Dự án nghìn tỷ Matrix One: Vướng mắc về giải phóng mặt bằng

Gần đây, 1 số hộ dân ở Mễ Trì không nhận tiền đền bù thu hồi đất tại Dự án The Matrix One, yêu cầu được đền bù theo giá thỏa thuận. Tuy nhiên, địa phương cho rằng đây là dự án đền bù theo quy định của Nhà nước

Đề nghị thỏa thuận giá đền bù

Vài năm nay, hàng chục hộ dân ở Mễ Trì vẫn luôn phản đối không nhận tiền đền bù đất vì giá thấp, họ khẳng định dù cưỡng chế họ cũng nhất quyết không ký nhận... nếu không được đền bù thêm mỗi hộ 500 triệu đồng.

{keywords}
Người dân bị thu hồi đất phục vụ dự án The Matrix One cho rằng cần phải thỏa thuận giá đền bù cho các hộ dân ở phần diện tích xây dựng chung cư để bán 

Dự án Công viên giải trí, trường học và tổ hợp nhà ở, thương mại, dịch vụ Golden Palace A nay đổi tên là dự án The Matrix One ở Mễ Trì (Nam Từ Liêm – Hà Nội) do Công ty cổ phần Đầu tư Mai Linh làm chủ đầu tư và MIK Group là đơn vị phát triển dự án hiện đang mở bán trên thị trường với mức giá cao ngất. Các căn hộ ở đây được các nhân viên môi giới tiếp thị mức giá dao động từ 49-60 triệu đồng/m2.

Thế nhưng, hiện nay, vẫn còn hơn chục hộ dân không nhận tiền đền bù đất vì cho rằng mức giá đền bù quá thấp.

Phản ánh với PV, ông Đỗ Văn Vỹ ở phường Mễ Trì, đại diện cho cả chục hộ dân chưa nhận đền bù giải phóng mặt bằng cho biết: Mức đền bù quá thấp, tính ra chỉ khoảng 1,5 triệu đồng/m2.

“Hơn trăm mét đất mà chỉ được đền bù hơn 200 triệu đồng. Có những hộ bị thu hồi tới hơn 500m2 cũng chỉ được đền bù hơn 700 triệu đồng. Mức giá đền bù quá thấp nên chúng tôi không thể đồng ý. Trong khi đất của chúng tôi đều là đất nông nghiệp được giao để sản xuất nông nghiệp theo Nghị định 64 của Chính phủ và đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất”, ông Vỹ nói.

Ông Vỹ cho rằng, việc thu hồi đất giao cho doanh nghiệp làm dự án trong đó có nhiều diện tích để họ xây dựng nhà để bán, phục vụ mục đích thương mại, lợi nhuận của doanh nghiệp thì yêu cầu phải thỏa thuận giá đền bù cho các hộ dân ở phần diện tích phục vụ mục đích thương mại này.

Mức đền bù nào là hợp lý?

Theo tìm hiểu, năm 2015, UBND quận Nam Từ Liêm có thông báo số 748 do Phó chủ tịch quận Nam Từ Liêm là ông Nguyễn Trường Sơn ký về việc thu hồi đất để thực hiện dự án Công viên giải trí, trường học và tổ hợp nhà ở, thương mại, dịch vụ Golden Palace A hay còn gọi là dự án The Matrix One.

Theo thông báo này, UBND quận Nam Từ Liêm thu hồi khoảng 230.151m2 đất thuộc phường Mễ Trì và phường Phú Đô. Tiến độ giải phóng mặt bằng của dự án dự kiến hoàn thành trong quý 2/2016.

Ngày 11/12/2015, UBND quận Nam Từ Liêm ban hành quyết định 5661 về việc phê duyệt tiến độ chi tiết giải phóng mặt bằng tạo quỹ đất sạch theo quy hoạch các khu đất CXCV1, HH2, HH4 để thực hiện dự án Công viên giải trí, trường học và tổ hợp nhà ở, thương mại, dịch vụ Golden Palace A.

Tuy nhiên, trong quá trình giải phóng mặt bằng, bồi thường, thu hồi đất của người dân để thực hiện dự án đã xảy ra vướng mắc.

Ngày 14/4/2017, Tổng cục Quản lý đất đai (Bộ Tài nguyên và Môi trường) đã có công văn số 601 gửi UBND quận Nam Từ Liêm về việc giải quyết vướng mắc trong công tác bồi thường, hỗ trợ khi nhà nước thu hồi đất do tồn tại trong việc giao đất theo Nghị định số 64/CP tại quận Nam Từ Liêm (Hà Nội).

