viên, Công ty quản lý tài sản (VAMC) cho biết, tính từ ngày 1/1/2015 đến ngày 18/10/2015, VAMC đã phát hành trái phiếu đặc biệt (TPĐB) để mua nợ xấu của Tổ chức tín dụng (TCTD) được 13.065 khoản nợ tương ứng với 91.963 tỷ đồng dư nợ gốc, giá mua là 82.681 tỷ đồng của 39 TCTD.

Lũy kế từ 2013 đến 30/9/2015, VAMC đã phát hành 191.333 tỷ đồng giá trị TPĐB mua nợ xấu với giá trị dư nợ gốc 225.518 tỷ đồng.

Ế như nợ xấu: Nhà đầu tư nước ngoài tới xem rồi... mất hút - ảnh 1

Sau 3 năm hoạt động VAMC đã thu hồi được 8.000 tỷ đồng nợ xấu. Ảnh minh họa

Cùng với việc mua nợ xấu bằng TPĐB, từ đầu năm đến 16/10/2015, VAMC đã phối hợp với các tổ chức tín dụng thực hiện thu hồi nợ, bán nợ, bán tài sản đảm bảo đạt 10.694 tỷ đồng, số lũy kế từ 2013 đến hiện tại là 15.669 tỷ đồng.

TS. Trương Văn Phước, Phó Chủ tịch Ủy bán giám sát Tài chính Quốc hội cũng cho hay, sau 3 năm xử lý, tỷ lệ nợ xấu giảm xuống 3% (tháng 8/2015). Tổng số nợ xấu hệ thống tổ chức tín dụng đã xử lý từ năm 2012- 2015 là trên 400 nghìn tỉ đồng. Trong đó 45% xử lý qua VAMC, 28% xử lý bằng nguồn khoản dự phòng rủi ro, 27%  qua hình thức khác.

Tuy nhiên, sau 3 năm hoạt động VAMC mới thu hồi được 8.000 tỷ đồng nợ xấu, trong khi đã mua lại 45% nợ xấu của toàn hệ thống.

Nhà đầu tư nước nước ngoài "đến rồi đi"

Theo ông Nguyễn Quốc Hùng, so với thực trạng nợ xấu, tốc độ xử lý nợ xấu của VAMC còn chậm, kết quả bán nợ, tài sản đảm bảo còn rất khiêm tốn. Nguyên nhân trong quá trình triển khai xử lý gặp một số bất cập như:

Thứ nhất, VAMC không thể tiến hành cơ cấu nợ cho khách hàng khi Tổ chức tín dụng chưa thống nhất.

Thứ hai, trong thu giữ tài sản: chủ tài sản không đồng ý bàn giao tài sản, không có mặt theo thời gian, địa điểm thu giữ, khách hàng đã đi khỏi địa phương…thậm chí sau khi thực hiện thu giữ tài sản, khách hàng khởi kiện tài sản có tranh chấp từ trước khi bán nợ cho VAMC.

Ế như nợ xấu: Nhà đầu tư nước ngoài tới xem rồi... mất hút - ảnh 2

Ông Nguyễn Quốc Hùng, Chủ tịch Hội đồng thành viên, Công ty quản lý tài sản (VAMC)

Thứ ba, việc phát mại tài sản phải thông qua đấu giá mất nhiều thời gian, thủ tục phức tạp; Khách hàng thường không chấp nhận định giá tài sản theo mức giá thị trường mà luôn yêu cầu phải đủ để trả nợ gốc và lãi; Bên bảo đảm không hợp tác bàn giao tài sản, xác định giá trị bảo đảm dẫn đến VAMC, Tổ chức tín dụng không thể xử lý để thu hồi nợ.

Thứ tư, VAMC không có quyền chủ động quyết định xử lý những khoản nợ xấu mua bằng TPĐB, không có nhiều vai trò định đoạt tài sản đảm bải các khoản nợ xấu đã mua…

Cũng theo ông Hùng, trong thời gian vừa qua, nhiều tổ chức quốc tế, nhà đầu tư nước ngoài đến làm việc với VAMC để mua bán nợ xấu. Tuy nhiên sau khi nghiên cứu hệ thống pháp luật tại Việt Nam đối với các vấn đề liên quan đến mua bán và xử lý nợ xấu, sở hữu đất đai, tái cấu trúc doanh nghiệp và đặc biệt là vai trò hạn chế của VAMC trong quyết định các vấn đề về bán nợ, bán TSĐB…các nhà đầu tư mới chỉ tiếp cận tìm hiểu nước đầu mà chưa đặt vấn đề cụ thể.

Ông Hùng cho biết, những khó khăn vướng mắc về pháp lý để xử lý nợ xấu đó là vai trò của cơ quan chức năng trong thu giữ tài sản. Thủ tục tố tụng và thi hành án cũng gặp nhiều vướng mắc.

Bên cạnh đó, hệ thống quy định pháp luật để vận hành thị trường chưa đầy đủ. Đó là quy định về quyền và trách nhiệm của người mua nợ, người bán nợ, xử lý nợ. Việc định giá khoản nợ đến nay chưa có quy định cụ thể, cơ sở xác định giá trị của khoản nợ rất phức tạp. Việc đấu giá một TSBĐ phải thực hiện trong 3-5 tháng mới có thể thành công.

“VAMC cần có những khuôn khổ pháp lý đặc biệt trong xử lý nợ xấu. Có thể xây dựng bộ luật xử lý nợ xấu, làm rõ quyền và trách nhiệm người đi vay, cho vay, xử lý nợ xấu. Nếu không có khuôn khổ pháp lý đặc biệt thì cho dù có tiền thật cũng khó có thể xử lý nhanh và hiệu quả nợ xấu”, Chủ tịch VAMC cho hay.

