Đồng hồ Patek Philippe của ông Đoàn Ngọc Hải có gì đặc biệt mà bán giá tiền tỷ?

Vượt xa Rolex, đồng hồ Patek Philippe là thương hiệu được thèm khát nhất thế giới không chỉ vì giá thành mà còn bởi tính năng, cơ chế sản xuất phức tạp và luôn là món đồ gắn với các danh nhân tầm cỡ hay chính khách nổi tiếng.

Vì sao Patek Philippe trở thành đồng hồ "hiếm có khó tìm"?

Thông tin ông Đoàn Ngọc Hải - nguyên Phó Chủ tịch UBND quận 1 - TPHCM bán hai món đồ yêu thích là chiếc điện thoại Vertu và đồng hồ Thụy Sỹ Patek Philippe với giá khởi điểm là 2 tỷ đồng, khiến cho không ít người tò mò. 

Ông Đoàn Ngọc Hải từng gây xôn xao dư luận khi sở hữu hai món đồ đắt giá khi còn là Phó Chủ tịch UBND quận 1 TP HCM

Ngoài số tiền rao bán, ông Đoàn Ngọc Hải không tiết lộ thông tin cụ thể về chiếc đồng hồ mà chỉ nói ngắn gọn, đó là món quà của người thân tặng cho ông. Niên đại, giá mua, lúc mua là hàng mới hay cũ… thì không được tiết lộ. Giới mộ điệu cho rằng trong giá rao bán 2 tỷ thì điện thoại được định giá ở mức 300 triệu đồng, số còn lại là giá trị của chiếc đồng hồ.

Dù bán tiền tỷ nhưng với Patek Philippe thì giá mà ông Đoàn Ngọc Hải đưa ra vẫn là "mềm" so với độ xa xỉ của nó. Patek Philippe không chỉ đắt vì thương hiệu, lịch sử hình thành mà còn bởi độ hiếm. Chỉ cần có cung thì lập tức sẽ nhiều người giàu sẵn sàng chi tiền để sở hữu chiếc đồng hồ quý giá này.

Hai món đồ yêu thích của ông Đoàn Ngọc Hải vừa được chủ nhân rao bán

Patek Philippe là một trong các hãng đồng hồ hiện đại hiếm hoi vẫn còn sử dụng lối kỹ thuật truyền thống, làm chủ yếu thủ công bởi những người thợ giỏi nghề bậc nhất.

Ra đời từ năm 1839 bởi Antoine Patek - một doanh nhân người Ba Lan và François Czapek - một thợ làm đồng hồ người Séc, ngay từ những ngày đầu tiên, Patek Philippe đã định vị phục vụ cho tầng lớp quý tộc, những người giàu có. Chính sách bán hàng đó được giữ vững cho đến tận bây giờ.

Không phải ngẫu nhiên mà các mẫu đồng hồ Patek Philippe lại được săn tìm và bán với giá đắt đỏ. Được biết, mỗi chiếc đồng hồ phải mất 9 tháng để sáng tạo. Với những tuyệt phẩm mang tầm cỡ thế giới, các nghệ nhận phải mất đến 2 năm.

Một mẫu đồng hồ đắt giá của Patek

Ngoài ra, độ chính xác cao, bộ máy bền bỉ; nguyên liệu quý hiếm từ vàng hồng, đá quý; phiên bản giới hạn; cơ chế phức tạp vốn là một thử thách rất lớn đối với Patek Philippe cũng như các nhà sản xuất đồng hồ lừng danh khác… Chính những lý do trên khiến Patek Philippe đã trở thành biểu tượng của giới thượng lưu và niềm khát khao của tất cả mọi người.

Ngoài chức năng xem giờ thông thường, các loại đồng hồ Patek Philippe còn mang lại nhiều tiện ích khác mà không phải loại đồng hồ nào cũng có được như: hiển thị lịch vạn niên, có thể xem chu kỳ mặt trăng, xem giờ ở khắp mọi nơi trên thế giới, xem đường chân trời thành phố New York. 

