Doanh nghiệp phục hồi hoạt động, tăng tốc nối lại chuỗi sản xuất

Sau khi các tỉnh thành công bố nới lỏng giãn cách, nhiều doanh nghiệp tăng tốc nối lại sản xuất để đảm bảo các đơn hàng, phục hồi chuỗi sản xuất sau những tháng bị đình trệ bởi dịch Covid-19.

Tại Hà Nội, sau khi thành phố Hà Nội nới lỏng giãn cách, các doanh nghiệp cũng đang tăng tốc sản xuất để đảm bảo các đơn hàng mới, phục hồi sản xuất. Ở 9 Khu công nghiệp tại Hà Nội, lượng doanh nghiệp hoạt động lại bình thường đã đạt trên 95%. 661 doanh nghiệp đã thành lập Ban chỉ đạo Covid-19 tại doanh nghiệp với 3.600 tổ Covid an toàn. Việc phủ sóng vắc xin mũi 1 đạt 97%; mũi 2 đạt 48% số đã tiêm mũi 1.

Thống kê cho thấy, dù bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, trong 8 tháng qua, Hà Nội ghi nhận hơn 13.100 doanh nghiệp thành lập mới với số vốn đăng ký là 165.730 tỷ đồng. Số doanh nghiệp hoạt động trở lại là 5.687, tăng 74% so với cùng kỳ năm trước.

{keywords}
Doanh nghiệp phục hồi hoạt động, tăng tốc nối lại chuỗi sản xuất.

Tại tỉnh Bình Dương, Ban Quản lý các khu công nghiệp (KCN) Bình Dương cho biết, đến tháng 10/2021, đã có 1.968 doanh nghiệp trong các KCN của tỉnh tiến hành khôi phục lại hoạt động sản xuất kinh doanh, đạt trên 96%.

Số lượng lao động trở lại làm việc trong các công ty là gần 373 ngàn người, đạt 76,38%. Trong đó, mô hình “3 xanh” có gần 285 ngàn lao động, mô hình “3 tại chỗ” có 44.211 lao động và mô hình “3 tại chỗ linh hoạt” có 43.192 người lao động. 

Sau khoảng 1 tháng phục hồi sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp trong các KCN của tỉnh Bình Dương đã nhanh chóng tổ chức lại hoạt động sản xuất, kinh doanh, bảo đảm an toàn trong phòng, chống dịch Covid-19, nhằm đẩy mạnh sản xuất, lấy lại đà tăng trưởng kinh tế trong những tháng cuối năm 2021.

Trong đó, nhiều công ty có tỷ lệ lao động quay lại làm việc đạt gần 100% và sản xuất khôi phục lại hoàn toàn.

Hầu hết, người lao động làm việc tại các nhà máy, xí nghiệp đều đã được tiêm vắc xin phòng Covid-19 mũi 1 và đang tiến hành tiêm phủ mũi 2. 

Sở Công Thương Bình Dương cho biết, ngay khi trở về trạng thái “bình thường mới”, Sở đã đề nghị các doanh nghiệp có nhu cầu sản xuất trở lại xây dựng phương án trong tình hình mới, gửi các cấp, ngành, địa phương và triển khai ngay việc mở cửa khi bảo đảm các điều kiện theo quy định. Bình Dương sẽ trao quyền chủ động cho doanh nghiệp tái hoạt động và thực hiện công tác hậu kiểm.

Sở Công thương Bình Dương đã có văn bản hướng dẫn chấp thuận về việc trao quyền chủ động cho doanh nghiệp tái hoạt động, cơ quan quản lý nhà nước sẽ hậu kiểm nhằm đẩy nhanh hoạt động tái sản xuất. Hiện tại, tỉnh Bình Dương đã cho phép các doanh nghiệp tự xét nghiệm và tự cấp giấy xác nhận để người lao động đi lại.

Cùng với đó, ngành chức năng tỉnh Bình Dương cũng đã giới thiệu cho các doanh nghiệp tiếp cận nguồn kít test đạt chất lượng với giá chỉ vài chục nghìn đồng/test. Doanh nghiệp được phép gộp 3 đến 5 mẫu nên chi phí xét nghiệm cho mỗi công nhân sẽ rất thấp. Đồng thời, thời hạn kết quả xét nghiệm tới 7 ngày. Hiện người lao động ở Bình Dương đã tiêm mũi 1 và dự kiến trong tháng 10 này sẽ phủ 100% mũi 2.

Còn tại tỉnh Bến Tre, nhìn chung hoạt động của các doanh nghiệp tương đối ổn định; các khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp cơ bản đã được tháo gỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp sản xuất và thực hiện tốt công tác phòng, chống dịch.