Đồng tình với quan điểm trên, TS. Trần Du Lịch nói: “Tôi nói thật nếu cơ chế mua bán tài sản mà Bộ Luật dân sự quy định về quyền của chủ nợ liên quan đến tài sản thế chấp như hiện nay thì tài sản bất động sản 5 năm cũng không bán được, đừng có nói giải quyết được. Khi ngân hàng muốn bán tài sản nhưng con nợ không chịu hợp tác thế là đành chịu”.

Theo TS. Trần Du lịch, vấn đề hiện nay là đang vướng về Luật dân sự và các quy định. Cần phải xem lại quyền của chủ nợ đối với tài sản thế chấp như thế nào.

TS. Trương Văn Phước cũng chỉ ra một số bất cập, tồn tại như: hiện nay thị trường mua bán nợ của Việt Nam chưa phát triển, chưa có cơ chế định giá nhanh; chưa hình thành được thị trường mua bán nợ thứ cấp, do đó chưa tận dụng được nguồn vốn từ các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Đặc biệt thủ tục xử lý tài sản thế chấp còn nhiều phức tạp, qua nhiều khâu xử lý kéo dài.

Do đó theo ông cần hoàn thiện hệ thống pháp luật xử lý nợ xấu: tài sản đảm bảo, cơ chế cấn trừ nợ, xiết nợ, thủ tục thi hành án, cơ chế định giá nhanh…

Diệu Thùy

Căn hộ Sun Urban City Hà Nam: không gian sống sáng tạo, thông minh

Thiết kế thông minh, tối ưu trải nghiệm, căn hộ nghệ thuật Art Residence tại Sun Urban City Hà Nam không chỉ chinh phục khách hàng mọi lứa tuổi, mà còn được ví như một “biểu tượng” của sự sáng tạo và tối ưu không gian sống.

Dư âm sự kiện ‘Kỷ nguyên vươn mình - Hành trình rực rỡ’ của Sun Property

Diễn ra từ 9-11/12, chuỗi sự kiện “Kỷ nguyên vươn mình - Hành trình rực rỡ” được Sun Property (thành viên Sun Group) tổ chức để tri ân các đại lý trên khắp ba miền Bắc - Trung - Nam.

Bỏ việc lương cao, chàng trai về quê nuôi hươu thu 600 triệu đồng mỗi năm

Nghỉ việc lương cao ở Nhật Bản để về quê nuôi hươu lấy nhung, chàng trai 9x có thu nhập hơn 600 triệu đồng mỗi năm.

Đô thị Sun Group tại Hà Nam - tái định nghĩa lại khái niệm ‘ngôi nhà’ hiện đại

Trần cao mọi căn hộ lên đến 5m, cửa kính “khổng lồ” 4m, công năng tối ưu đến từng chi tiết … là một phần trong “từ điển vị nhân sinh” tại đô thị nghỉ dưỡng Sun Urban City Phủ Lý, Hà Nam.

Cách SHB truyền cảm hứng cho thế hệ nhân sự tương lai

Thế hệ trẻ có xu hướng tìm kiếm môi trường làm việc hiện đại, linh hoạt, có nhiều cơ hội để phát triển bản thân. Hiểu được điều đó, SHB đang nỗ lực để tạo ra một môi trường làm việc “không giới hạn”, hướng tới xây dựng mô hình ngân hàng tương lai.

Vinamilk liên tục được gọi tên tại các giải thưởng về phát triển bền vững

Cam kết mạnh mẽ hướng đến mục tiêu Net Zero 2050 đã giúp Vinamilk lan tỏa tinh thần phát triển bền vững đến cộng đồng doanh nghiệp. Cũng vì vậy mà cái tên Vinamilk liên tiếp được xướng lên tại các giải thưởng về ESG, phát triển bền vững vừa qua.

Vinamilk - hành trình ấn tượng 16 năm liền là Thương hiệu Quốc gia

Vinamilk tiếp tục được vinh danh Thương hiệu Quốc gia Việt Nam 2024, viết tiếp một hành trình đặc biệt và khác biệt của doanh nghiệp sữa Việt duy nhất giữ vững danh vị này trong 16 năm liên tiếp.

Thế mạnh Việt thu về 3,6 tỷ USD, thế 'vô địch' tại thị trường Mỹ

Một thế mạnh của Việt Nam đang chiếm lĩnh tại thị trường Mỹ, chiếm gần 89,4% tổng giá trị nhập khẩu của quốc gia này. Nước ta cũng đã thu về gần 3,6 tỷ USD trong 10 tháng qua.

Thị trường bất động sản Thủ đô sẵn sàng bước vào chu kì mới

Chu kì mới của thị trường bất động sản dần khởi động với sự trỗi dậy của những địa hạt đầu tư mới. Tại Hà Nội, sự khởi sắc của thị trường đang gọi tên điểm đến mới của dòng tiền: khu vực đông bắc Thủ đô.

Đặc quyền độc nhất chỉ có tại 2 tòa phức hợp đa tiện ích The Sola Park

Sở hữu loạt tiện ích đẳng cấp, đáp ứng nhu cầu sinh sống - làm việc - giải trí trong 1 tòa tháp, đảm bảo an ninh an cư - đó là những đặc quyền chỉ có tại 2 tòa phức hợp The Avenue và The Sky, thuộc dự án The Sola Park.