Độc đáo nghề “nài bò”

Với việc đua bò Bảy Núi trở thành “đặc sản” văn hóa vùng miền đã góp phần quảng bá nét đẹp sinh hoạt cộng đồng Khmer ở dãy Thất Sơn.

Từ đó, nghề “nài bò” cũng hình thành, phát triển với nét độc đáo riêng, thu hút sự quan tâm của người hâm mộ bộ môn thể thao truyền thống này.

Từ nông dân mà ra

Gọi “nài bò” là nghề cũng không hẳn, bởi người tham gia bộ môn này chẳng có nguồn thu nhập ổn định hay xem đó là việc mưu sinh. Họ đến với đua bò chỉ bằng niềm đam mê và khát vọng chiến thắng. Trong lĩnh vực thể thao tốc độ, có lẽ đua bò là bộ môn sở hữu đường đua thuộc dạng “lầy lội” bậc nhất. Tuy nhiên, đó chính là nét độc đáo riêng, tạo nên sức hút của bộ môn này đối với người hâm mộ. Là người gắn bó với bộ môn đua bò hơn 20 năm, ông Chau Sươl, người dân xã An Cư (Tịnh Biên), chia sẻ: “Muốn là “nài bò” giỏi đòi hỏi người đó phải có gan to, bởi loài bò khá hiền lành nhưng khi “chứng” lên thì khó khuất phục. Anh em theo nghề này trước hết phải biết chấp nhận rủi ro, bởi môn thể thao này cũng có những khó khăn nhất định”- ông Chau Sươl thật tình.

Độc đáo nghề “nài bò” - ảnh 1

Những “nài bò” ở Bảy Núi đều xuất thân từ nông dân

Anh Nguyễn Chí Trung, cán bộ chuyên trách văn hóa - thể thao xã An Cư, cho biết: “Hiện tại, trên địa bàn xã có khoảng 20 “nài bò” thường xuyên tham gia thi đấu tại các giải đua bò cấp huyện, cấp tỉnh. Đa số các “nài bò” ở xã An Cư không thuộc dạng cự phách nhưng cũng khá đam mê đối với môn thể thao truyền thống này. Hàng năm, tại chùa Rô (xã An Cư) có tổ chức giải đua bò truyền thống thì các “nài bò” cũng tham gia tích cực. Thực tế, để có thể đứng trên bừa điều khiển đôi bò đang hăng máu về đích là chuyện không dễ dàng, đòi hỏi “nài bò” phải có tinh thần thép cũng như kỹ năng tuyệt vời”.

Đa số “nài bò” chuyên nghiệp đều xuất thân từ nông dân bởi đua bò hình thành từ hoạt động sản xuất nông nghiệp của người Khmer. “Hồi xưa, những nông dân Khmer đến chùa để bừa đất làm công quả. Trong quá trình lao động, họ thách thức nhau đua bò để phân cao thấp. Sư cả thấy vậy mới treo thưởng, bằng chiếc dây nài khớp bạc hay vòng lục lạc đẹp mắt. Từ đó, đua bò trở thành môn thể thao được người Khmer yêu thích. Thời ông cha của tôi, người ta đua bò chỉ để vui, giá trị phần thưởng không quan trọng, nhiều lúc người thắng cuộc chỉ nhận được… đòn bánh tét” - ông Chau Sươl nhớ lại.

Trở thành chuyên nghiệp

Với việc đua bò vươn mình trở thành “đặc sản” của vùng Bảy Núi, nghề “nài bò” cũng theo đó mà chuyên nghiệp hơn. Trong các giải đua bò cấp huyện, cấp tỉnh, người “tài xế” điều khiển đôi bò đã biết vận dụng bài bản, kỹ thuật sao cho đôi bò của họ chiến thắng chứ không chỉ biết cầm dây cương đợi bò về đích. “Đa số các “nài bò” hiện nay đều có tuổi đời khá trẻ bởi yếu tố sức khỏe rất quan trọng trong bộ môn này. Không có sức khỏe thì không đứng vững trên bừa khi bò chạy tốc độ cao. Không có sức khỏe thì không nắm dây cương để điều khiển bò về đích như mong muốn. Do đó, có được đôi bò giỏi là một việc, tìm được “nài bò” giỏi là một việc khác” - anh Nguyễn Chí Trung thật tình.

Khi đến với những giải đua bò, người xem đã không còn xa lạ với hình ảnh những “nài bò” hăng máu tay cầm xà-lul, miệng hét vang điều khiển đôi bò. Gương mặt họ bình thường hiền lành bao nhiêu thì lúc thi đấu lại “máu lửa” bấy nhiêu, khiến cho người xem vô cùng thích thú. “Với những “nài bò” giỏi, họ có thể “nhìn mặt” đối thủ mà đưa ra phương pháp thi đấu phù hợp. Những tay “nài bò” chuyên nghiệp không quan trọng việc xuất phát trước hay sau trong mỗi cuộc đua. Họ có thể cho đối thủ chạy trước rồi bất ngờ tăng tốc “đạp bừa” của đối phương khi bắt đầu vào vòng thả. Theo luật lệ, đôi bò chạy trước mà bị “đạp bừa” sẽ bị xử thua nên cuộc đua kết thúc ngay thời điểm đó, chứ không đợi đến việc về đích” - ông Nguyễn Ngọc Mạnh, “nài bò” giàu kinh nghiệm tại xã An Cư, cho hay.

