Những “số phận” trên hành trình tìm đồng đội Gạc Ma của cựu binh Lê Hữu Thảo

“Việc tìm kiếm và tìm cách giúp đỡ các gia đình liệt sỹ và cựu chiến binh giúp tôi có được sự bình yên, an ủi trong cuộc sống. Tôi cảm thấy an lòng khi đã phần nào thực hiện được nguyện vọng và bổn phận của mình - của một người còn sống đối với những

Đây là những mục đích và động lực để tôi vượt qua được những thử thách và khó khăn trên hành trình kiếm tìm đồng đội”, anh Lê Hữu Thảo – cựu binh trong trận hải chiến lịch sử (ngày 14.3.1988, Trường Sa, sự kiện này còn được biết đến với tên gọi CQ-88) tâm sự.

Những “số phận” trên hành trình tìm kiếm

Thành lập ban liên lạc Cựu chiến binh Gạc Ma HQ-604

Lặn lội qua các nẻo đường tới các miền quê, thăm rất nhiều gia đình anh Lê Hữu Thảo nhận thấy một thực tế không khỏi ngậm ngùi: hầu hết thân nhân gia đình các liệt sỹ và cựu chiến binh từng tham gia CQ – 88 năm đó đều có cuộc sống vô cùng vất vả. Mỗi gia đình một hoàn cảnh, có gia đình thì bệnh tật bủa vây, có gia đình thì kinh tế khó khăn trăm bề…nhưng một điểm chung là họ luôn có nghị lực, luôn cố gắng và có ý chí trong cuộc “đấu tranh sinh tồn” với cơm áo gạo tiền.

Anh kể, khi anh đến Nghệ An gặp gia đình mẹ liệt sỹ Đậu Xuân Tư (huyện Nghi Lộc) đã không khỏi cảm thấy chạnh lòng. “Mẹ đã già yếu, mắt thì mù lòa, trong nhà không có lấy một thứ gì có giá trị. Còn em trai liệt sỹ thì bị thần kinh, nghễnh ngãng nhưng hàng ngày vẫn phải đi làm thuê phụ giúp gia đình”, anh nói.

Anh cũng đã đến thăm gia đình liệt sỹ Phan Huy Sơn (Diễn Nguyên, Diễn Châu, Nghệ An). “Kể từ khi anh Sơn mất, chị Trần Thị Ninh (SN 1963), vợ anh ấy ở vậy một mình nuôi con. Anh Phan Huy Hà (SN 1984), người con đầu của anh chị bị bệnh bại não và thiểu năng trí tuệ, hằng ngày phải nằm ngửa để mẹ đút cho ăn và chỉ đi lông rông không làm được việc gì. Khi chị sinh bé gái thứ hai là cháu Phan Thị Trang, anh Sơn còn chưa kịp về lần nào để thấy mặt con thì đã hi sinh ngoài biển xa.

Do không hợp với gia đình nhà chồng nên chị đã dọn ra ngoài sống từ lâu. Cả mấy mẹ con được mấy sào ruộng rau cháo nuôi nhau, dù khó khăn nhưng đứa con gái của chị vẫn được đi học đàng hoàng, đã tốt nghiệp ngành Cao đẳng điều dưỡng của Đại học Vinh. Trang chính là người đã được Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến giúp xin việc cho em vào tháng 3/2015 khi em viết tâm thư gửi Bộ trưởng”, anh kể lại khi nhớ lại chuyến thăm gia đình chị Ninh.

Thăm chị Ninh, vợ liệt sỹ Nguyễn Thanh Sơn (Diễn Châu, Nghệ An)

Rồi lần lượt anh kể về hoàn cảnh gia đình liệt sỹ Hồ Công Đệ (Thanh Hóa), gia đình anh Lê Đình Thơ (Hoằng Hóa, Thanh Hóa), gia đình anh Nguyễn Văn Phương (Đông Hưng, Thái Bình)…

“Không hiểu sao, hay là có “số phận” chung cho những ai từng tham gia trận hải chiến năm ấy không mà hầu hết các gia đình tôi đến thăm đều hoàn cảnh rất khó khăn. Riêng với nhiều người, phải chăng họ đã “may mắn” hơn các anh em khác và đã sống sót trở về nên đổi lại họ phải gặp bất hạnh, khó khăn trong cuộc sống về sau không nữa…”, đôi khi anh đau lòng băn khoăn tự hỏi chính mình và tự tìm câu trả lời.

Tìm sự bình yên trong tâm hồn

Anh cho biết trên hành tình kiếm tìm thân nhân gia đình liệt sỹ và đồng đội như vậy anh gặp rất nhiều khó khăn.

