Dư luận quốc tế nói gì về Việt Nam và Biển Đông
Sinh viên Việt Nam tuần hành phản đối hành vi nghiêm trọng của Trung Quốc ở Biển Đông. Ảnh: Báo Thanh Niên |
* Ngày 14/5, Bộ Ngoại giao và Thương mại Australia công bố quan điểm của Canberra về những diễn biến ở Biển Đông. Trong bản báo cáo này, Australia cho biết họ hoan nghênh các tuyên bố của Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN vào ngày 10-11/5, lien quan đến tình hình ở Biển Đông.
“Chúng tôi chia sẻ mối quan ngại sâu sắc của ASEAN về những diễn biến gần đây liên quan đến căng thẳng gia tăng trong khu vực.
Australia không có tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông, nhưng có lợi ích chính đáng trong việc duy trì hòa bình và ổn định, tôn trọng luật pháp quốc tế, các hoạt động thương mại không bị cản trở và tự do hàng hải.
Australia kêu gọi các bên kiềm chế, tránh những hành động khiêu khích có thể leo thang tình hình và thực hiện các bước để giảm bớt căng thẳng.
Chúng tôi kêu gọi các chính phủ làm rõ và theo đuổi các yêu sách lãnh thổ và quyền hàng hải phải tuân theo luật pháp quốc tế, bao gồm Công ước về Luật Biển (UNCLOS ).
Chúng tôi khuyến khích Trung Quốc và các nước thành viên ASEAN tiến đến việc thông qua Bộ quy tắc ứng xử trên Biển Đông (COC)”.
* Vương quốc Anh lên tiếng ủng hộ tuyên bố của EU về những căng thẳng ở Biển Đông. Khi nói về tuyên bố của Phát ngôn viên Đại diện cấp cao EU ngày 8/5, Quốc Vụ khanh Bộ Ngoại giao Anh Hugo Swire đã đăng tải quan điểm của nước này trên website của chính phủ Vương quốc Anh.
“Việc Trung Quốc lắp đặt một giàn khoan trong vùng biển tranh chấp tuần này đã dẫn đến những căng thẳng gia tăng ở Biển Đông. Vương quốc Anh đồng tình với các tuyên bố mà EU ban hành ngày 8/5, và đã nêu vấn đề với chính phủ Trung Quốc ở cấp bộ trưởng. Chúng tôi kêu gọi tất cả các bên kiềm chế và tìm cách giảm bớt leo thang tình hình.”
* Tuyên bố của Phát ngôn viên Đại diện cấp cao Liên minh châu Âu: “Chúng tôi rất quan tâm đến sự cố gần đây giữa Trung Quốc và Việt Nam liên quan đến hoạt động của giàn khoan dầu Hải Dương 981 của Trung Quốc.
Đặc biệt, EU lo ngại rằng hành động đơn phương có thể ảnh hưởng đến môi trường an ninh trong khu vực, bằng chứng là các báo cáo về các vụ va chạm gần đây giữa tàu thuyền Việt Nam và Trung Quốc.
Chúng tôi kêu gọi tất cả các bên liên quan tìm kiếm giải pháp hòa bình và hợp tác phù hợp với luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển, và tiếp tục đảm bảo an toàn và tự do hàng hải.
Chúng tôi cũng kêu gọi các bên tham gia thực hiện các biện pháp giảm leo thang và tránh bất kỳ hành động đơn phương nào gây bất lợi cho hòa bình và ổn định trong khu vực.
EU sẽ tiếp tục theo sau những động thái chuyển biến [ở Biển Đông] một cách chặt chẽ.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trong cuộc gặp với Tổng thống Philippines Aquino tại Phủ tổng thống Philippines hôm 21/4. |
* Trong tuyên bố chung của Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN được đưa ra bên lề Hội nghị thượng đỉnh ASEAN được tổ chức tại Myanmar. Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN bày tỏ mối quan tâm sâu sắc của họ đối với các diễn biến ở Biển Đông hiện đang làm gia tăng căng thẳng trong khu vực.
* Tổng thư ký Liên Hợp Quốc (LHQ) kêu gọi các bên liên quan kiềm chế tối đa và giải quyết tranh chấp một cách hòa bình, thông qua đối thoại và phù hợp với luật pháp quốc tế, bao gồm cả Hiến chương LHQ.
* Sáu Thượng nghị sĩ Mỹ kêu gọi các đồng nghiệp thông qua các luật pháp tái khẳng định sự ủng hộ của Mỹ đối với tự do hàng hải, nói rằng họ xem các hành động gần đây của Trung Quốc trên Biển Đông là đáng lo ngại.