Độc đáo nghề “nài bò” - ảnh 2

Tranh tài quyết liệt

Do bộ môn đua bò được các địa phương thay nhau tổ chức nên các “nài bò” thường xuyên có đất diễn. Nhiều người vì mê đua bò nên bỏ chi phí mua bò đua rồi ra công chăm sóc. Đến các giải đấu, họ sẽ thuê những “nài bò” giỏi đầu quân cho mình. Việc mời được một “tài xế” giỏi đồng nghĩa với cơ hội chiến thắng sẽ cao hơn. Trong giới đua bò Bảy Núi, không ai không biết “nài bò” Chau Rít Thi ở xã Văn Giáo (Tịnh Biên). Với tuổi đời khá trẻ, Chau Rít Thi thừa sức khỏe cũng như sự gan dạ để chiến thắng trên đường đua. Lắm lần “nài bò” này leo lên bừa để đôi bò có thể tăng tốc nhanh hơn trong khoảnh khắc nước rút về đích khiến người xem trầm trồ, thán phục.

Tuy nhiên, nghề “nài bò” cũng có rủi ro. “Chuyện “nài bò” té trên đường đua là rất bình thường. Đó là một phần trong nghề nghiệp của chúng tôi. Thương tích có lúc nặng, nhẹ khác nhau nhưng anh em theo nghề vẫn rất hăng say tập luyện, thi đấu khi có dịp. Bản thân tôi cũng sẽ đeo đuổi nghề này bởi ngoài việc là môn thể thao, đua bò còn là truyền thống của vùng đất mình đã gắn bó từ thuở chôn nhau cắt rốn” - ông Nguyễn Ngọc Mạnh thật tình.

Theo THANH TIẾN/Báo An Giang

2 giải đấu Taekwondo kịch tính trong tuần lễ thể thao của CJ K Festa 2025

Những bài quyền đẹp mắt, những trận đối kháng đỉnh cao thể hiện sức mạnh và tinh thần võ đạo thu hút khán giả tại 2 giải Taekwondo đang diễn ra tại TP.HCM.

Báo chí Việt Nam: Đổi mới vì sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc

Sáng nay (19/6), tại Hà Nội, Hội Nhà báo Việt Nam khai mạc Hội báo toàn quốc năm 2025 với chủ đề “Báo chí Việt Nam – Trung thành, Sáng tạo, Bản lĩnh, Đổi mới vì sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”.

SHB - nơi yêu thương lan tỏa, sự sẻ chia chạm đến trái tim

Giữa guồng quay cuộc sống, có những câu chuyện lặng lẽ nhưng ấm áp, có những bàn tay đưa ra đúng lúc, có những tấm lòng rộng mở đồng hành... Tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội (SHB), những điều tử tế vẫn luôn hiện hữu, chạm đến trái tim mọi người.

Diễn viên Võ Hoài Nam: 5 bố con luôn an tâm khi có bà xã quán xuyến

Diễn viên Võ Hoài Nam nói bao nhiêu năm nay bà xã kém 12 tuổi luôn là hậu phương lo lắng mọi thứ cho 5 bố con nên anh rất yên tâm.

Cô gái Nam Định vẽ tranh bằng 'đôi tay' đặc biệt, nuôi ước mơ thành họa sĩ

“Tôi không quyết định được hình hài mình sinh ra nhưng tôi có quyền chọn cách sống”, câu nói ấy đã trở thành động lực, giúp Thơm vượt qua giới hạn của cơ thể, dùng “đôi tay” đặc biệt vẽ lên cuộc đời đầy ý nghĩa.

Bố mẹ mất sớm, cô gái Hải Dương oà khóc khi được anh chị đưa đi ‘hỏi vợ’

Ngày anh chị nhận lời đứng ra lo chuyện cưới hỏi, cô gái Hải Dương xúc động đến bật khóc.

Cử nhân thất nghiệp về quê làm ông chủ vườn ‘cây tỷ đô’

Tốt nghiệp Trường Đại học Thể dục - Thể thao nhưng không xin được việc, anh Đỗ Trọng Học gác lại tấm bằng cử nhân về nhà trồng “cây tỷ đô”, thu nhập nửa tỷ đồng mỗi năm.

Niềm tự hào của người SHB

Ngân hàng SHB không chỉ là một tổ chức tài chính, mà còn là nơi nuôi dưỡng và lan tỏa những giá trị nhân văn cao đẹp, nơi mỗi cán bộ nhân viên tìm thấy niềm vui, sự gắn bó và tự hào.

Làm việc ở Hà Nội, nam giảng viên vẫn chọn về quê sống, mỗi ngày đi hơn 100km

Làm việc ở Hà Nội nhưng anh Thành vẫn chọn về quê sống 16 năm nay. Mỗi ngày, anh vừa đi vừa về hết hơn 100km.

Du lịch Cát Bà tăng trưởng hai con số nhờ điều gì?

20% là tỷ lệ tăng trưởng khách và doanh thu tới Cát Bà 2024. “Hòn đảo Ngọc” của miền Bắc đang trở thành điểm đến hút khách đáng mơ ước, nhất là khi hệ thống giao thông tới đảo ngày càng thuận lợi.

Đang cập nhật dữ liệu !