Động lực mới phát triển khoa học công nghệ trong Quân đội VN

Đối với Quân đội ta, công tác KH-CN luôn phải bám sát thực tiễn hoạt động quân sự, quốc phòng, lấy việc phục vụ nhiệm vụ xây dựng Quân đội, củng cố quốc phòng, bảo vệ Tổ quốc là mục tiêu hàng đầu.

Xin giới thiệu bài viết của Thượng tướng, TS Trương Quang Khánh, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng trên báo Quân đội nhân dânvề vấn đề phát triển khoa học công nghe trong quân đội Việt Nam hiện nay.

Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 1-11-2012 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) và Nghị quyết số 791-NQ/QUTW ngày 30-12-2012 của Quân ủy Trung ương đã xác định: Phát triển và ứng dụng khoa học và công nghệ (KH-CN) là quốc sách hàng đầu, là một trong những động lực quan trọng nhất để phát triển kinh tế, xã hội và bảo vệ Tổ quốc. KH-CN là nội dung cần được ưu tiên tập trung đầu tư trước một bước trong hoạt động của các ngành, các cấp. Đối với Quân đội ta, công tác KH-CN luôn phải bám sát thực tiễn hoạt động quân sự, quốc phòng, lấy việc phục vụ nhiệm vụ xây dựng Quân đội, củng cố quốc phòng, bảo vệ Tổ quốc là mục tiêu hàng đầu; đồng thời góp phần tạo nền tảng, động lực cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Động lực mới phát triển khoa học công nghệ trong Quân đội VN - ảnh 1

Hệ thống tên lửa S300 hiện đại trong biên chế lực lượng phòng không của quân đội Việt Nam


Động lực mới phát triển khoa học công nghệ trong Quân đội VN - ảnh 2

Sau gần 30 năm thực hiện công cuộc đổi mới đất nước dưới sự lãnh đạo của Đảng, đặc biệt là 10 năm trở lại đây, KH-CN nước ta đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng, đóng góp thiết thực vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Dưới sự lãnh đạo của Quân ủy Trung ương, chỉ đạo của Bộ Quốc phòng, sự phối hợp giúp đỡ hiệu quả của các bộ, ban, ngành Nhà nước, công tác KH-CN trong Quân đội đã phát triển đúng hướng, toàn diện trên tất cả các lĩnh vực, đạt kết quả ngày càng vững chắc, góp phần nâng cao chất lượng tổng hợp và sức mạnh chiến đấu của Quân đội, bảo vệ độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc.

Động lực mới phát triển khoa học công nghệ trong Quân đội VN - ảnh 3

Thượng tướng Trương Quang Khánh nói chuyện với các nhà khoa học và sinh viên Học viện Kỹ thuật quân sự. Ảnh: Minh Trường.

Toàn quân đã triển khai tích cực, đồng bộ công tác KH-CN, tổ chức thực hiện nhiệm vụ nghiêm túc, chặt chẽ, hiệu quả, từng bước đáp ứng kịp thời các yêu cầu thực tiễn của quân đội ta. Khoa học nghệ thuật quân sự đã tập trung nghiên cứu dự báo, phục vụ Đảng, Nhà nước, Bộ Quốc phòng hoạch định đường lối quân sự, tổ chức lực lượng, hoàn thiện và phát triển nghệ thuật quân sự Việt Nam. Khoa học xã hội và nhân văn quân sự chú trọng vào nghiên cứu phát triển lý luận, đấu tranh bảo vệ chủ nghĩa Mác-Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh; tiếp tục hoàn thiện cơ chế lãnh đạo của Đảng đối với Quân đội và lực lượng vũ trang; nâng cao hiệu quả công tác Đảng, công tác chính trị, xây dựng Quân đội nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại. Khoa học kỹ thuật và công nghệ quân sự đã tập trung nghiên cứu, từng bước làm chủ thiết kế, chế tạo một số loại vũ khí thông thường; tiếp cận một số lĩnh vực công nghệ mũi nhọn có trình độ cao; tăng cường chuyển giao tiến bộ KH-CN. Lĩnh vực nghiên cứu y-dược học quân sự cũng đã đạt được nhiều thành tựu đáng tự hào, Quân đội đã đi đầu trong lĩnh vực cấy ghép tạng, điều trị bỏng và nhiều kỹ thuật cao khác trong chẩn đoán, điều trị bệnh phục vụ bộ đội và nhân dân. Bộ Quốc phòng chú trọng đầu tư phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin, công nghệ tự động hóa, công nghệ vật liệu, công nghệ sinh học, phục vụ kịp thời, có hiệu quả cho công tác chỉ huy điều hành trong huấn luyện, diễn tập, sẵn sàng chiến đấu, nâng cao khả năng bảo đảm kỹ thuật và thực hiện các nhiệm vụ bảo quản, sửa chữa, cải tiến, thiết kế, chế tạo và sản xuất quốc phòng... Các công nghệ mũi nhọn đã từng bước hòa nhập với sự phát triển của quốc gia, tạo tiềm lực KH-CN phục vụ Quân đội ngày càng tốt hơn.

