Trung đội anh hùng Mai Quốc Ca: Ký ức của người duy nhất còn sống

46 năm trôi qua kể từ khi diễn ra trận chiến phá cầu Thạch Hãn ngày 10/4/1972 của Trung đội anh hùng Mai Quốc Ca, tên của các anh đã được khắc trên bia mộ với tinh thần chiến đấu quật cường bảo vệ Tổ quốc.

Ông Vũ Quang Thành bồi hồi khi nhắc lại quá khứ của Trung đội Mai Quốc Ca.

19 chiến sỹ ngã xuống gần cầu Thạch Hãn

Trong những ngày tháng Tư lịch sử, chúng tôi tìm về ngôi nhà của cựu chiến binh Vũ Quang Thành (sinh năm 1953, tên trong quân ngũ là Vũ Ngọc Thành, trú ở thôn Đồng Minh, xã Vĩnh Phúc, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa). Ông là người duy nhất còn sống của Trung đội anh hùng Mai Quốc Ca, tham gia trận phá cầu Thạch Hãn ngày 10/4/1972 năm xưa.

Trong ngôi nhà cấp 4 đơn sơ, vừa nhâm nhi ly nước, ông Thành vừa bồi hồi ôn lại kỷ niệm cũ: Sinh ra trong thời kỳ đất nước chiến tranh chia cắt, năm 1971, chàng trai xứ Thanh khi đó 18 tuổi đã xung phong lên đường nhập ngũ và được huấn luyện ở Đại đội 10, Tiểu đoàn 634 thuộc Tỉnh đội Thanh Hóa, huấn luyện ở Như Xuân. Sau khi huấn luyện 5 tháng ở Thanh Hóa thì ông được bổ sung vào đơn vị đóng quân ở xã Tây Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình. Ở đây, ông tiếp tục huấn luyện đến cuối tháng 2/1972 thì vào Trung đội 2, Đại đội 11, Tiểu đoàn 3, Trung đoàn 9, Sư đoàn 304, đóng quân ở chiến trường Quảng Trị, làm công việc vận chuyển lương thực, vũ khí cho chiến dịch năm 1972.

Ông Thành kể: “Cách đây đúng 46 năm, vào đêm 9/4/1972, Trung đội quân giải phóng mang tên người Trung đội trưởng Mai Quốc Ca (quê ở Thanh Hóa) gồm có 20 chiến sỹ  thuộc Trung đội 2, Đại đội 11, Tiểu đoàn 3, Trung đoàn 9, Sư đoàn 304, được giao nhiệm vụ mang 100kg thuốc nổ TNT đánh chiếm và phá hủy cầu Thạch Hãn để ngăn chặn chi viện của địch từ thị xã Quảng Trị lên Ái Tử, Đông Hà”.

Trên đường hành quân đêm tối từ xã Triệu Thượng, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị, Trung đội Mai Quốc Ca băng qua nhiều rừng núi đến đồng bằng, vượt qua nhiều căn cứ chiếm đóng của địch ra đến Quốc lộ 1 vào lúc 4h sáng 10/4, khi còn cách cầu Thạch Hãn khoảng 100m thì gặp quân chủ lực của địch phục kích với lực lượng lớn quân lính tinh nhuệ, pháo binh, xe tăng yểm trợ, tạo thành gọng kìm lớn bao vây.

Kể đến đây, ông Thành rưng rưng nước mắt: “Anh em đang trên đường hành quân thành nhiều nhóm thì bị địch phát hiện bao vây, phải tản ra các hướng chiến đấu độc lập, kiên quyết bám trụ, đẩy lùi những đợt tấn công của địch, quyết tâm không chịu khuất phục. Đến khoảng 11h trưa ngày 10/4/1972 thì 19 đồng đội lần lượt hy sinh”.

Tuy nhiên, trong thế trận ấy, Trung đội Mai Quốc Ca đã tiêu diệt được 125 lính ngụy, 2 cố vấn quân sự Mỹ và bắn cháy nhiều xe cơ giới của địch.

