Đường lưỡi bò ở đâu ra? - Kỳ 2: Nhật bại trận, Trung Hoa “nước đục thả câu”

Khoảng năm 1930-1933 Pháp đã hoàn tất việc thiết lập chủ quyền VN ở hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa. Động thái này đã khiến Trung Quốc như ngồi trên lửa, vì họ đang có mưu đồ xâm chiếm Hoàng Sa, Trường Sa.

Đường lưỡi bò ở đâu ra? - Kỳ 2: Nhật bại trận, Trung Hoa “nước đục thả câu”

> Đường lưỡi bò ở đâu ra? - Kỳ 1: Manh nha xâm chiếm Hoàng Sa - Trường Sa

> Nhà nghiên cứu Dương Danh Dy: Nên thành lập “Hội nghiên cứu, tuyên truyền Biển Đông”

> Tại sao Mỹ im lặng khi Trung Quốc chiếm Hoàng Sa của Việt Nam (phần 3)

> Truyền thông Trung Quốc đưa tin bản đồ Trung Quốc 1904

>Các lực lượng "khuấy đục" Biển Đông của TQ: Hải cảnh và cứu nạn (Kỳ 1)

Đường lưỡi bò ở đâu ra? - Kỳ 2: Nhật bại trận, Trung Hoa “nước đục thả câu”

Trạm hải đăng do Pháp xây dựng trên đảo Hoàng Sa vào những năm 1930 - Ảnh tư liệu

Đặc biệt, việc tranh chấp chủ quyền ở biển Đông thời điểm này không chỉ giữa Pháp là đại diện cho An Nam với Trung Quốc (Trung Hoa dân quốc) nữa mà nhân tố thứ ba đã xuất hiện: Nhật Bản.

Pháp kiên quyết khẳng định chủ quyền cho An Nam

Liên tiếp những năm sau đó, để ngăn chặn nước thứ ba nhảy vào xâm chiếm cũng như chuẩn bị cho tính pháp lý quốc tế về quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, Pháp đã chủ động thực thi hàng loạt động thái xác định chủ quyền ở hai quần đảo này.

Đối với quần đảo Hoàng Sa, để ngăn chặn mối họa xâm chiếm của chính quyền Trung Hoa dân quốc cũng như Nhật Bản, từ năm 1937 Pháp đã ủy thác cho kỹ sư trưởng Gauthier điều nghiên việc xây dựng một trạm hải đăng ở đảo nhỏ Hoàng Sa (đảo Pattle). Sau đó năm 1938-1939, theo nghị định số 3282 do toàn quyền Đông Dương Brievie ký, Pháp đã triển khai quân binh đến đảo Hoàng Sa xây dựng trạm hải đăng, trạm vô tuyến TFS và trạm khí tượng, song song đó cũng xây dựng thêm một trạm khí tượng khác trên đảo Phú Lâm.

Tại cực nam biển Đông, tháng 3-1933, Pháp đã điều bốn tàu Lamalicieuse, tàu chiến Alerte, hai tàu thủy văn Astrobale và De Lanessan đến Trường Sa. Sau khi đổ bộ lên các đảo ở đây, người Pháp ngay lập tức soạn thảo một văn bản, sau đó thảo ra 11 bản và thuyền trưởng của các tàu cùng bút ký. Sau đó, các văn bản này được đóng kín trong một cái chai rồi đem đến mỗi đảo ở Trường Sa gắn chặt vào một trụ ximăng xây cố định. Thủ tục xác lập chủ quyền đã được hoàn tất.

Trước đó, trong bản ghi chú gửi cho Vụ châu Á đại dương, Bộ Ngoại giao Pháp đã viết: “Việc chiếm đóng quần đảo Trường Sa (Spratley) mà Pháp thực hiện trong hai năm 1931-1932 là nhân danh hoàng đế An Nam”. Đến năm 1938, Pháp tiếp tục cho xây dựng bia chủ quyền, hải đăng, trạm khí tượng thủy văn và một trạm vô tuyến trên đảo Ba Bình (Itu-Aba). Như vậy, tính từ năm 1930-1938, chính quyền thực dân pháp đã nhân danh An Nam (Việt Nam lúc bấy giờ) xác lập chủ quyền rõ ràng ở Hoàng Sa và Trường Sa.

Người Nhật xuất hiện!

Nhật Bản trong khoảng thời gian từ năm 1918-1930 đã có chú ý đến các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa ở biển Đông. Song có lẽ vì còn e ngại sự hiện diện quá mạnh của người Pháp trên biển Đông nên Nhật có phần nhượng bộ.

Ngày 3-7-1938, Bộ Ngoại giao Pháp công bố về việc Pháp chiếm hữu quần đảo Hoàng Sa: “Do sự đáng chú ý của việc chiếm lĩnh quần đảo Hoàng Sa mà vào tháng 7-1938, đại sứ của ta (Pháp) ở Tokyo nhắc lại sự sát nhập quần đảo Trường Sa trước đây vào nước Pháp”.