Đầu tiên là về vấn đề kinh tế. Hoàn cảnh của anh thời điểm bắt đầu hành trình cũng rất éo le: ở trọ, việc làm chưa thực sự ổn định, trong khi đó kinh phí cho các chuyến đi khá tốn kém. Hai nữa là, các đồng đội ở lẫn khuất, rải rác khắp nơi từ Nam ra Bắc, kể từ khi xuất ngũ thì mỗi người một nơi, mất liên lạc nên quá trình tìm kiếm không dễ dàng.

Tuy nhiên, những khó khăn ấy không “đánh gục” được người lính đảo năm xưa. Với sự nỗ lực của bản thân, cùng với đó là được sự hỗ trợ về vật chất và tinh thần của bà con, đồng đội anh đã tranh thủ mọi cơ hội và khi nào điều kiện cho phép thì anh lại khăn gói lên đường.

“Tôi là một người lính bước ra từ trận hải chiến năm ấy, đã từng cùng các đồng đội vào sinh ra tử để giữ biển đảo quê hương. Cũng là một trong những người may mắn còn sống sót trở về nên tôi nhận thấy đây là một phần trách nhiệm của bản thân mình đối với những đã hi sinh…trách nhiệm gặp gỡ và kể lại sự thật về những đồng đội trước lúc ngã xuống cho thân nhân các gia đình được biết, muốn kể lại một cách chân thực nhất các đồng chí của tôi đã sống và cống hiến như thế nào, hi sinh như thế nào để góp phần bảo vệ biển đảo quê hương…Chúng tôi coi mình giống như người con trong gia đình họ, thay lời những người con của họ hỏi thăm, hỗ trợ gia đìnhcả về vật chất và tinh thần….chắc chắn một phần cũng sẽ an ủi những người đã mất.

Ngoài ra, việc tìm kiếm và tìm cách giúp đỡ các gia đình liệt sỹ và cựu chiến binh cũng giúp tôi có được sự bình yên, an ủi trong cuộc sống. Tôi cảm thấy an lòng khi đã phần nào thực hiện được nguyện vọng và bổn phận của mình - của một người còn sống đối với những người đã hi sinh. Đây là những mục đích và động lực để tôi vượt qua được những thử thách và khó khăn trên hành trình kiếm tìm đồng đội”, anh xúc động chia sẻ.

Song song với hành trình ấy, anh Lê Hữu Thảo cũng đã liên hệ, phối hợp với nhiều tổ chức, đơn vị giúp đỡ và hỗ trợ những gia đình gặp hoàn cảnh khó khăn. Cụ thể, anh đã góp phần kêu gọi chương trình “Nhịp cầu Hoàng Sa” hỗ trợ học bổng cho một số con em cựu chiến binh, xóa số nợ 50 triệu cho cựu chiến binh Hồ Văn Ba. Anh cũng đã phối hợp, đồng hành và kêu gọi “Quỹ tấm lòng vàng” (báo Lao Động) giúp đỡ nhiều trường hợp khó khăn khác. Đồng thời, anh liên hệ Lữ đoàn công binh E83 để xin giấy tờ xác nhận cho những chiến sỹ tham gia CQ- 88 có cơ sở về làm chế độ ở địa phương.

“Qua thời gian chưa dài, nhưng nhiều hoàn cảnh các đồng đội đã được giúp đỡ có hiệu quả khiến tôi rất hạnh phúc, và đây chính là nguồn động viên, động lực lớn để tôi cùng các đồng đội khác tiếp tục là nhịp cầu kết nối yêu thương”, anh chia sẻ.

Anh Lê Hữu Thảo đang cùng người bạn làm trang trại chăn nuôi vịt biển và trồng các loại hoa màu.

Hiện nay anh Lê Hữu Thảo đã có một gia đình hạnh phúc với hai con thơ. Anh đang cùng một người bạn góp vốn đầu tư trang trại nuôi vịt biển, nuôi bò và trồng các loại hoa màu. Với số vốn ban đầu khoảng 700 triệu đồng, hiện trang trại của anh đang có hơn 1000 con vịt thường xuyên cho thu nhập ổn định. Dù cuộc sống còn nhiều khó khăn những anh vẫn thường xuyên dành thời gian cùng đồng đội quan tâm, thăm hỏi gia đình các đồng đội có hoàn cảnh khó khăn và thân nhân những gia đình liệt sĩ hi sinh trong trận chiến Gạc Ma năm 1988.