{keywords}
Dự án The Matrix One vẫn đang thi công dù người dân phản đối không nhận tiền đền bù đất giá “bèo”. (Ảnh: Thảo Nguyên)

Theo công văn của Tổng cục Quản lý đất đai: “Việc chuyển diện tích đất nông nghiệp của các hộ gia đình, cá nhân nêu trên thành đất công ích chưa được triển khai thực hiện. UBND xã Mễ Trì chưa thực hiện ký hợp đồng thuê đất công ích, chưa bố trí đất nông nghiệp giao ổn định lâu dài cho các hộ gia đình, cá nhân để bù vào diện tích nằm trong quy hoạch đất công ích. Các hộ gia đình, cá nhân vẫn tiếp tục sử dụng diện tích đất từ khi được giao Khoán 10 đến nay”.

Công văn của Tổng cục Quản lý đất đai cho rằng, căn cứ quy định tại điều 75, điều 77, khoản 1, điều 100 của luật Đất đai và tình hình thực tế tại địa phương nêu trên, đề nghị UBND quận nam Từ Liêm chỉ đạo kiểm tra rà soát, lập, phê duyệt, thực hiện phương án bồi thường, hỗ trợ tái định cư cho các hộ gia đình, cá nhân khi nhà nước thu hồi đất theo quy định của pháp luật.

Ngày 15/8/2017, UBND TP Hà Nội có Thông báo số 946/TB-UBND về kết luận của tập thể lãnh đạo UBND Thành phố việc giải quyết tồn tại, vướng mắc cho công tác giải phóng mặt bằng tại dự án Công viên giải trí, trường học và tổ hợp nhà ở, thương mại, dịch vụ Golden Palace A.

Trong đó, UBND TP Hà Nội đồng ý cho quận Nam Từ Liêm và Công ty Cổ phần Mai Linh tiếp tục thực hiện bồi thường hỗ trợ, thu hồi giải phóng mặt bằng diện tích còn lại chưa hoàn thành công tác giải phóng mặt bằng của dự án theo hướng dẫn của Tổng cục Quản lý đất đai tại công văn số 601.

Cho rằng việc đền bù đất để xây dựng dự án Công viên giải trí, trường học và tổ hợp nhà ở, thương mại, dịch vụ Golden Palace A không thỏa đáng. Một số hộ dân thuộc phường Mễ Trì đã có đơn khiếu nại đến các cơ quan chức năng.

Theo các hộ dân, dự án có một phần vì lợi ích quốc gia công cộng như công viên giải trí, trường học thuộc trường hợp nhà nước thu hồi đất.

Phần dự án vì mục đích kinh doanh thương mại, vì lợi ích nhà đầu tư thì không thuộc nhà nước thu hồi đất.

Do đó, các hộ dân đề nghị chủ đầu tư phải thỏa thuận với người dân có đất theo quy định tại điều 73 luật Đất đai 2013.

Tuy nhiên, đầu năm 2019, UBND TP Hà Nội đã có quyết định giải quyết đơn khiếu nại lần 2 của các hộ dân và kết luận khiếu nại của các hộ dân là sai. Vì thế, các hộ dân lại tiếp tục làm đơn kiện gửi Tòa án.

Trả lời PV, đại diện truyền thông MIK Group cho hay: Dự án The Matrix One là dự án được thành phố Hà Nội giao cho Công ty CP Mai Linh làm chủ đầu tư và được thực hiện theo phương thức Nhà nước thu hồi đất, giao cho nhà đầu tư thực hiện.

“Việc đền bù thu hồi đất không liên quan đến chủ đầu tư. Dự án The Matrix One được thực hiện và triển khai theo đúng quy định pháp luật” – đại diện MIK Group khẳng định.

Trả lời báo chí, lãnh đạo Trung tâm Phát triển Quỹ đất Nam Từ Liêm cho biết: Đây là dự án mà mức giá đền bù phải theo quy định của Nhà nước vì đây là dự án Nhà nước thu hồi đất.

