Thiên tai diễn biến phức tạp, bất thường và sự chung tay của các tổ chức quốc tế

Thiên tai đã ảnh hưởng lớn, gây nhiều thiệt hại về người và tài sản ở Việt Nam. Năm 2020, các tổ chức quốc tế đã hỗ trợ 25 triệu USD cho Việt Nam thực công tác khắc phục giảm nhẹ rủi ro thiên tai.

Chiều 16/12, Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai phối hợp với Tổ chức hợp tác phát triển Đức (GIZ) tổ chức Lễ tổng kết các hoạt động hỗ trợ quốc tế trong giảm nhẹ rủi ro thiên tai năm 2020.

Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Hoàng Hiệp đánh giá, trong lĩnh vực phòng chống thiên tai, do tác động của biến đổi khí hậu toàn cầu và trong khu vực, năm 2020 ghi nhận nhiều giá lịch sử về thiên tai và các tác động tiêu cực đến người dân.

{keywords}
Năm 2020, các tổ chức quốc tế đã hỗ trợ 25 triệu USD cho Việt Nam thực công tác khắc phục giảm nhẹ rủi ro thiên tai.

Từ đầu năm đến nay, thiên tai diễn biến phức tạp, bất thường trên nhiều vùng miền cả nước, đã xảy ra 16 loại hình thiên tai. Theo thống kê có 13 cơn bão trên biển Đông; 264 trận dông, lốc, mưa lớn trên 49 tỉnh,thành phố. Trong đó, có 9 đợt trên diện rộng tại 21 tỉnh, thành phố Bắc bộ và Trung bộ; các trận trận lũ, lũ quét, sạt lở đất; đặc biệt là đợt mưa lũ lớn lịch sử từ ngày 6-22/10 tại khu vực Trung bộ. Ngoài ra, còn có 86 trận động đất, trong đó có 2 trận với rủi ro thiên tai cấp 4. Tình trạng hạn hán, xâm nhập mặn nghiêm trọng, sạt lở bờ sông, bờ biển, sụt lún đê biển tại đồng bằng sông Cửu Long.

Thiên tai từ đầu năm đến nay đã làm 356 người chết, mất tích và 876 người bị thương; gần 3.00 nhà bị sập, hơn 333.000 nhà bị hư hại, tốc mái, di dời khẩn cấp; hơn 511.000 lượt nhà bị ngập; hơn 198.000 ha lúa và hoa màu bị thiệt hại. Hơn 55 triệu con gia súc, gia cầm bị chết, cuốn trôi. Ngoài ra, còn nhiều thiệt hại về công trình giao thông, thủy lợi, bờ sông, bờ biển, đê, kè kênh mương bị sạt lở, hư hỏng. Ước tính thiệt hại về kinh tế hơn 35.000 tỷ đồng.

Trong đó, đợt mưa lũ diện rộng từ giữa tháng 9/2020 đến giữa tháng 11/2020, khu vực Trung bộ đã chịu ảnh hưởng liên tiếp của 8 cơn bão (từ số 5 đến số 13; 2 cơn áp thấp nhiệt đới và 2 đợt mưa lũ lịch sử kéo dài từ 6-22/10 đã làm 249 người chết, mất tích, hàng trăm nghìn ngôi nhà bị hư hại, sản xuất nông nghiệp bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Tổng thiệt hại về kinh tế ước tính hơn 30.000 tỷ đồng.

Trước những ảnh hưởng nghiêm trọng của thiên tai đến người dân khu vực miền Trung, Chính phủ Việt Nam và Ban chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai đã có nhiều hoạt động vận động, kêu gọi sự hỗ trợ của cộng đồng quốc tế.

Đáp lại lời kêu gọi của Ban chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai về việc ứng phó, hỗ trợ đồng bào miền Trung khắc phục hậu quả do bão lũ, các Đối tác Giảm nhẹ rủi ro thiên tai và các cơ quan Quốc tế đã có những hành động kịp thời và thiết thực để hỗ trợ người dân tại miền Trung Việt Nam trước khó khăn do thiên tai gây ra. Đã có 32 tổ chức cùng chung tay cứu trợ với tổng số tiền trên 25 triệu đô la Mỹ (tương đương gần 600 tỷ đồng).

Ông Andrew Jeffries - Giám đốc Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB), đồng Chủ tịch Đối tác giảm nhẹ rủi ro thiên tai cho biết, các Đối tác Giảm nhẹ rủi ro thiên tai đã khảo sát các địa phương bị thiệt hại và có sự hỗ trợ về vật chất, kỹ thuật giúp nhân dân vùng ảnh hưởng thiên tai sớm ổn định sản xuất. Các thành viên của Đối tác cam kết tiếp tục đồng hành với Việt Nam trong công tác phòng, tránh, hỗ trợ cũng như giảm thiểu các rủi ro do thiên tai gây ra.