Động lực mới phát triển khoa học công nghệ trong Quân đội VN - ảnh 4

Máy bay tiêm kích đa năng SU 30MK2 trong lực lượng không quân nhân dân Việt Nam

Hợp tác KH-CN ngày càng đa dạng và có hiệu quả, điển hình là chương trình phối hợp giữa Bộ Quốc phòng và Bộ KH-CN thực hiện từ năm 2003; đang triển khai xây dựng Chương trình phối hợp nghiên cứu KH-CN phục vụ quốc phòng giữa Bộ Quốc phòng với Viện Hàn lâm KH-CN Việt Nam, các trường: Đại học Bách khoa Hà Nội, Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh... Hoạt động hợp tác quốc tế về KH-CN trong Bộ Quốc phòng được đẩy mạnh; phát huy có hiệu quả mô hình Trung tâm nghiên cứu KH-CN hỗn hợp Việt-Nga; tăng cường các nhiệm vụ hợp tác quốc tế theo nghị định thư và đa dạng hóa các hình thức hợp tác khác.

Công tác quản lý KH-CN trong Quân đội đã có nhiều đổi mới, ngày càng đi vào nền nếp. Sự phối hợp giữa các cơ quan quản lý tương đối chặt chẽ và hiệu quả; đã kịp thời nghiên cứu và cụ thể hóa các văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước phù hợp với đặc thù hoạt động KH-CN trong lĩnh vực quân sự, quốc phòng. Cục Khoa học quân sự (KHQS) và cơ quan KHQS các cấp đã tham mưu hiệu quả, kịp thời với Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng, cấp ủy, chỉ huy các cấp trong lãnh đạo, chỉ đạo và hướng dẫn, tổ chức thực hiện tốt công tác KH-CN toàn quân.

Bên cạnh những thành tích, ưu điểm, Nghị quyết 791-NQ/QUTW của Quân ủy Trung ương đã chỉ rõ những hạn chế, khuyết điểm trong công tác KH-CN quân sự. Để thực sự đưa KH-CN trở thành động lực cho xây dựng, phát triển Quân đội, đất nước, cùng với việc phát huy những thành tựu đạt được, toàn quân phải nỗ lực khắc phục hạn chế, khuyết điểm. Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng lãnh đạo, chỉ đạo đầu tư, phát triển những nhân tố mới trong công tác nghiên cứu KH-CN, hình thành những mô hình nghiên cứu phát triển mới như của Tập đoàn Viễn thông Quân đội; mô hình chuyển đổi hoạt động sang cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của Viện Thuốc phóng-Thuốc nổ Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng; chú trọng giải quyết vấn đề bản quyền, sở hữu trí tuệ trong nghiên cứu sản xuất, dịch vụ ở các đơn vị Quân đội... nhằm gắn bó chặt chẽ hơn nữa công tác nghiên cứu với thực tiễn, tạo ra nhiều sản phẩm thiết thực, hiệu quả cho Quân đội, đất nước.