Khi tiếng súng ngừng nổ, người dân Quảng Trị muốn đưa thi thể các chiến sĩ đi chôn cất, nhưng quân địch bắt đem phơi nắng để thị uy. Đến khi người dân kéo đến đông để uy hiếp thì chúng mới nhượng bộ để bà con đưa các thi thể đi mai táng.

Những giây phút bị hành hạ, khổ sai trong lao tù

Ông Thành trong một lần vào thăm đài tưởng niệm Mai Quốc Ca.

Là người duy nhất còn sống của Trung đội Mai Quốc Ca, ông Vũ Quang Thành nhớ lại: “Khi đó tôi bị thương nặng, rách ở bụng rất to và thủng ruột, nhưng cố bò được ra đến bờ sông thì mê man, ngất đi không biết gì. Khi tỉnh dậy phát hiện pháo sáng thì xác định hướng ra cứ khi mình xuất quân để trở về, nhưng lại bị địch phục kích bắn đạn, sau đó chạy vào làng thì bị lính ngụy bắt ngày 12/4/1972”.

Sau khi bị bắt, ông bị đưa đi hỏi cung, rồi được đưa đi cấp cứu tại Bệnh viện Nguyễn Tri Phương (Huế), tiếp đó được đi Bệnh viện Duy Tân (Đà Nẵng) để tiếp tục chữa trị trong thời gian 2 tháng. Khi sức khỏe dần hồi phục, ông bị đưa ra trại giam Non Nước (Đà Nẵng) để lao động, khổ sai một thời gian, rồi lại vào nhà lao Bạch Đằng (Sài Gòn) để lấy cung, thẩm vấn.

Kể về những ngày tháng khổ sai ấy, ông Thành nói: “Khi đó, đích thân cố vấn Mỹ thẩm vấn tôi, xong chúng đưa tôi về trại giam Non Nước làm các thủ tục và chuyển thẳng tôi ra nhà tù Phú Quốc làm tù binh tháng 9/1972”. Đến 10/3/1973, sau khi Hiệp định Paris ký kết, ông cùng các đồng đội bị giam cầm đã được trả tự do.

Ở quê nhà, bố ông vừa mất được một thời gian cũng là lúc người nhà nhận được giấy báo tử ông. Cả nhà suy sụp. Nhưng rất may, sau đó gia đình nhận được thư ông viết tay gửi về, biết ông vẫn còn sống nên gia đình đã trả lại giấy báo tử cho cơ quan chức năng.

Năm 1974, ông được đơn vị cho phục viên trở về quê hương rồi đi học lớp trung cấp kế hoạch và tham gia công tác tại địa phương. Năm 1975, ông lập gia đình với bà Trịnh Thị Huệ, sinh hạ được 3 người con, 2 gái, 1 trai.

Tháng 6/1996, khi về thăm lại chiến trường xưa, nơi những đồng đội ngã xuống, ông tình cờ phát hiện có tên mình khắc trên tấm bia liệt sĩ của Trung đội Mai Quốc Ca. Ông đã thông báo với cơ quan chức năng về sự nhầm lẫn này.

Các cơ quan chức năng đã quy tụ hài cốt của 19 liệt sĩ của Trung đội Mai Quốc Ca lại thành một khu riêng biệt; cũng đã khai quật lấy mẫu AND, xác định được 16/19 tên tuổi, thân nhân của các liệt sĩ.

Năm 1973, Nhà nước truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, đồng thời phong tặng danh hiệu “Trung đội 1 thắng 100” cho Trung đội Mai Quốc Ca.

Ngoài ra, để tưởng nhớ chiến công của Trung đội Mai Quốc Ca, Nhà nước cũng đã xây dựng đài tưởng niệm bên bờ sông Thạch Hãn có tấm bia khắc hình 20 quả tim màu đỏ như một biểu tượng bất diệt của tinh thần chiến đấu quả cảm và sự hy sinh anh dũng của họ.