Thậm chí, chiếc đồng hồ Patek Phillipe (ra đời vào năm 1933) trứ danh còn có thể tra cứu ngày, tháng tới thời điểm vô cùng trong tương lai, thời gian thiên văn, thời điểm mặt trời lặn và mọc ở nhiều nơi trên thế giới.

Không phải có tiền là mua được

Theo các chuyên gia, ở Việt Nam, giới doanh nhân, người giàu, nghệ sĩ vốn chuộng các thương hiệu như Omega, Rolex… còn Patek Philippe thì lặng lẽ hơn nhưng chính vì thế mà nó lại càng được những người siêu giàu yêu thích vì nó không quá phô trương hay phổ cập như các thương hiệu khác. Khó ai tin được rằng một chiếc đồng hồ Patek có thể trở thành món đồ đắt nhất thế giới bởi vì nó ít được quan tâm nhất.

Không quá chú trọng đến yếu tố thời trang, Patek tập trung vào việc nâng tầm tính năng xem thời gian lên thành kiệt tác nghệ thuật và cơ chế cực kỳ phức tạp trong vận hành, chế tác. Chính vì vậy mà mỗi khi "ra lò", những mẫu đồng hồ này được ví như "tác phẩm Picasso thu nhỏ".

Nếu các thương hiệu lớn như Rolex chỉ cần có tiền là mua được thì với Patek Philippe, nó quý vì hiếm có khó tìm và không hề dễ mua. Yếu tố "có tiền" sẽ bị xếp xuống hàng thứ yếu để ưu tiên cho khách hàng là danh nhân thế giới, danh gia vọng tộc - tất nhiên cũng phải có tiền.

Ngoài việc tìm được đúng chủ nhân xứng tầm, đó còn là cách để hạn chế việc mua đi bán lại kiếm lời. Họ cũng bán trực tiếp đến khách hàng chứ không ủy quyền cho bên thứ 2. Nếu yêu thích thì không còn cách nào khác là phải "nộp đơn" sang Thụy Sĩ để chờ xét duyệt. Dù đơn có nhiều đến đâu thì hãng cũng chỉ làm phiên bản giới hạn chứ không đại trà và sản xuất lại phiên bản cũ.

Tính đến ngày nay, dù có gần 200 năm ra đời nhưng thương hiệu Patek Philippe vẫn chưa làm đến một triệu chiếc - con số chưa bằng 1 năm của các hãng nổi tiếng Thụy Sỹ.

Phá vỡ mọi kỷ lục

Nói về giá tiền thì cho đến nay, chưa có hãng đồng hồ nổi tiếng nào vượt được Patek Philippe. Mức giá thấp nhất của Rolex là 3.000 USD còn Patek Philippe là 10.000 USD. Năm 2019 trong một phiên đấu giá diễn ra tại Thụy Sỹ, mẫu Patek Philippe Grandmaster Chime Ref. 6300A đã được bán với giá 31,1 triệu USD, trở thành chiếc đồng hồ đắt nhất thế giới.

Patek Philippe Grandmaster Chime Ref. 6300A đã được bán với giá 31,1 triệu USD

Ref. 6300A là phiên bản bằng thép nằm trong bộ sưu tập Grandmaster Chime của Patek Philippe với 1.366 chi tiết chuyển động và 214 chi tiết vỏ.

Với giá trị là một tài sản để đời nên danh tính của người mua luôn được giấu kín để bảo đảm tính riêng tư cho người mua, như tránh bị truy xét về kê khai tài sản, đặc biệt là với những chính khách. Mỗi sản phẩm bán ra đều có "giấy khai sinh" được lưu trữ cẩn thận. Ngay cả khi nó bị đánh cắp, thất lạc hàng trăm năm thì nguồn gốc của nó vẫn được truy ra.

