Đường mòn Inca vì sao là Di sản văn hóa thế giới?

Tổ chức Khoa học, Giáo dục và Văn hóa của Liên hiệp quốc Unesco đã công nhận Đường mòn Inca của Bolivia cùng với Argentina, Chile, Colombia, Ecuador và Peru là Di sản văn hóa thế giới năm 2014.
Đường mòn Inca vì sao là Di sản văn hóa thế giới? - ảnh 1

Đường mòn Inca của Bolivia và Argentina, Chile, Colombia, Ecuador và Peru

Đường mòn Inca là một hệ thống đường giao thông rộng lớn và tiến tiến nhất được xây dựng thời kỳ tiền Columbus tại khu vực Nam Mỹ. Hệ thống đường các đường mòn thuộc đường mòn Inca khi liên kết với nhau sẽ có tổng chiều dài lên tới 40.000 km. Mặc dù có nhiều nhánh nhưng công trình này có 2 nhánh chính trong đó 1 nhánh đi qua dãy Andes và một nhánh đi từ Inca tới kỳ quan thế giới Machu Picchu.

Đường mòn Inca dẫn đến Machu Picchu là một đoạn nổi tiếng nhất trong hệ thống đường Inca với tổng chiều dài lên đến 23.000km nhưng chỉ dùng để... đi bộ. Người Inca xưa kia không có ngựa cũng như xe kéo để đi lại như ở Châu Âu, Á.

Đường mòn Inca vì sao là Di sản văn hóa thế giới? - ảnh 2

Đường mòn Inca là một hệ thống đường giao thông rộng lớn và tiến tiến nhất được xây dựng thời kỳ tiền Columbus

Đường mòn Inca vì sao là Di sản văn hóa thế giới? - ảnh 3

Tổng chiều dài của các đường mòn lên tới 40.000 km

Đường mòn Inca vì sao là Di sản văn hóa thế giới? - ảnh 4

Công trình này có 2 nhánh chính trong đó 1 nhánh đi qua dãy Andes

Đường mòn Inca vì sao là Di sản văn hóa thế giới? - ảnh 5

Và một nhánh đi từ Inca tới kỳ quan thế giới Machu Picchu.

Đường mòn Inca vì sao là Di sản văn hóa thế giới? - ảnh 6

Những đoạn đường khác nhau trên đường mòn Inca

Trải dài qua các quốc gia: Ecuador, Chile, Peru, Bolivia, Argentina, tuỳ theo địa hình mà con đường có thể rộng 8 m (ven biển) và hẹp chỉ 1 m (ven núi), gồm hai nhánh chính: đường ven biển dài hơn 4.000 km rộng 8m, và đường dọc theo dãy núi Andes dài 5.200 km cùng vô số nhánh nhỏ khác.

Người Inca (một tộc người da đỏ tại miền Nam châu Mỹ) đã xây dựng mạng lưới đường mòn trải dài trên khắp các góc xa xôi của đế chế Inca, từ Quito, Ecuador tới Santiago, Chile và phía đông đến Medoza, Argentina. Trong đó, Cusco là thủ phủ lịch sử của đế chế vĩ đại này. Hầu hết các đường mòn chính đều nằm trên những ngọn núi xung quanh Cusco.

Đường mòn Inca vì sao là Di sản văn hóa thế giới? - ảnh 7

Đường mòn Inca dẫn đến Machu Picchu là một đoạn nổi tiếng nhất trong hệ thống đường Inca

Đường mòn Inca vì sao là Di sản văn hóa thế giới? - ảnh 8

Đường mòn Inca có những đoạn rất hẹp

Đường mòn Inca vì sao là Di sản văn hóa thế giới? - ảnh 9

Thành phố lịch sử Cusco

Đường mòn Inca có những đoạn rất hẹp, có đoạn treo leo lại có những đoạn đường dốc dọc hai bên đường là cảnh quan thiên nhiên đẹp mắt và rất nhiều di chỉ vốn là những tàn tích còn sót lại của đế chế Inca

Tuy có tổng chiều dài tới 40.000km, nhưng đường khảo cổ quan trọng và đẹp nhất chỉ dài 43 km đi qua Runcuracay, Sayacmarca, Phuyupatamarca, Winay Wayna và Machu Picchu. Đây chính là đoạn đường nổi tiếng mà bất cứ dân phượt nào, hay những người yêu thích du lịch mạo hiểm cũng đều mơ ước. Cung đường này tương đối dễ đi nhưng khí hậu có sự thay đổi tương lối lớn khi đi từ chân núi tới đỉnh núi với độ cao lên tới 4.200 mét so với mặt nước biển. Dọc theo cung đường này còn có vô số những di tích khảo cổ quan trọng, vốn là những công trình, những tàn tích của đế chế Inca hùng mạnh. Không chỉ có thế, trên cung đường này còn có thung lũng Sacred với khu chợ thị trấn Pisac truyền thống và những pháo đài "quyến rũ" ở Ollantaytambo. Tất cả những di chỉ và địa danh trên cung đường đều là những điểm đến vô cùng hấp dẫn

