Thông tin gây chú ý dư luận, Tập đoàn Thiên Minh (TMC) cho biết Hãng hàng không Hải Âu thuộc Tập đoàn này sẽ nhận bàn giao 2 chiếc thủy phi cơ giá khoảng 3,2 triệu đô mỗi chiếc tại VN. Ông chủ Tập đoàn là ai?
Đây là nhưng chiếc thuỷ phi cơ thuộc sở hữu tư nhân đầu tiên tại VN. Được đưa về nhằm khai thác du lịch.
Thiên Minh được thành lập vào năm 1994, tiền thân là một công ty lữ hành nhỏ.
Cái tên Thiên Minh bất ngờ nổi lên thời điểm năm 2012 do một vụ thâu tóm khách sạn lớn và một lần được nhắc đến nhiều trong vụ... bắt bầu Kiên. Thời điểm tin bầu Kiên bị bắt gây chấn động dư luận, bầu Kiên nắm cổ phần tại nhiều ngân hàng, doanh nghiệp, trong đó có cái tên Công ty Thiên Minh.
Ông Trần Trọng Kiên, Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc điều hành Tập đoàn Thiên Minh
Người giữ ghế chủ tịch kiêm TGĐ điều hàng Tập đoàn Thiên Minh là ông Trần Trọng Kiên, ông Kiên Trần cũng là thành viên HĐQT Ngân hàng Á châu (ACB).
Trước khi bị bắt giữ, bầu Kiên là một trong những thành viên HĐQT của Thiên Minh.
Theo thông tin công bố của Thiên Minh, chủ tịch Trần Trọng Kiên còn khá trẻ, từng tốt nghiệp nhiều đại học, ông từng theo học một ngành không liên quan nhiều đến du lịch, khách sạn - trường Đại học Y Hà Nội. Ngoài ra, ông Kiên còn có bằng cử nhân ĐH Sư phạm Ngoại ngữ Hà Nội, thạc sỹ trường đại học Hawaii tại Manoa. Ông Kiên cũng được giới thiệu là người tiên phong đưa du lịch mạo hiểm phát triển tại Việt Nam.
Thông tin gây chú ý dư luận vài ngày gần đây xuất hiện khi Tập đoàn Thiên Minh phát đi thông cáo báo chí cho biết Hãng hàng không Hải Âu thuộc Tập đoàn Thiên Minh (TMG) sẽ nhận bàn giao 02 chiếc thủy phi cơ giá khoảng 3,2 triệu USD mỗi chiếc (tương đương 45 tỷ đồng).
Theo kế hoạch, 2 chiếc thủy phi cơ này sẽ về đến sân bay Nội Bài vào tháng 8/2014 và bắt đầu khai thác phục vụ du lịch, trước mắt là tuyến Hà Nội - Hạ Long từ tháng 9/2014.
Hải Âu là Hãng hàng không tư nhân đầu tiên cung cấp dịch vụ thủy phi cơ tại Việt Nam, loại hình kinh doanh này đã phát triển mạnh trên thế giới tuy nhiên còn khá mới mẻ tại Việt Nam.
Theo ông Lương Hoài Nam, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Thiên Minh, Giám đốc điều hành Hãng hàng không Hải Âu: “Thay vì sẽ phải ngồi 3 - 4 tiếng trên ô tô từ Hà Nội đến Hạ Long thì nay với thủy phi cơ của Hàng không Hải Âu, khách hàng chỉ phải mất 30 phút và được trải nghiệm ngắm cảnh biển từ độ cao 150 mét đến 3.000 mét hết sức thú vị. Chúng tôi tin rằng, thủy phi cơ sẽ đem đến một trải nghiệm mới và toàn diện cho khách du lịch, góp phần quảng bá và phát triển du lịch Việt Nam trong thời gian tới. Với việc mở rộng hoạt động kinh doanh thủy phi cơ của Hãng hàng không Hải Âu, TMG đang từng bước thực hiện chiến lược phát triển kinh doanh của mình với mục tiêu tạo ra một tổ hợp dịch vụ trọn gói trong ngành du lịch lữ hành và khách sạn với những thương hiệu lớn như Buffalo Tours, Victoria Hotels & Resorts, ivivu.com, Êmm Hotels & Resorts…”.
Thủy phi cơ được Thiên Minh đặt mua được cho là loại thủy phi cơ hiện đại nhất của Mỹ, sức chở tối đa 12 hành khách, bay 300 km/h, cất hạ cánh được trên mặt nước.