Trong những năm tới, để đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ của Quân đội, nhiệm vụ đặt ra đối với công tác KH-CN rất nặng nề. Bên cạnh các khó khăn đã xuất hiện nhiều điều kiện thuận lợi để tạo động lực mới trong phát triển KH-CN trong Quân đội. Trước hết, Đảng, Nhà nước, Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng rất quan tâm và có nhiều nghị quyết, chỉ thị định hướng cho KH-CN phát triển. Luật KH-CN năm 2013 được ban hành nhằm tháo gỡ những rào cản, đáp ứng với sự phát triển của tình hình, có nhiều đổi mới đột phá về cơ chế quản lý, cơ chế tài chính, nguồn lực cho phát triển. Đội ngũ cán bộ KH-CN được quan tâm về chế độ, chính sách, được tôn vinh. Vấn đề bản quyền, sở hữu trí tuệ được chú trọng, khuyến khích đội ngũ cán bộ nghiên cứu, giải phóng sự sáng tạo. Những mô hình mới trong nghiên cứu KH-CN đã hình thành, đang được nghiên cứu, rút kinh nghiệm để triển khai nhân rộng trong toàn quân.

Cụ thể hóa đường lối, chủ trương lãnh đạo của Đảng, Quân ủy Trung ương và sự chỉ đạo của Bộ Quốc phòng, các đơn vị trong toàn quân, đặc biệt là các cơ sở nghiên cứu, đào tạo, sản xuất phải triển khai toàn diện công tác nghiên cứu trên các lĩnh vực, tập trung vào các chương trình, đề án KH-CN, các nhiệm vụ thuộc Chương trình Quốc gia đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; đẩy mạnh thực hiện các mục tiêu chương trình phối hợp, hợp tác KH-CN trong nước và quốc tế. Tiếp tục xây dựng và phát triển tiềm lực KH-CN; kiện toàn hệ thống tổ chức nghiên cứu, nâng cao năng lực các cơ quan quản lý KH-CN; xây dựng và hoàn thiện quy chế hoạt động KH-CN trong Quân đội đồng bộ với đổi mới cơ chế của Nhà nước, sự phát triển của xã hội, phù hợp với đặc thù hoạt động quân sự, quốc phòng. Các cơ quan, đơn vị đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu khoa học, phát huy sáng kiến cải tiến kỹ thuật, tạo thành phong trào thường xuyên, rộng khắp, nhân rộng các sáng kiến, sáng chế phục vụ công tác huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu ở các đơn vị trong toàn quân; gắn kết quả công tác KH-CN với việc đánh giá kết quả, chất lượng thực hiện nhiệm vụ chính trị và bình xét khen thưởng trong phong trào thi đua Quyết thắng, xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện của cơ quan, đơn vị.          

Luật KH-CN (sửa đổi) năm 2013 được Quốc hội khóa XIII thông qua, có hiệu lực từ năm 2014, đã quy định lấy ngày 18-5 hằng năm là “Ngày KH-CN Việt Nam”. Đây thực sự là một trong những yếu tố tạo động lực mới để phát triển KH-CN. Cùng với cả nước, Bộ Quốc phòng tổ chức “Ngày KH-CN Việt Nam” toàn diện, rộng khắp, thiết thực, hiệu quả cả về chiều rộng và chiều sâu. Thông qua việc giới thiệu những thành tựu nghiên cứu KH-CN, tôn vinh, khen thưởng các tập thể, nhà khoa học, cán bộ quản lý tiêu biểu trong công tác KH-CN, sẽ góp phần khuyến khích các tập thể, nhà khoa học nỗ lực lao động sáng tạo; nhân rộng điển hình tốt, những mô hình hoạt động KH-CN hiệu quả ra toàn quân.