Theo Trung tâm quỹ đất Nam Từ Liêm, Dự án đối với dự án này, chủ đầu tư đã thực hiện nghiêm túc các nghĩa vụ đối với nhà nước. Hiện nay, đã có đến 93% diện tích đã thu hồi đất, đa số các hộ dân đã bàn giao đất cho dự án, chỉ còn lại 38 hộ đã được phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ nhưng chưa nhận tiền. Liên quan tới những khiếu kiện, yêu cầu phải nâng giá đền bù đất bởi giá đền bù thấp trong khi chủ đầu tư bán nhà với giá cao đã nêu trên, ông Nguyễn Tiến Hùng - Giám đốc Trung tâm Phát triển quỹ đất quận Nam Từ Liêm cho rằng, dự án đã thực hiện thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ theo đúng quy định pháp luật hiện hành. Về giải quyết đơn thư, khiếu nại của hộ dân bị thu hồi đất trong phạm vi dự án, ông Hùng cho biết đều đã được giải quyết đầy đủ. Với một số trường hợp cụ thể, gần đây nhất, Thanh tra Thành phố Hà Nội đã giải quyết và ban hành thông báo không thụ lý hồ sơ vì đã trả lời đầy đủ theo thẩm quyền.

Nhưng theo kết quả xác minh đơn thư khiếu nại của người dân từ UBND quận Nam Từ Liêm và Thanh tra TP Hà Nội có nêu: Năm 2015, Thủ tướng chấp nhận về nguyên tắc việc chuyển dự án “Khu TTTM, tháp dầu khí và công viên giải trí” cho Công ty CP Đầu tư Mai Linh làm chủ đầu tư. Sau đó, TP Hà Nội chấp thuận về nguyên tắc để UBND quận Nam Từ Liêm thực hiện giải phóng mặt bằng.

Tuy nhiên, dự án này đã không triển khai mà sau đó được Hà Nội cho điều chỉnh, chuyển thành dự án “Công viên giải trí, trường học và tổ hợp nhà ở, thương mại, dịch vụ Golden Palace A”.

Người dân cho rằng, như vậy nhà nước thu hồi đất để thực hiện dự án “Khu TTTM, tháp dầu khí và công viên giải trí” chứ không phải là cho dự án “Công viên giải trí, trường học và tổ hợp nhà ở, thương mại, dịch vụ Golden Palace A” và nay là dự án The Matrix One.

Hơn nữa, việc thu hồi đất giá thấp giao cho DN xây chung cư bán với giá cao gấp 40-50 chưa rõ lợi ích thu về cho ngân sách bao nhiêu?

GS. Đặng Hùng Võ – nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường: Việc chủ đầu tư thu hồi đất với giá rẻ mà bán nhà với giá cao là chuyện bình thường.

Theo quy định tại điều 62, luật Đất đai năm 2013 thì “chỉnh trang đô thị” thuộc diện nhà nước thu hồi đất.

Nhưng theo GS Đặng Hùng Võ, quy định đó cũng hơi "mù mờ", không biết thế nào là định nghĩa chỉnh trang, không biết thế nào là định nghĩa phát triển. “Nghĩa của chỉnh trang phát triển đô thị là phải thu hồi đất nhưng không thật rõ ràng, chi tiết nên dẫn đến việc người bảo đúng pháp luật, người thì bảo không đúng”, ông Võ nói.

Dự án The Matrix One trước đây là Tổ hợp Tháp Dầu khí; là dự án nổi đình đám những năm 2010 với thiết kế 102 tầng; gồm khách sạn 5 sao, trung tâm thương mại, công viên giải trí.

Dự án dự kiến tổng vốn đầu tư khoảng 1 tỷ USD. Ban đầu nơi này được cho là sẽ trở thành tòa nhà cao nhất Việt Nam do Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN) làm chủ đầu tư.
Tuy nhiên, sau nhiều lần sang tay, đổi chủ, đổi tên, hạ dần độ cao, dự án Tháp Dầu khí 102 tầng chuyển thành dự án “Công viên giải trí, trường học và tổ hợp nhà ở, thương mại, dịch vụ Golden Palace A”, rộng hơn 20ha tại phường Mễ Trì và Phú Đô, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội.
Theo thiết kế được phê duyệt, công trình cao nhất tại dự án là khối chung cư 44 tầng và Công ty CP Đầu tư Mai Linh trở thành chủ đầu tư của dự án và MIK Group là đơn vị phát triển dự án.