Theo kế hoạch, trước mắt, Hải Âu sẽ triển khai dịch vụ thuỷ phi cơ tại khu vực phía Bắc (giữa Hà Nội và vịnh Hạ Long), tiếp sau đó sẽ mở rộng ra khu vực phía Nam (giữa TP HCM và các điểm du lịch tại Khánh Hoà, Bình Thuận, Cần Thơ, An Giang, Côn Đảo, Phú Quốc).
Hãng hàng không Hải Âu là hãng hàng không tư nhân thứ 6 tại Việt Nam, Hãng hàng không Hải Âu do các cổ đông là Tập đoàn Thiên Minh (cổ đông đa số) và Tập đoàn Focus Travel cùng sáng lập. Hãng tập trung khai thác dịch vụ thủy phi cơ gồm: dịch vụ bay ngắm cảnh trên Vịnh Hạ Long; bay dịch vụ (Air Taxi) và các dịch vụ bay chuyên biệt theo yêu cầu của khách hàng.
Tập đoàn Thiên Minh (TMG) hiện là doanh nghiệp chuyên cung cấp các dịch vụ du lịch và khách sạn lớn nhất Việt Nam.
Hằng năm Thiên Minh đón chào khoảng 90.000 khách du lịch tới Việt Nam, Lào, Campuchia và Thái Lan và phục vụ khoảng 200.000 khách lưu trú tại các khách sạn thuộc tập đoàn.
Mục tiêu chiến lược của TMG là trở thành Công ty hàng đầu trong lĩnh vực du lịch và dịch vụ khách sạn tại Việt Nam. Với lợi thế sở hữu một hệ thống quản lý tốt, sáng tạo, minh bạch cùng nguồn tài chính dồi dào và sự hợp tác/chia sẻ kinh nghiệm điều hành giữa các công ty thành viên, TMG luôn tin tưởng sẽ thành công trong chiến lược phát triển của mình.
Chiếc thủy phi cơ được Thiên Minh đặt mua sắp có mặt tại Việt Nam. Theo thông tin trên website của Thiên Minh, mới đây, TMG được vinh danh trong danh sách 20 công ty tăng trưởng nhanh nhất Đông Á năm 2014 theo đánh giá của Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF).
Công ty tài chính quốc tế (IFC) (thành viên thuộc Ngân Hàng Thế Giới), mới đây đã quyết định đầu tư vào Tập đoàn Thiên Minh số vốn đầu tư 14 triêu đô la Mỹ, nhằm giúp Thiên Minh tiếp tục triển khai và thực hiện các chiến lược phát triển sản phẩm du lịch và mở rộng chuỗi khách sạn của Tập đoàn trên cả nước.
Có thể bạn quan tâm: TIN WORLD CUP 2014 MỚI NHẤT 16/6
Tại sự kiện xúc tiến thương mại thường niên lớn hàng đầu khu vực ASEAN - Trung Quốc (CAEXPO) lần thứ 21, bộ sản phẩm Sữa yến mạch TH true OAT của Tập đoàn TH xuất sắc nhận giải "Sản phẩm được yêu thích nhất".
Không chỉ tọa lạc tại khu vực phong thủy thịnh vượng bậc nhất, dự án Sun Urban City Phủ Lý còn đón đầu quy hoạch hạ tầng và tương lai phát triển của tỉnh Hà Nam.
Trước nhu cầu cao, nguồn cung khan hiếm, môi giới liên tục báo giá chung cư tăng một cách chóng mặt. Một số "cò" bất động sản được cho là té nước theo mưa, hét giá căn hộ cao hơn từ 500 triệu đến cả tỷ đồng chỉ sau vài tuần rao bán.
Quy hoạch hạ tầng tiện ích hiện hữu, sản phẩm độc đáo cùng chủ đầu tư uy tín là loạt lý do các dự án chung cư mới phía tây Hà Nội đều “đắt hàng”. Kịch bản này được dự báo tiếp tục xảy ra với những tòa căn hộ cuối cùng trong đại đô thị phía tây.
Một trong những dấu hiệu đáng lưu tâm nhất là khi khách hàng gọi lại số điện thoại nghi ngờ lừa đảo thì không có tín hiệu hoặc rất lâu mới có tín hiệu nhưng không có người bắt máy.
Với quy hoạch hiện đại, hạ tầng đồng bộ và hệ thống tiện ích đẳng cấp, dự án Đô thị Thời đại - Sun Urban City hứa hẹn là không gian sống văn minh, lý tưởng của người Hà Nam cũng như cư dân mới ở miền Bắc.
Trung Quốc đau đầu vì vỏ sầu riêng phát thải lượng CO2 khổng lồ, còn ở nước ta cả triệu tấn cũng bị vứt bỏ. Số vỏ 'trái cây tỷ đô' này đem làm than sinh học giúp giảm phát thải, đồng thời cho ra loại giấm gỗ bán với giá cao.