Đụng chạm lợi ích, khó xây dựng danh mục kênh truyền hình thiết yếu

Theo dự thảo do Bộ TT&TT xây dựng, sẽ có 12 kênh chương trình truyền hình trong nước phục vụ nhiệm vụ chính trị, thông tin tuyên truyền thiết yếu. Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng nên rút bớt số lượng kênh để đảm bảo tính khả thi khi triển khai.

Sáng nay, 9/3/2016, tại trụ sở Bộ TT&TT đã diễn ra cuộc họp Ban Soạn thảo, Tổ Biên tập Dự thảo Thông tư quy định danh mục kênh chương trình truyền hình trong nước phục vụ nhiệm vụ chính trị, thông tin tuyên truyền thiết yếu.

Thông tư này áp dụng đối với các đài truyền hình, đài phát thanh – truyền hình, các cơ quan báo chí có giấy phép hoạt động truyền hình, các đơn vị cung cấp dịch vụ phát thanh, truyền hình.

Theo dự thảo Thông tư nêu trên, Danh mục kênh chương trình truyền hình trong nước phục vụ nhiệm vụ chính trị, thông tin tuyên truyền thiết yếu gồm 2 loại: Danh mục các kênh chương trình truyền hình trong nước phục vụ nhiệm vụ chính trị, thông tin tuyên truyền thiết yếu của quốc gia (gọi tắt loại 1) và Danh mục các kênh chương trình truyền hình trong nước phục vụ nhiệm vụ chính trị, thông tin tuyên truyền thiết yếu của địa phương (loại 2).

Trong đó, loại 1 gồm 12 kênh: Kênh thời sự - chính trị tổng hợp VTV1, Kênh đối ngoại VTV4, Kênh tiếng dân tộc VTV5 (của Đài Truyền hình Việt Nam), Kênh thời sự - chính trị tổng hợp VTC1, Kênh VTC10-Netviet, Kênh phòng chống, giảm nhẹ thiên tai, hiểm họa, phục vụ cộng đồng VTC14, Kênh nông nghiệp – nông thôn – nông dân (Đài Truyền hình Kỹ thuật số VTC trực thuộc Đài Tiếng nói Việt Nam), Kênh truyền hình thông tấn Vnews (Thông tấn xã Việt Nam), Kênh truyền hình Công an nhân dân AnninhTV (Trung tâm Điện ảnh, phát thanh, truyền hình Công an nhân dân – Bộ Công an), Kênh truyền hình Quốc phòng Việt Nam QPVN (Trung tâm Phát thanh truyền hình Quốc phòng – Bộ Quốc phòng), Kênh truyền hình Quốc hội Việt Nam QHVN (Đài Tiếng nói Việt Nam), Kênh truyền hình Nhân dân (Báo Nhân dân).

Loại 2 gồm 63 kênh của 63 đài phát thanh truyền hình các tỉnh, thành phố.

Căn cứ tình hình thực tế trong từng giai đoạn, Bộ TT&TT xem xét, bổ sung, điều chỉnh danh mục này để phù hợp yêu cầu nhiệm vụ chính trị, thông tin tuyên truyền thiết yếu của quốc gia, địa phương, và tôn chỉ, mục đích của kênh chương trình.

Các đơn vị cung cấp dịch vụ phát thanh, truyền hình có trách nhiệm cung cấp các kênh chương trình phục vụ nhiệm vụ chính trị, thông tin tuyên truyền thiết yếu trên các hạ tầng truyền dẫn, phát sóng của mình theo quy định tại Điều 7, Điều 13, Điều 14 của Nghị định 06 ngày 18/1/2016 của Chính phủ về quản lý, cung cấp và sử dụng dịch vụ phát thanh, truyền hình.

Đụng chạm lợi ích, khó xây dựng danh mục kênh truyền hình thiết yếu - ảnh 1

Toàn cảnh cuộc họp sáng 9/3/2016 tại trụ sở Bộ TT&TT.

Tuy nhiên, tại cuộc họp, nhiều ý kiến cho rằng để 12 kênh chương trình truyền hình thiết yếu quốc gia như dự thảo Thông tư nêu trên là quá nhiều, chỉ nên rút bớt xuống 6 – 8 kênh, thậm chí là chỉ 3 – 5 kênh.

Theo ông Hà Nam, đại diện Đài Truyền hình Việt Nam, để 12 kênh thiết yếu rồi bắt buộc các doanh nghiệp truyền dẫn phát sóng phải phát miễn phí thì các doanh nghiệp truyền dẫn khó chấp nhận vì ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh. Để đảm bảo hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước thì chỉ nên để vài kênh trong danh mục kênh thiết yếu quốc gia. Đặc biệt, không thể bắt các doanh nghiệp truyền dẫn phát sóng phát miễn phí các kênh chương trình truyền hình thiết yếu quốc gia. Nên chăng yêu cầu áp dụng cách tính phí truyền dẫn theo mức giá phục vụ chứ không theo mức giá kinh doanh.

Bà Lê Hương Giang, Phó Vụ trưởng Vụ Thông tin cơ sở cũng đồng quan điểm cho rằng: "Số lượng kênh thiết yếu quốc gia là 12 kênh là quá nhiều. Cần giảm bớt 1/2 số lượng kênh này trong danh mục. Cần phải đặt tiêu chí đánh giá về nội dung xem kênh chương trình có đáng tầm thiết yếu quốc gia hay không. Phải kiểm soát chặt tôn chỉ mục đích, từng khung chương trình, tỷ lệ chương trình chiếu phim là bao nhiêu, các phim chuyên đề, phóng sự là bao nhiêu... Không thể xét những kênh để 50 – 70% thời lượng kênh là chiếu phim vì lãng phí nguồn lực xã hội".