Ngày nay, 19 ngôi mộ đã được phân thành một khu riêng biệt và cùng khắc chung một cái tên Trung đội Mai Quốc Ca tại nghĩa trang liệt sỹ Ái Tử tại huyện Triệu Phong tỉnh Quảng Trị.

Trần Nghị

Khán giả 'xoắn não' vì màn kết hợp mới của Hồng Diễm và Phương Oanh, Thu Quỳnh

Trong phim 'VFC ngoại truyện' sắp phát sóng, khán giả 'xoắn não' vì các nhân vật trong 'Quỳnh búp bê', 'Hương vị tình thân', 'Trạm cứu hộ trái tim' với Hồng Diễm, Phương Oanh, Thu Quỳnh cùng xuất hiện.

Nhận cuộc gọi từ quê, tôi bần thần nhớ ngoại, tiếc những ngày mải mê kiếm tiền

Mỗi lần về quê dịp 30/4, ngoại thường nấu cho mấy đứa cháu món canh cá lóc nấu chua chuẩn vị Nam bộ. Giờ hình ảnh ngoại lui cui trong chái bếp đã thành quá khứ.

Chuyện thoát 'cơn bĩ cực' nhờ được vay 100 triệu đồng của người bán rau

Chị bán rau ở chợ Văn Thánh (TP.HCM) chia sẻ, dù hợp đồng vay 100 triệu là 10 năm, nhưng sau 3-4 tháng đầu tư có thu nhập, chị sẽ cố gắng trả nợ trong 5 năm và xin ra khỏi hộ nghèo, nhường suất cho những người không may mắn khác.

3 con gái lấy chồng xa, mẹ nuôi đàn gà chỉ mong con cháu về nghỉ lễ

Mới sớm, mẹ đã gọi điện hỏi xem dịp lễ này con có về quê ngoại. Chưa kịp trả lời đã thấy mẹ sụt sùi, giọng nghẹn lại, con cũng cứ thế nước mắt tuôn rơi.

Nữ DJ miền Tây mặc áo dài chơi nhạc gây sốt, kể góc khuất "sống về đêm"

DJ Tina Thảo thường được chú ý bởi hình ảnh mặc áo dài, áo bà ba trong những buổi diễn sôi động. Cô gái gốc Cà Mau cho biết đây là cách cô tạo dấu ấn riêng, bất chấp những tranh cãi.

Câu nói xót xa của cô gái sau hành trình thoát khỏi kẻ buôn người

Hầu hết các nạn nhân của mua bán người, sau khi được giải cứu, đều khá ổn về mặt tâm lý trong vòng 1-3 tháng đầu. Nhưng sau khoảng thời gian này, một số vấn đề ở họ bắt đầu nảy sinh.

Nữ tiến sĩ kể chuyện bị quấy rối và cách vượt lên nỗi đau, giúp người cùng cảnh

Bà Hồng bị quấy rối từ rất sớm. Trong hầu hết những tình huống bị quấy rối, chỉ có một mình bà đối diện với kẻ thực hiện hành vi.

Cao Thái Hà tuổi 34 vui sống độc thân, yêu hết mình nhưng thích tự do

Đi qua nhiều thăng trầm, Cao Thái Hà tận hưởng cuộc sống tích cực, lạc quan. Nữ diễn viên thích yêu nhưng không đặt giới hạn tuổi tác cho việc kết hôn.

Cú liều lúc nửa đêm cứu chàng trai Sơn La khỏi 'sào huyệt' của kẻ buôn người

H. được rủ sang Campuchia làm công việc nhẹ nhàng, lương tháng 10-15 triệu đồng. Nhưng chỉ vài ngày sau khi nhận việc, H. nhận ra mình đang ở trong ''sào huyệt'' của những kẻ buôn người.

Sếp nhìn chòng chọc vào người tôi, rồi chê bai ‘giống chân giò quá vậy’

Có những lần sếp nói những câu làm tôi chỉ muốn òa khóc. Sếp nhìn chòng chọc vào người tôi, rồi chê bai “sao giống chân giò quá vậy?”.

Đang cập nhật dữ liệu !