Người Inca xưa kia đã xây dựng cung đường này với nhiều mục đích chứ không chỉ đơn thuần phục vụ giao thông. Trên thực tế cung đường này còn phục vụ cho mục đích quân sự, thương mại và cả tôn giáo.

Trên đường mòn Inca, ngoài con người có lẽ chỉ có lạc đà là phương tiện giao thông chuyên trở. Bởi không có ngựa như tại các quốc gia khác do đó người Inca xưa kia dùng lạc đà thay thế cho ngựa để di chuyển và vận chuyển hàng hóa qua lại tuyến đường này.

Đường mòn Inca vì sao là Di sản văn hóa thế giới? - ảnh 10

Cung đường nổi tiếng nhất là cung đường từ Inca đến Machu Picchu. Con đường này bắt đầu từ thành phố lịch sử Cusco và kết thúc tại "thành phố đã mất Machu Picchu"

Về tính thương mại, người Inca đã dùng đường mòn nổi tiếng này là cầu nối để vận chuyển và trao đổi cũng như cung cấp lương thực, hàng hóa tới những khu vực xa xôi của đế chế. Cũng như những đế chế hùng mạnh khác, tài sản của cải của người Inca tập trung tại khu vực trung tâm do giai cấp thống trị kiểm soát. Để phân bổ nguồn tài nguyên này, họ đã sử dụng đường mòn và những nhánh cầu được xây dựng trên tuyến đường để vận chuyển, tiếp ứng lương thực, hàng hóa tới những vùng xa trung tâm.

Về tính quân sự, con đường này giúp cho việc liên lạc truyền thông tin cũng như tổ chức hậu cần cho quân đội đươc nhanh chóng và thuận lợi hơn. Trên con đường này, người Inca đã cho xây dựng những kho lưu trữ thực phẩm phòng trường hợp xảy ra xung đột, chiến tranh. Những kho lưu trữ này luôn có một số lượng nhất định hạt ngũ cốc, ngô dự phòng để phục vụ quân đội.

Về mặt tôn giáo, người Inca cổ xưa có nhiều nghi lễ truyền thống trong đó có những nghi lễ hiến tế trẻ em, hàng hóa, lạc đà...lên các vị thần. Việc hiến tế thường được bắt đầu bằng những lễ cúng tế dưới chân núi, sau đó vật hiến tế sẽ được chuyển lên đỉnh núi để dâng lên thần linh. Cách duy nhất để người Inca có thể tiếp cận và đưa vật hiến tế lên đỉnh núi là xây dựng đường mòn. Vì vậy mà dọc theo đường mòn lên đến đỉnh núi còn có những đền thờ thần núi được xây dựng, hệ thống những đền thờ này có tên gọi là đền thờ Zeq'e.

Đường mòn Inca vì sao là Di sản văn hóa thế giới? - ảnh 11

Thành phố đã mất Machu Picchu

Cung đường nổi tiếng dẫn từ Inca tới Machu Picchu (Peru), nhiều năm qua là mơ ước của nhiều nhà du lịch mạo hiểm và của các nhà thám hiểm từ khắp nơi trên thế giới. Machu Picchu được biết đến là thành phố đã mất của người Inca. Nơi đây đã từng là vùng đất hoàng gia của đế chế Inca. Để tới được thành phố này, sẽ phải đi qua những đường mòn chống chéo, uốn lượn qua nhiều ngọn núi, khu rừng sương mù, và cả những vùng cao nguyên. Nhiều nhà khoa học, khảo cổ đã cho rằng, nông nghiệp tại Machu Picchu trước kia không thể đáp ứng đủ nhu cầu tại đây vì thế mà người Inca đã xây dựng cho đường mòn nổi tiếng để vận chuyển lương thực và phát triển đế chế ngày càng hùng mạnh hơn.