Gợi ý thêm các tiêu chí để xác định kênh truyền hình thiết yếu quốc gia, ông Nguyễn Thành Chung, Phó Chánh Văn phòng Bộ TT&TT đề xuất một số cách thức lựa chọn như: Xét về nội dung, kênh nào có nội dung đại diện nổi bật hơn cả. Hoặc xét về số lượng người xem, kênh nào có lượng người xem đông đảo, phù hợp với điều kiện của Việt Nam nhiều hơn thì ưu tiên xem xét đưa vào danh mục trong giai đoạn đầu.

Còn theo ông Hà Nam, nên xét theo các tiêu chí như chỉ số tỷ lệ chương trình phát mới, tỷ lệ người xem. 

Các đại biểu tham dự cuộc họp thống nhất quan điểm cho rằng việc xây dựng Thông tư quy định danh mục kênh chương trình truyền hình trong nước phục vụ nhiệm vụ chính trị, thông tin tuyên truyền thiết yếu không hề đơn giản, sẽ gặp phải rất nhiều khó khăn vì va chạm lợi ích chính trị, kinh tế của nhiều đối tượng có liên quan.

Ông Lê Ngọc Đức, Phó Cục trưởng Cục Phát thanh truyền hình và thông tin điện tử, cho biết các ý kiến nêu tại cuộc họp hôm nay sẽ được tổng hợp, tiếp thu để tiếp tục chỉnh sửa dự thảo Thông tư trong thời gian tới.

Bình Minh

Phát hành đặc biệt bộ tem kỷ niệm 90 năm thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam

Chiều 31/1, tại Hà Nội, Bộ TT&TT và Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức Lễ phát hành đặc biệt bộ tem “Kỷ niệm 90 năm thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930-3/2/2020)”. Trước đó, Bưu chính Việt Nam đã phát hành 10 bộ tem về Đảng Cộng sản Việt Nam.

Trao giải Báo chí với phát triển bền vững 2019 và phát động cuộc thi năm 2020

Ngày 10/1/2020, Viện Nghiên cứu Truyền thông phát triển (RED), các đơn vị đồng hành tổ chức lễ trao “Giải Báo chí với phát triển bền vững 2019” và phát động “Giải Báo chí với phát triển bền vững 2020”.

Hà Nội quy hoạch báo chí, giảm 10 tòa soạn báo, tạp chí

Sau sắp xếp, Hà Nội còn 8 cơ quan báo chí, trong đó có 5 báo in, 1 đài truyền hình Hà Nội và 2 tạp chí.

Sách Quốc gia 2019: Bộ sách đồ sộ của cố GS Phan Huy Lê được vinh danh

Bộ sách "Vùng đất Nam Bộ - Quá trình hình thành và phát triển" do cố Giáo sư Phan Huy Lê tổng chủ biên cùng "Động vật chí và Thực vật chí VN" đạt giải A Giải thưởng Sách Quốc gia lần thứ 2.

Giải thưởng sách Quốc gia: Mục tiêu cao nhất là lan tỏa tới độc giả

"Giải thưởng Sách Quốc gia hướng tới mục tiêu cao nhất là tạo sự lan tỏa ngày càng sâu rộng trong đời sống văn hóa, xã hội", Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Hoàng Vĩnh Bảo chia sẻ.

Hà Tĩnh: Dịch vụ bưu chính công ích phát huy tốt vai trò và lợi thế

Việc giải quyết thủ tục hành chính qua dịch vụ bưu chính công ích trên địa bàn Hà Tĩnh đã đi vào ổn định và đang phát huy được vai trò lợi thế, tạo điều kiện thuận lợi và tiết kiệm chi phí, thời gian cho nhân dân khi thực hiện các thủ hành chính.

Hỏi ông Putin câu hỏi "chưa được duyệt", nữ phóng viên bị nghỉ việc bí ẩn?

Truyền thông Nga đang có suy đoán khác nhau về việc 1 nữ phóng viên đã bị buộc xin thôi việc sau khi đặt câu hỏi bất ngờ cho ông Putin trong cuộc họp báo thường niên ngày 19/12.

Cục Tần số: Sắp đấu giá băng tần 2.6Ghz để nâng cao chất lượng mạng 4G

ICTnews - Theo ông Lê Văn Tuấn, Phó Cục Trưởng Cục Tần số Vô tuyến điện, Bộ TT&TT đang khẩn trương chuẩn bị đấu giá băng tần 2.6 Ghz để các nhà mạng tiếp tục mở rộng, nâng cao chất lượng mạng 4G, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của người sử dụng.

Cục trưởng Cục Viễn thông: "Thị trường viễn thông đã bão hòa, khó phát triển thuê bao di động"

ICTnews - Ông Hoàng Minh Cường, Cục trưởng Cục Viễn thông cho biết, thị trường viễn thông đã bão hòa, khó phát triển thuê bao mới. Vì vậy, Cục sẽ cần nghiên cứu phương án tạo động lực cạnh tranh lành mạnh trên thị trường.

Các ngôi sao công nghệ thế giới sẽ đến Việt Nam vào tháng 9/2020

Hội nghị và triển lãm Thế giới số 2020 (ITU Digital World 2020) là sự kiện quan trọng của Liên minh Viễn thông Quốc tế (ITU) do Việt Nam đăng cai sẽ diễn ra từ 06-09/09/2020 tại Hà Nội.

Đang cập nhật dữ liệu !