Cũng theo ông Andrew Jeffries, với vai trò là đồng Chủ tịch Đối tác giảm nhẹ rủi ro thiên tai, ngay sau khi thiên tai xảy ra ở miền Trung, các thành viên của Đối tác đã kích hoạt ngay các chương trình hỗ trợ khẩn cấp cho Việt Nam. Trong thời gian tới chúng tôi tiếp tục triển khai những dự án tăng cường khả năng chống chịu thiên tai của hệ thống đê điều phòng chống lũ, cũng như hỗ trợ những mô hình cộng đồng an toàn trước thiên tai để hỗ trợ nhiều nhất cho người dân miền Trung.

Bà Tiaji Maynell Sio - đại diện Đại sứ quán Cộng hòa liên bang Đức tại Việt Nam cho biết, trong những năm qua, thiên tai đã ảnh hưởng lớn, gây nhiều thiệt hại về người và tài sản ở Việt Nam. Tổ chức hợp tác phát triển Đức cùng với các tổ chức khác luôn đẩy mạnh phối hợp với Việt Nam trong công tác phòng tránh thiên tai.   

Phó Trưởng ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai Trần Quang Hoài tin tưởng rằng, với các hoạt động đầy ý nghĩa này, nhân dân các khu vực bị ảnh hưởng bởi thiên tai sẽ sớm khôi phục và ổn định cuộc sống. Theo dự báo, thiên tai sẽ ngày càng khốc liệt hơn, ông mong rằng sự phối hợp sẽ càng bền chặt để góp phần hỗ trợ tốt hơn những đối tượng chịu nhiều rủi ro.

Minh Thư

Lý giải nguyên nhân bão số 1 đi lệch so với những dự báo trước đó

Sau khi đi sâu vào đất liền khu vực phía Nam tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc) bão số 1 đã suy yếu thành áp thấp nhiệt đới.

Bão số 1 cách Quảng Ninh khoảng 140km, tiến nhanh về đất liền

Dự báo hôm nay bão số 1 sẽ đổ bộ đất liền các tỉnh Đông Bắc của Bắc Bộ, nhiều nơi mưa to đến rất to và có nguy cơ sạt lở đất, ngập úng.

Bão số 1 đang đạt sức mạnh lớn nhất, hướng về Quảng Ninh- Hải Phòng

Bão số 1 giật cấp 15, đạt cường độ lớn nhất, cách bán đảo Lôi Châu khoảng 340km về phía Đông Đông Nam. Khoảng 16h ngày 18/7, bão trên vùng ven biển tỉnh Quảng Ninh-Hải Phòng

Dự báo thời tiết 17/7: Miền Bắc ngày nắng gắt, từ đêm bắt đầu mưa rất to

Dự báo thời tiết ngày 17/7, Bắc và Trung Bộ vẫn nắng nóng đến gay gắt vào ban ngày; nhưng từ đêm, do ảnh hưởng hoàn lưu bão số 1, sẽ có mưa to đến rất to.

Bão số 1 tăng cấp, hướng vào Bắc Bộ

Bão số 1 tăng thêm một cấp so với hôm qua. Dự báo bão di chuyển với tốc độ 10-15km/h và sẽ tiếp tục tăng cấp.

Áp thấp nhiệt đới vào Biển Đông, 2 kịch bản khi mạnh lên thành bão

Trong chiều nay, áp thấp nhiệt đới ngoài khơi Philippines đã đi vào Biển Đông và có khả năng mạnh lên thành bão số 1.

Dự báo thời tiết 14/7: Nắng nóng miền Bắc còn gay gắt, từ chiều tối mưa dồn dập

Dự báo thời tiết ngày 14/7, nắng nóng giảm dần ở miền Bắc, từ chiều tối có mưa giông diện rộng. Riêng Trung Bộ còn nắng nóng gay gắt. Tây Nguyên và Nam Bộ mưa liên tiếp vào chiều tối.

Miền Bắc sắp mưa lớn, có thể kèm gió giật mạnh sau chuỗi ngày nắng nóng

Mưa bắt đầu xuất hiện ở vùng núi miền Bắc sau đó mở rộng ra toàn khu vực với lượng lớn đến 150mm. Sau chuỗi ngày nắng nóng ròng rã, trong cơn mưa đề phòng giông, lốc và gió giật mạnh.

Thời tiết Hà Nội 3 ngày tới: Nắng nóng hầm hập rồi mưa mát vào cuối tuần

Dự báo thời tiết Hà Nội 3 ngày tới, trong 1-2 ngày đầu, nắng nóng hầm hập tiếp diễn. Đợt nắng nóng này sẽ kết thúc vào cuối tuần, từ 15/7 trời mát và có lúc có mưa.

Thời tiết Hà Nội 12/7: Nắng nóng cao điểm nhất cả đợt, vượt ngưỡng 38 độ

Dự báo thời tiết Hà Nội 12/7, nắng nóng đến gay gắt tiếp diễn với nền nhiệt ở mức cao điểm, vượt ngưỡng 38 độ; ban đêm ít khả năng xảy ra mưa giông.

Đang cập nhật dữ liệu !