Tình hình hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp từng bước đã được khôi phục, khoảng 80% doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đã hoạt động trở lại trong trạng thái bình thường mới; 100% doanh nghiệp trong các khu, cụm công nghiệp đã hoạt động trở lại, giải quyết nhu cầu cấp thiết về lao động cho địa phương. Đối với các doanh nghiệp bên ngoài khu công nghiệp thì còn một số ít doanh nghiệp hoạt động sản xuất theo phương án “3 tại chỗ” đến hết tháng 10-2021 để đảm bảo an toàn cho người lao động, người thân và doanh nghiệp.

Tại tỉnh Đồng Nai, các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đang khôi phục sản xuất theo các phương án đảm bảo an toàn phòng chống dịch Covid-19.

Ban Quản lý các khu công nghiệp Đồng Nai cho biết, hiện có trên 92% doanh nghiệp trong các KCN của tỉnh đã khôi phục sản xuất, trong đó có nhiều nhà máy hoạt động hết công suất.

Các doanh nghiệp đang liên tục bổ sung lao động để đưa các dây chuyền sản xuất vào hoạt động. Đồng thời, doanh nghiệp cũng tổ chức cho lao động đi, về hằng ngày, bỏ thực hiện theo phương án “3 tại chỗ”.

Trong các KCN của tỉnh Đồng Nai có khoảng 1.713 dự án đang hoạt động, khi xảy ra đợt dịch Covid-19 lần thứ 4, chỉ có hơn 1,1 ngàn doanh nghiệp duy trì được sản xuất, còn lại gần 600 doanh nghiệp phải tạm dừng hoạt động để đảm bảo công tác phòng, chống dịch.

Từ cuối tháng 9/2021, tỉnh bắt đầu mở cửa, các doanh nghiệp bắt đầu hoạt động trở lại và nâng công suất các nhà máy, đáp ứng nguồn cung hàng hóa cho đối tác trong và ngoài nước.

Vừa qua, tỉnh Đồng Nai đã giao cho doanh nghiệp chủ động trong phòng, chống dịch Covid-19 và phục hồi sản xuất. Các doanh nghiệp đều lên kế hoạch cụ thể, chi tiết cho việc phòng, chống dịch và đảm bảo sản xuất, kinh doanh.

Tuy nhiên, dịch bệnh vẫn diễn biến phức tạp nên nguy cơ dịch bùng phát tại các nhà máy vẫn còn khá cao nếu doanh nghiệp không có quy định quản lý chặt chẽ nguồn lao động bổ sung hoặc đi, về hằng ngày.

Lãnh đạo Ban Quản lý các KCN Đồng Nai khuyến cáo: Tình hình dịch bệnh đã giảm, nhiều doanh nghiệp đã hoạt động trở lại nhưng nguy cơ dịch bùng phát vẫn còn. Do đó, các doanh nghiệp phải thực hiện nghiêm 5K, có khu cách ly F0, F1 để trường hợp xảy ra dịch có thể xử lý kịp thời, hạn chế được lây lan.

Theo báo cáo của tỉnh Bắc Giang, đến thời điểm này, kinh tế - xã hội của tỉnh đã hồi phục đạt mức độ tương đương và cao hơn trước thời điểm dịch bùng phát. Tăng trưởng kinh tế 9 tháng năm nay đạt 5,5%; thu ngân sách tăng hơn 48% so với cùng kỳ. Môi trường đầu tư tiếp tục được cải thiện, thu hút FDI đứng thứ 9 cả nước.

Đến nay, toàn bộ các doanh nghiệp trong các khu công nghiệp đã hoạt động trở lại. Trong 6 khu công nghiệp đã có 385 doanh nghiệp đang hoạt động với gần 192.000 lao động (tăng 23 doanh nghiệp và trên 41.000 lao động so với thời điểm trước khi bùng phát dịch Covid-19); 221 doanh nghiệp trong các cụm công nghiệp hoạt động trở lại với hơn 48.000 lao động, đạt tỷ lệ 98% so với thời điểm trước khi bùng phát dịch Covid-19; đặc biệt, các doanh nghiệp quy mô lớn phục hồi sản xuất nhanh, đã sử dụng lao động ở mức tương đương, thậm chí nhiều hơn lao động so thời điểm trước dịch.

