Doanh nghiệp nỗ lực giảm hàng tồn kho
Tổng cục Thống kê (GSO) vừa công bố báo cáo tình hình phát triển kinh tế xã hội tháng 7/2012.
Qua tháng 7, mặt hàng thép vẫn có lượng hàng tồn kho lớn |
Theo đó, một số ngành có chỉ số tồn kho tăng thấp (hoặc giảm) là: Sản xuất bia tăng 15,9%; sản xuất pin và ắc qui tăng 11,3%; sản xuất sản phẩm điện tử dân dụng tăng 10%; sản xuất xe có động cơ tăng 9,4%; chế biến sữa và các sản phẩm từ sữa tăng 2,7%; sản xuất sợi tăng 1,6%; sản xuất thuốc, hóa dược và dược liệu tăng 1,1%; sản xuất các cấu kiện kim loại giảm 4%; sản xuất vải dệt thoi giảm giảm 4,1%; sản xuất mô tô, xe máy giảm 6,7%; sản xuất mỳ ống, mỳ sợi giảm 11,8%; sản xuất giày, dép giảm 15,8%; sản xuất đường giảm 52,4%...
Tuy nhiên, một số ngành vẫn có chỉ số tồn kho tăng cao, như: Sản xuất phân bón và hợp chất ni tơ tăng 103,3%; sản xuất thiết bị truyền thông tăng 98,5%; sản xuất các thiết bị khác bằng kim loại tăng 68,5%; sản xuất sản phẩm từ plastic tăng 61,5%; sản xuất linh kiện điện tử tăng 53,8%; sản xuất xi măng tăng 49,2%; chế biến, bảo quản thủy sản và các sản phẩm từ thủy sản tăng 39,4%; may trang phục (trừ trang phục từ da lông thú) tăng 35%; sản xuất thức ăn gia súc, gia cầm và thủy sản tăng 33,3%; sản xuất sắt, thép, gang tăng 20,8%....
Cũng theo GSO, tổng mức hàng hóa bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 7 tăng 0,1% so với tháng trước và tăng 14,1% so với cùng kỳ năm ngoái. Tính chung 7 tháng, tổng mức hàng hóa bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu dùng ước tính đạt 1327,5 nghìn tỷ đồng, tăng 18,7% so với cùng kỳ năm trước, nếu loại trừ yếu tố giá thì tăng 6,7%.
Thu Hoài