Để công tác KH-CN quân sự phát triển, các cơ quan, đơn vị phải quán triệt sâu sắc các đường lối, quan điểm của Đảng, cụ thể hóa các giải pháp, đưa Nghị quyết 20 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) và Nghị quyết 791 của Quân ủy Trung ương vào cuộc sống. Các cấp ủy Đảng, chỉ huy các cơ quan, đơn vị cần tổ chức tuyên truyền, giáo dục, làm cho mọi cán bộ, chiến sĩ, công nhân viên chức quốc phòng nâng cao nhận thức, xác định đúng vai trò, vị trí quan trọng của KH-CN đối với sự phát triển của Quân đội và đất nước, của đơn vị mình, từ đó có ý thức trách nhiệm, có mục tiêu rõ ràng và hành động đúng. Triển khai có hiệu quả Kế hoạch hành động số 171/KH-KHCNMT ngày 25-2-2013 của Bộ Quốc phòng thực hiện Nghị quyết 20 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) và Nghị quyết 791 của Quân ủy Trung ương; rà soát các chương trình, đề án KH-CN, tập trung khắc phục những hạn chế, khuyết điểm còn tồn tại trong công tác KH-CN quân đội. Với những giải pháp đồng bộ, sáng tạo, xây dựng và nhân rộng những mô hình hoạt động KH-CN hiệu quả, nhất định sẽ đưa công tác KH-CN trong quân đội phát triển, thực sự là động lực để phát triển kinh tế, xã hội, xây dựng Quân đội và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

BTV

'Kẻ hủy diệt' BMPT Terminator chịu được cùng lúc 2 tên lửa chống tăng

Khung thân xe tăng T-90 khiến xe chiến đấu hỗ trợ tăng BMPT Terminator có độ bền bỉ vượt trội.

'Kẻ hủy diệt' BMPT Terminator, lá chắn thép mới của lực lượng tăng thiết giáp Nga

Nga đã phát triển dòng xe chiến đấu hỗ trợ tăng BMPT Terminator – một phương tiện kết hợp giữa hỏa lực mạnh, khả năng cơ động cao và công nghệ bảo vệ hiện đại, nhằm tối ưu hóa hiệu quả tác chiến trong môi trường đô thị và địa hình phức tạp.

Nga đứng thứ 2 trong số các nước xuất khẩu vũ khí hàng đầu thế giới

Nga đứng thứ 2 trong số các nước xuất khẩu vũ khí hàng đầu thế giới vào năm 2024, với doanh số bán vũ khí và thiết bị quân sự (WME) ra nước ngoài là 13,75 tỷ USD.

Kalashnikov đẩy mạnh sản xuất tên lửa và đạn tuần kích

Tập đoàn Kalashnikov thông báo sẽ tăng đáng kể sản lượng tên lửa và vũ khí pháo binh. Theo kế hoạch, sản lượng các loại vũ khí này sẽ tăng 60% vào năm 2025, trong khi sản lượng tên lửa có điều khiển đã tăng gấp 10 lần trong năm 2024.

Khoảnh khắc lính dù Nga bắn hạ UAV 'khủng' của Ukraine

Một lính dù Nga đã tìm được cách dùng súng ngắn bắn hạ thành công một máy bay không người lái (UAV) mang chất nổ của Ukraine.

Video Nga công phá 2 hệ thống tên lửa Mỹ ở tây nam Ukraine

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố đoạn video quay cảnh quân đội nước này tấn công, phá hủy 2 hệ thống tên lửa đất đối không Patriot do Mỹ chế tạo ở vùng Odessa, tây nam Ukraine.

Dàn tên lửa hiện đại của Nga trở thành ‘khắc tinh’ của F-16 ở Ukraine

Dàn tiêm kích F-16 mà các nước NATO hứa chuyển cho Ukraine sẽ bị các tên lửa hiện đại của Nga săn lùng, và tiêu diệt giống như cuộc tấn công đã phá hủy 5 chiếc Su-27 gần đây.

Nga hé lộ phiên bản xuất khẩu của hệ thống phòng không tầm ngắn Komar

Hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn Komar của Nga cung cấp khả năng phòng thủ tầm ngắn cho tàu chiến nhỏ và tàu hỗ trợ có lượng giãn nước lên tới 50 tấn.

Nga lần đầu ra mắt xuồng không người lái tại triển lãm quốc phòng

Nga vừa ra mắt xuồng không người lái “Vizir”, “Orkan”, “BEK-1000” tại Triển lãm Quốc phòng Hàng hải quốc tế FLEET-2024.

Video UAV Nga phóng lưới 'tóm gọn' UAV của Ukraine

Quân đội Nga đã triển khai loại máy bay không người lái (UAV) mang tên Setkomet có khả năng phóng lưới để "bắt" các UAV của Ukraine.

Đang cập nhật dữ liệu !