Nước Nhật đã phản ứng lại sự kiện này, họ cho rằng “từ năm 1917 người Nhật đã khai thác mỏ phốt-phát trên hòn đảo chính”. Chính vì vậy ngày 31-3-1938 Tokyo đã cáo thị với đại sứ Pháp rằng “quần đảo Hoàng Sa là đất của Nhật Bản, đã được đặt dưới luật pháp của Nhật Bản, sát nhập cai trị với lãnh thổ Đài Loan; sự chiếm đóng được bảo đảm bằng một đội cảnh sát biệt phái”.

Ngày 14-7-1938, nhật báo La Croix đã khẳng định: “Cần nhắc lại rằng quần đảo Hoàng Sa là một nhóm các đảo nhỏ và đá ngầm nhô trên mặt nước có vị trí nằm ở phía nam đảo Hải Nam, đối diện với Đông Dương và vừa mới đây có một ít lính Đông Dương được gửi tới đây để bảo vệ trạm phát sóng TSF và ngọn hải đăng mà chính quyền Pháp đã xây dựng trên miền đất này, hơn nữa, đảo này thuộc về thuộc địa của chúng tôi”.

Ngay sau đó Nhật Bản thay đổi thái độ, báo Le Journal ngày 21-8-1938 đã đưa tin:

“Paris, 20-8 (1938). Theo một công bố của Bộ Ngoại giao Pháp chiều hôm qua, Chính phủ Nhật Bản đã chấp nhận quan điểm của Pháp về việc chiếm đóng quần đảo Hoàng Sa của quân đội Pháp. Công bố cũng nhắc lại rằng Nhật Bản đã từng tranh cãi về quyền chiếm hữu quần đảo này, một vị trí có tầm quan trọng trên tuyến đường biển giữa Trung Hoa và Đông Dương”.

Tuy nhiên “giấy không gói được lửa”, do tham vọng lập đầu cầu chiến lược xâm lược Đông Nam Á, năm 1938 Nhật Bản đã nuốt lời với Pháp và xua quân chiếm đảo Phú Lâm ở Hoàng Sa trong cùng năm. Rồi chỉ một năm sau đó (1939) tràn xuống Trường Sa chiếm đảo Ba Bình. Để nhanh chóng hoàn tất ý đồ xâm chiếm, ngày 31-3-1939 Nhật Bản tuyên bố kiểm soát quần đảo Trường Sa. Đến ngày 9-3-1945 Nhật đảo chính Pháp ở Đông Dương. Họ bắt toàn bộ lính Pháp ở Hoàng Sa, Trường Sa làm tù binh.

Nhật đầu hàng, Trung Hoa bắt đầu “nước đục thả câu”

Người Nhật chiếm hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa không lâu thì phải tháo chạy do thất trận khi Thế chiến thứ 2 kết thúc vào tháng 8-1945. Phát xít Nhật đã đầu hàng vô điều kiện khối đồng minh và chính thức ký văn kiện đầu hàng, chấm dứt chiến tranh Thái Bình Dương vào mùa thu năm 1945. Sau đó Nhật rút toàn bộ quân lực ở Hoàng Sa, Trường Sa về nước.

Theo tuyên ngôn Postdam (Đức) ngày 26-7-1945, quân đội Trung Hoa dân quốc giải giáp và cho hồi hương tàn quân Nhật ở miền Bắc Việt Nam (tính từ vĩ tuyến 16 trở ra), trong đó có quần đảo Hoàng sa.Quân đội Anh sẽ giải giáp quân Nhật từ vĩ tuyến 16 trở vào miền Nam Việt Nam, bao gồm cả quần đảo Trường Sa. Điều này đồng nghĩa với việc quân đội của Tưởng Giới Thạch chỉ có nhiệm vụ đến giải giáp tàn quân Nhật ở Hoàng Sa và các vùng nằm trong khu vực đã được tuyên ngôn Postdam ấn định, không có quyền đến quần đảo Trường Sa. Tinh thần tuyên ngôn Postdam cũng chỉ rõ ràng việc giải giáp quân nhân không gắn liền với quyền chiếm cứ lãnh thổ, cho nên cả Trung Hoa dân quốc lẫn nước Anh đều không có chủ quyền ở Hoàng Sa và Trường Sa.

Song, với ý đồ xâm chiếm Hoàng Sa và Trường Sa, chính quyền Tưởng Giới Thạch đã cho quân xuống các quần đảo này rồi tuyên bố chủ quyền. Cuối năm 1946, quân đội Trung Hoa dân quốc đưa bốn tàu chiến do tướng Lâm Tuân dẫn đầu xuôi biển Đông để đến Hoàng Sa và Trường Sa, mà theo luận điệu hết sức vô lý là “giải giáp tàn quân Nhật”, dù thời gian giải giáp đã hết từ lâu.

Bình luận của nhà nghiên cứu Đinh Kim Phúc

Những tài liệu mà bài báo dẫn chứng thiết tưởng đã đủ để chứng minh một sự thật là chính quyền “bảo hộ” của thực dân Pháp ở Đông Dương đã tái xác lập chủ quyền của Việt Nam (để bảo vệ quyền lợi chính trị lẫn kinh tế của chính sách thực dân) trong thời kỳ đô hộ.