Một số doanh nghiệp lớn  trong khu công nghiệp đều tăng ca tất cả các ngày trong tuần để bù lại các đơn hàng bị chậm do ảnh hưởng của dịch. Với chủ trương thu hút lao động quay trở lại làm việc, nhiều giải pháp đã và đang được doanh nghiệp áp dụng hiệu quả, như hỗ trợ thu nhập từ 1-2 triệu đồng/người/tháng; lập đội xe đưa đón công nhân từ các tỉnh lân cận tới Bắc Giang làm việc…

Hải Yến

 * Bài tuyên truyền thực hiện Nghị quyết 84/NQ-CP ngày 29/5/2020 của Chính phủ về các nhiệm vụ, giải pháp tiếp tục tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công và bảo đảm trật tự an toàn xã hội trong bối cảnh dịch Covid-19.

SHB đặt mục tiêu tăng trưởng lợi nhuận 22% so với năm 2023

Năm 2024, SHB đặt kế hoạch lợi nhuận đạt 11.286 tỷ đồng, cao hơn 22% so với năm trước. Với chiến lược chuyển đổi giai đoạn 2024 - 2028, SHB xác lập mục tiêu Top 1 về hiệu quả, khẳng định vị thế định chế tài chính hàng đầu, vươn tầm khu vực.

Vùng đất hiếm ở Tây Bắc, người dân chia nhau 500 tỷ đồng nhờ 1 loại quả

Được thiên nhiên ưu đãi về thổ nhưỡng, khí hậu nên nông dân huyện Yên Châu tập trung làm giàu nhờ trồng mận hậu. Cả huyện thu từ khoảng 500 tỷ đồng mỗi năm từ trái mận.

Hàng made in Moscow ‘phủ sóng’ Vietnam Expo 2024

Gian hàng với chủ đề "Made in Moscow" được trưng bày tại Hội chợ thương mại quốc tế Việt Nam (Vietnam Expo) lần thứ 33 mới đây tại Trung tâm Triển lãm Quốc tế Hà Nội (ICE) tập hợp các sản phẩm từ 14 doanh nghiệp Nga thuộc nhiều lĩnh vực.

Diễn biến mới vụ 2 khách hàng tố mất hàng chục tỷ đồng tại MSB

Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng (NHNN) đã chuyển đơn kiến nghị, phản ánh của hai khách hàng vụ mất hàng chục tỷ đồng khi gửi tiền tại MSB Chi nhánh Thanh Xuân đến Ngân hàng MSB.

Agribank lần thứ 9 liên tiếp được vinh danh giải thưởng Sao Khuê

Vượt qua nhiều giải pháp, 2 hệ thống/sản phẩm của Agribank được vinh danh tại giải thưởng Sao Khuê 2024, đánh dấu lần thứ 9 liên tiếp (2016-2024) Agribank nhận giải thưởng này.

Cơ chế giá điện 2 thành phần là công bằng hơn giá điện 1 thành phần

Hiện Việt Nam áp dụng biểu giá điện 1 thành phần, tức là biểu giá điện tính theo điện năng. Trong khi đó, nhiều nước trên thế giới đang áp dụng giá điện 2 thành phần.

Bảo hiểm FWD gây ấn tượng với thông điệp truyền cảm hứng mới

Mới đây, FWD Việt Nam tiếp tục chứng minh sức mạnh vượt trội trong cách khai thác thông điệp cùng hình tượng sáng tạo nhưng gần gũi thông qua chiến dịch thương hiệu mới “Sống đầy cùng FWD Bảo hiểm dễ hiểu” (Time to play).

Agribank dành 10.000 tỷ đồng cho vay ngắn hạn, lãi suất chỉ từ 4,0%/năm

Khách hàng cá nhân có nhu cầu vay tiêu dùng như: mua nhà, sửa nhà, mua xe… có thể tiếp cận nguồn vốn 10.000 tỷ đồng của Agribank, với lãi suất chỉ từ 4,0% /năm.

Xóa độc quyền vàng miếng, giá vàng SJC sẽ lập tức giảm mạnh

Theo các chuyên gia, chỉ cần Ngân hàng Nhà nước xóa bỏ độc quyền sản xuất vàng miếng, chưa cần đến việc cho nhập khẩu vàng hay không thì giá vàng sẽ lập tức giảm đến 5 triệu đồng mỗi lượng.

Vụ thẻ tín dụng 8,5 triệu thành 8,8 tỷ: Eximbank nói cán bộ xử lý quá máy móc

Theo lãnh đạo Ngân hàng Eximbank, cán bộ xử lý thẻ phải căn cứ vào vụ việc, đề xuất mức thu lãi, báo cáo lãnh đạo trước khi làm việc với khách hàng. Nhưng cán bộ đã quá máy móc khi gửi thông báo đến cho khách mà chưa báo cáo lãnh đạo.