Thảo Nguyên

Chủ tịch Vinaconex Đào Ngọc Thanh: Kinh doanh bất động sản không phải cứ vào sàn là có tiền đút túi

Chủ tịch Vinaconex Đào Ngọc Thanh: Kinh doanh bất động sản không phải cứ vào sàn là có tiền đút túi

Theo Chủ tịch Vinaconex Đào Ngọc Thanh: “Kinh doanh bất động sản là nghề lắm sự khắc nghiệt. Nghề này phải chuẩn bị tư thế chứ không phải cứ vào sàn bất động sản là lúc nào cũng kiếm được tiền vào túi...”

Thị trường phía Tây đón nguồn cung căn hộ cao cấp mới

Quy hoạch hạ tầng tiện ích hiện hữu, sản phẩm độc đáo cùng chủ đầu tư uy tín là loạt lý do các dự án chung cư mới phía tây Hà Nội đều “đắt hàng”. Kịch bản này được dự báo tiếp tục xảy ra với những tòa căn hộ cuối cùng trong đại đô thị phía tây.

Sun Urban City - giải cơn khát đô thị cao cấp cho khu vực gần phía nam Hà Nội

Với quy hoạch hiện đại, hạ tầng đồng bộ và hệ thống tiện ích đẳng cấp, dự án Đô thị Thời đại - Sun Urban City hứa hẹn là không gian sống văn minh, lý tưởng của người Hà Nam cũng như cư dân mới ở miền Bắc.

Hoa hậu Hà Kiều Anh lãi 900 lượng vàng trong thời gian ngắn nhờ mua bán đất

Hoa hậu Hà Kiều Anh tiết lộ tự lập khi khởi nghiệp, mua đất năm 16 tuổi, chưa bao giờ thua lỗ trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản.

Mòn mỏi chờ đất tái định cư, người dân 'mắc kẹt' trong những căn nhà chờ sập

Do thiếu đất tái định cư, hơn chục năm nay, nhiều hộ dân tại thôn Quan Nam 2, xã Hoà Liên (huyện Hoà Vang) phải sống trong cảnh khổ sở, lo lắng vì nhà cửa nứt toác, xuống cấp trầm trọng.

TP.HCM dùng hơn 6.600 nhà đất chưa sử dụng để bố trí tái định cư

Hơn 6.600 nhà đất chưa sử dụng tại TP.HCM sẽ được dùng làm quỹ nhà tái định cư cho 450 dự án đầu tư công. Gần 5.000 nhà đất khác đã có chủ trương bán đấu giá.

Lãi suất cho vay mua nhà bao nhiêu sẽ kích cầu bất động sản?

Lãi suất điều hành liên tục giảm nhưng lãi suất cho vay mua nhà vẫn chưa hạ nhiều như năm 2021-2022. Theo chuyên gia đánh giá, lãi suất cho vay phải hạ thêm 1 - 2% mới có tác động tốt hơn tới thị trường bất động sản.

Chung cư Hà Nội tăng giá 73% sau 4 năm, thấp nhất 35 triệu đồng/m2

Dù thị trường bất động sản khó khăn chung, nhưng giá chung cư tại Hà Nội không giảm mà còn tăng liên tiếp 18 quý. Giá bán sơ cấp trung bình đạt 53 triệu đồng/m2, sắp tới sẽ giảm hay tăng tiếp? .

Các khoản vay nghìn tỷ có vấn đề của ái nữ Vạn Thịnh Phát, Đồng Tâm ở Sacombank

Sacombank vi phạm trong cho vay đối với CTCP Đầu tư và Phát triển Bất động sản Dấu Ấn Sài Gòn, doanh nghiệp do bà Trương Huệ Vân, ái nữ của gia tộc Vạn Thịnh Phát, làm đại diện theo pháp luật.

Đại gia bị chặn giao dịch BĐS Nguyễn Cao Trí, mạng lưới kinh doanh cực khủng

Dù khá kín tiếng nhưng ông Nguyễn Cao Trí được biết đến là một doanh nhân hàng đầu trong ngành công nghiệp thực phẩm và dịch vụ ăn uống (F&B), sở hữu chuỗi nhà hàng Capella đình đám và loạt bất động sản khủng.

'Điểm nóng' phân lô bán nền của Lâm Đồng giao dịch giảm mạnh

Là một trong hai “điểm nóng” phân lô bán nền của tỉnh Lâm Đồng, thị trường bất động sản TP. Bảo Lộc có chiều hướng trầm lắng, giao dịch giảm.