Sự nổi tiếng của kỳ quan thế giới Machu Picchu đã góp phần làm cho đường mòn Inca trở thành đường mòn nổi tiếng nhất thế giới. Đặc biệt cung đường dẫn từ Inca tới Machu Picchu là đoạn đường mà nhiều người yêu thích du lịch mạo hiểm tìm đến. 30 năm trước, cung đường này đã được chính phủ Peru đưa vào khai thác du lịch. Tuy nhiên để đảm bảo việc khai thác du lịch không ảnh hưởng tới di sản văn hóa này, số lượng khách du lịch được quản lý rất chặt chẽ và hạn chế. Tất cả hướng dẫn viên du lịch, các công ty lữ hành đều phải được cấp phép và số lượng giấy "thông hành" trong ngày giới hạn ở con số 250. Tuy nhiên, trong số này chỉ có 150 giấy phép dành cho du khách, còn lại là hướng dẫn viên, người vận chuyển, đầu bếp... Vì thế, để có thể tham gia vào tour du lịch trải nghiệm, khám phá trên con đường mòn này, thông thường khách du lịch phải đặt trước từ 4 đến 6 tháng với giá tiền không hề rẻ. Mặc dù khó khăn với mức giá tương đối cao nhưng cung đường này vẫn là một trong di sản văn hóa đặc biệt hấp dẫn khách du lịch trên thế giới.

Theo disanthegioi.cinet.gov.vn

Bánh tôm hồ Tây - Món ăn nức tiếng của Hà Nội 'gây thương nhớ' cho du khách quốc tế

Đến với Thủ đô Hà Nội, du khách nước ngoài không chỉ thích thú với các địa điểm du lịch nổi tiếng, mà còn nhớ mãi món ăn, đặc sản nức tiếng bất cứ ai cũng đã từng thưởng thức, đó chính là bánh tôm hồ Tây.

Du lịch Đà Nẵng: Khám phá Bà Nà về đêm chỉ từ 500.000 đồng

Từ tháng 10/2024, khu du lịch Sun World Ba Na Hills (Đà Nẵng) áp dụng chính sách giá combo “Ba Na By Night” linh hoạt theo từng khung giờ lên cáp treo.

Fansipan, Sa Pa - điểm đến lý tưởng cho kỳ nghỉ 2/9

Kỳ nghỉ lễ 2/9 kéo dài 4 ngày sẽ là thời điểm lý tưởng cho một chuyến đi du lịch tại Fansipan, Sa Pa - nơi nắng vàng như rót mật, khí hậu mát lạnh, ruộng bậc thang mùa lúa chín rực vàng và tưng bừng các lễ hội.

Lý do Hà Nam có cơ hội trở thành ‘Điểm đến du lịch mới nổi hàng đầu châu Á’

Được kỳ vọng là “Điểm đến du lịch mới nổi hàng đầu châu Á”, Hà Nam là nơi-phải-đến dành cho những ai yêu thích khám phá các lớp trầm tích văn hoá bản địa.

Hà Nam được đề cử 2 hạng mục tại World Travel Awards lần thứ 31

Hà Nam vừa xuất sắc lọt vào danh sách đề cử World Travel Awards lần thứ 31 khu vực châu Á và châu Đại Dương, tại 2 hạng mục “Điểm đến du lịch mới nổi hàng đầu châu Á” và “Điểm đến văn hóa địa phương hàng đầu châu Á”.

Fansipan rực rỡ với thảm hoa tím trải dài tới tận chân trời

Tháng 8, đồi hoa tím trải rộng hơn 15.000m2 tại Sun World Fansipan Legend rực rỡ khoe sắc, làm đẹp cho bức tranh thiên nhiên tuyệt mỹ của dãy núi cao nhất Việt Nam.

Không sinh được con gái, bố chán nản đặt tên khiến chàng trai khốn khổ nhiều năm

Người đàn ông Bình Định tâm sự, anh từng suýt bị trầm cảm bởi cái tên oái oăm.

Bí ẩn 3 ngôi mộ trong hang đá ở Ninh Bình, thi hài được chôn trong tư thế nằm co

Cửa động rộng khoảng 10m, cao khoảng 20m. Trong động có nhiều nhũ đá, khi gõ vào phát ra những âm thanh như tiếng cồng, tiếng chiêng của người Mường.

Đi làm căn cước, chàng trai Phú Yên khiến cả phòng 'bừng tỉnh' vì cái tên lạ

Đi làm căn cước, chàng trai Phú Yên gặp nhiều tình huống dở khóc dở cười vì sở hữu cái tên quá độc lạ, Lưu Kim Jin Đông.

Xuất hiện bông sen Tịnh Đế quan âm siêu hiếm ở Nghệ An

Các đầm sen ở xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An trong mấy năm trở lại đây xuất hiện nhiều bông sen Tịnh Đế khác nhau, vậy nhưng sự xuất hiện cặp sen Tịnh Đế quan âm được xem là siêu hiếm.

Đang cập nhật dữ liệu !