Chia tay anh, tôi vẫn không ngừng cảm kích và kính phục anh, một người đã cống hiến hết mình, đã từng ở ranh giới giữa sự sống và cái chết để cùng với các đồng đội chiến đấu bảo vệ biển đảo tổ quốc. Anh vẫn luôn đau nỗi đau của đồng đội, vẫn luôn day dứt về sự khắc nghiệt và bi thảm mà chiến tranh đưa lại cho mỗi con người, mỗi gia đình khi anh đã trực tiếp trải qua và tận mắt chứng kiến. Những câu chuyện anh kể, những việc anh và các đồng đội đã trải qualà những bài học quý giá về lòng yêu nước, về sự ghi nhớ công ơn những người đã hi sinh cả tuổi thanh xuân của mình cho tổ quốc. Anh vẫn đã và đang luôn hướng tới và tìm kiếm một tương lai tươi sáng hơn cho anh và cho tất cả những người mà anh đã từng cùng chiến đấu, gắn bó và yêu thương.

Mai Nguyễn – Đặng Sơn

Anh trai sắp phá sản, mất sạch cửa nhà, em giàu có từ chối cho vay 50 triệu

Các cụ xưa có câu “một giọt máu đào hơn ao nước lã”, thế mà anh em ruột nhà tôi chẳng bằng ao nước lã.

Nghỉ lễ con rủ về quê, mẹ nghẹn ngào 'bán hết rồi, nhà đâu mà về'

Mỗi dịp lễ, Tết, mẹ lại xốn xang muốn về gặp họ hàng, người thân. Nghĩ đến cảnh người ta có quê, có nhà để về, mình thì không, mẹ lại giấu tôi khóc.

Loạt dự án giao thông trọng điểm 'treo' hàng thập kỷ ở TP.HCM sẽ sớm hồi sinh?

Loạt dự án khơi thông các cửa ngõ ở TP.HCM bị treo hàng thập kỷ sẽ sớm triển khai nhờ cơ chế đầu tư theo hình thức BOT, thông qua 'đòn bẩy' Nghị quyết 98.

Ước mơ 3 đời của gia đình sống trong 'căn nhà' hơn 10m2 trên sông Lam

Hàng chục năm qua, nhiều hộ dân chài lưới ven bờ sông Lam phải sống lênh đênh nay đây mai đó. Ngôi nhà của họ là những chiếc thuyền cũ rộng chừng chục mét vuông.

Khán giả 'xoắn não' vì màn kết hợp mới của Hồng Diễm và Phương Oanh, Thu Quỳnh

Trong phim 'VFC ngoại truyện' sắp phát sóng, khán giả 'xoắn não' vì các nhân vật trong 'Quỳnh búp bê', 'Hương vị tình thân', 'Trạm cứu hộ trái tim' với Hồng Diễm, Phương Oanh, Thu Quỳnh cùng xuất hiện.

Nhận cuộc gọi từ quê, tôi bần thần nhớ ngoại, tiếc những ngày mải mê kiếm tiền

Mỗi lần về quê dịp 30/4, ngoại thường nấu cho mấy đứa cháu món canh cá lóc nấu chua chuẩn vị Nam bộ. Giờ hình ảnh ngoại lui cui trong chái bếp đã thành quá khứ.

Chuyện thoát 'cơn bĩ cực' nhờ được vay 100 triệu đồng của người bán rau

Chị bán rau ở chợ Văn Thánh (TP.HCM) chia sẻ, dù hợp đồng vay 100 triệu là 10 năm, nhưng sau 3-4 tháng đầu tư có thu nhập, chị sẽ cố gắng trả nợ trong 5 năm và xin ra khỏi hộ nghèo, nhường suất cho những người không may mắn khác.

3 con gái lấy chồng xa, mẹ nuôi đàn gà chỉ mong con cháu về nghỉ lễ

Mới sớm, mẹ đã gọi điện hỏi xem dịp lễ này con có về quê ngoại. Chưa kịp trả lời đã thấy mẹ sụt sùi, giọng nghẹn lại, con cũng cứ thế nước mắt tuôn rơi.

Nữ DJ miền Tây mặc áo dài chơi nhạc gây sốt, kể góc khuất "sống về đêm"

DJ Tina Thảo thường được chú ý bởi hình ảnh mặc áo dài, áo bà ba trong những buổi diễn sôi động. Cô gái gốc Cà Mau cho biết đây là cách cô tạo dấu ấn riêng, bất chấp những tranh cãi.

Câu nói xót xa của cô gái sau hành trình thoát khỏi kẻ buôn người

Hầu hết các nạn nhân của mua bán người, sau khi được giải cứu, đều khá ổn về mặt tâm lý trong vòng 1-3 tháng đầu. Nhưng sau khoảng thời gian này, một số vấn đề ở họ bắt đầu nảy sinh.

Đang cập nhật dữ liệu !