* Nghị sĩ Tiểu ban đối ngoại châu Á – Thái Bình Dương của Mỹ, ông Eni Faleomavaega là người có thẩm quyền lớn trong việc thiết lập chính sách của Mỹ ảnh hưởng đến khu vực, bao gồm cả Việt Nam và Trung Quốc. Ông cũng đã mạnh mẽ lên án Trung Quốc vi phạm chủ quyền của Việt Nam ở Biển Đông và kêu gọi Mỹ ban hành một tuyên bố rõ ràng và có quyết định phản ứng lại.
* Tuyên bố của Thượng nghị sĩ Mỹ John McCain
“Quyết định của Trung Quốc khi đặt giàn khoan dầu ngoài khơi bờ biển Việt Nam và triển khai hàng chục tàu hải quân hỗ trợ là hành động khiêu khích, có liên quan sâu sắc và làm leo thang căng thẳng ở Biển Đông. Tàu Trung Quốc đã bao vây và đâm vào tàu kiểm ngư Việt Nam, thể hiện sự quấy rối và hung hăng trên biển. Không nghi ngờ gì nữa, Trung Quốc phải chịu trách nhiệm đầy đủ cho nỗ lực đơn phương thay đổi hiện trạng khu vực này.
Những hành động của Trung Quốc khi tuyên bố chủ quyền đối với phần còn lại của vùng biển (Biển Đông) không có cơ sở trong luật pháp quốc tế. Trong thực tế, giàn khoan của Trung Quốc đang gây ra thẳng trong khu đặc quyền kinh tế của Việt Nam, điều đã được xác định rõ ràng theo luật quốc tế. Bổn phận của tất cả các quốc gia có liên quan là nên thúc giục lãnh đạo Trung Quốc hãy nhanh chóng làm giảm căng thẳng và đưa hiện trạng khu vực trở lại bình thường”.
* Bộ Ngoại giao Mỹ: Dựa trên lịch sử căng thẳng gần đây ở Biển Đông, quyết định đơn phương của Trung Quốc đưa giàn khoan dầu vào vùng biển này là khiêu khích và vô ích trong việc duy trì hòa bình và ổn định trong khu vực”.
* Bộ trưởng Ngoại giao Fumio Kishida của Nhật Bản phát biểu: "Chúng tôi coi các trường hợp mới nhất (xảy ra ở Biển Đông) là một phần của hàng loạt vụ đơn phương gia tăng các hoạt động hàng hải của Trung Quốc có tính chất đầy khiêu khích. Chúng tôi nghĩ rằng Trung Quốc nên giải thích rõ cơ sở hành động và chi tiết hoạt động cho phía Việt Nam và cộng đồng quốc tế".
* Việc Trung Quốc đối đầu với Việt Nam tại Biển Đông khiến Ấn Độ lo lắng. Trong một tuyên bố, Bộ Ngoại giao nước này cho biết, "Chúng tôi mong muốn (các bên) giải quyết vấn đề thông qua các biện pháp hòa bình theo các nguyên tắc được luật pháp quốc tế công nhận".
* Đại diện Liên minh châu Âu hôm thứ Tư (21/5) trong một hội nghị thượng đỉnh với Nhật Bản cho biết, EU lo lắng khi “các hành động đơn phương có thể ảnh hưởng đến môi trường an ninh trong khu vực".
* Trả lời phỏng vấn tập đoàn truyền thông Nikkei khi tới Nhật Bản dự Hội nghị "Tương lai châu Á," Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long cho rằng vấn đề Biển Đông là một trong những vấn đề trong quan hệ giữa Trung Quốc và ASEAN xét từ góc độ ASEAN có quyền lợi từ sự ổn định của khu vực và ASEAN đang thảo luận Bộ Quy tắc ứng xử trên Biển Đông (COC) với Trung Quốc, trong khi đã có Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) ký với Trung Quốc năm 2002.
Ông Lý Hiển Long nêu rõ từ góc độ trên, ASEAN sẽ can dự vào vấn đề Biển Đông và sẽ cố gắng hết sức để vấn đề này không làm ảnh hưởng tới mối quan hệ giữa ASEAN và Trung Quốc, đặc biệt trong bối cảnh quan hệ giữa hai bên có nhiều phương diện rất tích cực như hỗ trợ tài chính, phát triển nguồn nhân lực, thương mại.x
*Ngày 20/5, Ngoại trưởng Indonesia Marty Natalegawa đã phản bác một số quan điểm từng được Trung Quốc đưa ra để biện minh cho hành động leo thang tại Biển Đông, đồng thời cho biết Indonesia sẽ can dự mạnh mẽ hơn nhằm giải quyết tình hình căng thẳng trên Biển Đông sau khi Trung Quốc đơn phương hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương-981 trong vùng biển Việt Nam.
* Trong chuyến thăm của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tới Philippines ngày 21/5, Tổng thống Beniqno Aquino nhấn mạnh Việt Nam và Philippines cần cùng nhau hợp tác để chống lại “những thách thức chung” và “bảo vệ tốt hơn các nguồn tài nguyên hàng hải”.