Nó đã góp phần đấu tranh bác bỏ lập luận của phía Trung Quốc, trước đây là Trung Hoa dân quốc của Quốc dân đảng trong âm mưu bành trướng lâu dài của chủ nghĩa dân tộc Đại Hán mà bản đồ có đường lưỡi bò xuất hiện vào năm 1947 là một minh chứng hùng hồn nhất.

Theo MỸ LOAN (Tuổi Trẻ)

___________________

Như vậy cho đến năm 1945, “đường lưỡi bò” chưa hề xuất hiện trên bất cứ tấm bản đồ nào của Trung Quốc. Vậy nó ra đời lúc nào? Và Lâm Tuân là ai?

Kỳ tới: Lâm Tuân là ai?

Theo MỸ LOAN (Tuổi Trẻ)

Đề xuất miễn visa cho khách thị trường trọng điểm

Bà Rịa - Vũng Tàu đề xuất miễn thị thực nhập cảnh đối với khách ở các thị trường trọng điểm như châu Âu, Bắc Mỹ, Australia.

Khách nhiễm Covid-19 cố tình giấu bệnh lên máy bay có thể bị cấm bay vĩnh viễn

Trước khi lên máy bay khách có xét nghiệm xác nhận bị nhiễm Covid-19 nhưng không khai báo trung thực có thể bị Vietnam Airlines cấm bay vĩnh viễn trên các chuyến bay của hãng.

VOV bổ nhiệm Phó giám đốc đài truyền hình kỹ thuật số VTC

Tổng Giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam đã quyết định bổ nhiệm ông Lương Minh Đức giữ chức Phó GĐ Đài Truyền hình Kỹ thuật số VTC, đồng thời tái bổ nhiệm ông Nguyễn Văn Bình tiếp tục giữ chức Phó GĐ Đài Truyền hình Kỹ thuật số VTC.

Bí thư Thành ủy Hà Nội Vương Đình Huệ làm trưởng đoàn ĐBQH TP Hà Nội

Sáng 18/ 2, Đoàn đại biểu Quốc hội Thành phố Hà Nội tổ chức họp đoàn kiện toàn chức danh Trưởng đoàn.

Bộ TT&TT điều động và bổ nhiệm 13 cán bộ lãnh đạo chủ chốt

Nhận định lần trao các quyết định giao nhiệm vụ quy mô lớn này là một sự kiện lịch sử của Bộ TT&TT, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cho rằng, với vị trí, nhiệm vụ mới, 13 cán bộ lãnh đạo các đơn vị sẽ có năng lượng mới để đóng góp tốt hơn cho Bộ, đất nước.

Tọa đàm Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh và Đảng CSVN với sự nghiệp văn hóa-VHNT VN

Buổi tọa đàm với diễn giả là GS. Phong Lê - Nguyên Viện trưởng Viện Văn học, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, diễn ra lúc 9h00 ngày 03/02/2020 tại Tầng 1 Tòa nhà chính Thư viện Quốc gia Việt Nam, 31 Tràng Thi, Hà Nội.

Đắk Lắk: Bệnh nhân bị đồn nhiễm virus corona là một tiếp viên hàng không

Liên quan đến thông tin trên mạng xã hội cho là "có người nhiễm corona tại Đắk Lắk", sáng 28/1, lãnh đạo BVĐK vùng Tây Nguyên cho biết, có một bệnh nhân bị sốt đang được điều trị tuy nhiên chưa thể kết luận có nhiễm virus corona hay không.

Đà Nẵng: Xuân 2020 hướng tới 22 dự án với tổng vốn đầu tư 1,7 tỉ USD

Các cơ quan hữu quan của Đà Nẵng đẩy nhanh việc giải quyết thủ tục đầu tư đối với các dự án đang xúc tiến để tại “Tọa đàm Mùa xuân 2020” có thể hướng tới 22 dự án đầu tư trong và ngoài nước với tổng vốn khoảng 1,715 tỉ USD

Tân Giám đốc Sở KH&CN Hà Nội Nguyễn Hồng Sơn

Sáng nay 20/1, Phó Chủ tịch UBND TP Ngô Văn Quý trao quyết định của Chủ tịch UBND TP Nguyễn Đức Chung bổ nhiệm Giám đốc Sở Khoa học & Công nghệ Hà Nội cho ông Nguyễn Hồng Sơn.

Bổ nhiệm Phó giám đốc Công an tỉnh Đắk Nông giữ chức Giám đốc Công an Lâm Đồng

Được sự ủy quyền của Bộ trưởng Bộ Công an, Thượng tướng Nguyễn Văn Thành đã trao quyết định điều động, bổ nhiệm Đại tá Lê Vinh Quy, Phó giám đốc Công an tỉnh Đắk Nông giữ chức vụ Giám đốc Công an tỉnh Lâm Đồng

Đang cập nhật dữ liệu !