Chỉ rất ít số người dùng quyền lực được tiết lộ như vua Christian IX và Công chúa Louise của Đan Mạch, Vua Victor Emmanuel III của Italia, Nữ hoàng Victoria, Đức Giáo Hoàng Piô IX, Napoleon Bonaparte, Hussein Kamel - lãnh đạo Hồi giáo Ai Cập (1914-1918), gia đình Saddam Hussein…

(Theo GiadinhNet)

Quả ‘thần dược’ của Trung Quốc tràn sang chợ Việt, giá chỉ 30.000 đồng/kg

Được ví như vị thuốc “thần dược”, hồng táo Trung Quốc đang ồ ạt tràn sang chợ Việt và bán với giá rẻ chưa từng có, thấp nhất từ trước đến nay.

CAEXPO: Sữa yến mạch TH true OAT nhận giải sản phẩm mới được yêu thích nhất

Tại sự kiện xúc tiến thương mại thường niên lớn hàng đầu khu vực ASEAN - Trung Quốc (CAEXPO) lần thứ 21, bộ sản phẩm Sữa yến mạch TH true OAT của Tập đoàn TH xuất sắc nhận giải "Sản phẩm được yêu thích nhất".

Vị trí trung tâm kết nối của Sun Urban City Phủ Lý, Hà Nam

Không chỉ tọa lạc tại khu vực phong thủy thịnh vượng bậc nhất, dự án Sun Urban City Phủ Lý còn đón đầu quy hoạch hạ tầng và tương lai phát triển của tỉnh Hà Nam.

Giá chung cư 'nhảy múa', chênh cả tỷ đồng sau 1 tháng rao bán

Trước nhu cầu cao, nguồn cung khan hiếm, môi giới liên tục báo giá chung cư tăng một cách chóng mặt. Một số "cò" bất động sản được cho là té nước theo mưa, hét giá căn hộ cao hơn từ 500 triệu đến cả tỷ đồng chỉ sau vài tuần rao bán.

Cô gái Cần Thơ thu bộn tiền nhờ nghề độc lạ

Nhờ tạo ra những con vật, đồ vật siêu đáng yêu bằng len, cô gái ở Cần Thơ thu bộn tiền và tạo ra công ăn việc làm cho nhiều sinh viên.

Thị trường phía Tây đón nguồn cung căn hộ cao cấp mới

Quy hoạch hạ tầng tiện ích hiện hữu, sản phẩm độc đáo cùng chủ đầu tư uy tín là loạt lý do các dự án chung cư mới phía tây Hà Nội đều “đắt hàng”. Kịch bản này được dự báo tiếp tục xảy ra với những tòa căn hộ cuối cùng trong đại đô thị phía tây.

6 dấu hiệu nhận biết cuộc gọi mạo danh nhân viên ngân hàng

Một trong những dấu hiệu đáng lưu tâm nhất là khi khách hàng gọi lại số điện thoại nghi ngờ lừa đảo thì không có tín hiệu hoặc rất lâu mới có tín hiệu nhưng không có người bắt máy.

Sun Urban City - giải cơn khát đô thị cao cấp cho khu vực gần phía nam Hà Nội

Với quy hoạch hiện đại, hạ tầng đồng bộ và hệ thống tiện ích đẳng cấp, dự án Đô thị Thời đại - Sun Urban City hứa hẹn là không gian sống văn minh, lý tưởng của người Hà Nam cũng như cư dân mới ở miền Bắc.

Sự vươn mình của Đông Nam Á và dấu ấn ngân hàng Việt

Trong Top 200 doanh nghiệp lớn nhất Đông Nam Á của Fortune có 34 ngân hàng, riêng Việt Nam đóng góp 12 đại diện.

Từ đống vỏ sầu riêng vứt bỏ biến thành than sinh học, giấm gỗ bán giá cao

Trung Quốc đau đầu vì vỏ sầu riêng phát thải lượng CO2 khổng lồ, còn ở nước ta cả triệu tấn cũng bị vứt bỏ. Số vỏ 'trái cây tỷ đô' này đem làm than sinh học giúp giảm phát thải, đồng thời cho ra loại giấm gỗ bán với giá cao.