Độ cao đỉnh núi Everest đã thay đổi?
Đỉnh núi Everest đã cao hơn một chút so với những lần đo trước đây.
Theo một tính toán mới của các nhà nghiên cứu Trung Quốc và Nepal cùng thực hiện cho thấy đỉnh Everest đã cao hơn một chút so với trước đây.
Việc thực hiện phép đo này nhằm giải quyết xung đột kéo dài giữa hai bên về độ cao của ngọn núi cao nhất thế giới nằm ở biên giới chung hai nước, theo The Guardian.
Giữa cách tính toán của Kathmandu và Bắc Kinh đã có sự khác biệt khi đo độ cao chính xác của Everest. Tuy nhiên sau khi mỗi bên cử một đoàn thám hiểm đến đỉnh núi để đo đạc, cả hai đã nhất trí rằng độ cao chính thức của núi là 8.848,86 mét, cao hơn so với tính toán trước đây.
Trước đó, Nepal chưa từng đo độ cao chính xác của Everest mà sử dụng lại chiều cao ước tính 8.848 mét do Ấn Độ khảo sát năm 1954.
Tuy nhiên, năm 2005, Trung Quốc đã đưa ra một phép đo mới, xác định rằng độ cao của Everest là 8.844,43 mét.
Về phần Nepal, quốc gia sở hữu bảy trong số 14 đỉnh núi cao nhất thế giới, vào tháng 5 năm ngoái đã lần đầu tiên cử một nhóm khảo sát để đo Everest.
Damodar Dhakal, phát ngôn viên của cơ quan khảo sát Nepal cho biết rằng các nhà khảo sát Nepal đã sử dụng Hệ thống vệ tinh định vị toàn cầu (GPS) để đo 'độ cao chính xác' của đỉnh núi khổng lồ. Ngoài GPS, hai đội leo núi của cả hai nước đã sử dụng cả lượng giác để thực hiện các phép tính cuối cùng.
Trước đó, một cuộc tranh luận về độ cao thực tế của đỉnh Everest đã xảy ra, nhiều người lo ngại rằng đỉnh núi có thể bị thấp đi sau trận động đất lớn vào năm 2015. Trận động đất đã giết chết 9.000 người, làm hư hại khoảng 1 triệu công trình ở Nepal và gây ra một trận lở tuyết trên Everest khiến 19 người thiệt mạng. Với số liệu công bố mới này, không còn nghi ngờ gì nữa, Everest sẽ vẫn là đỉnh cao nhất thế giới.
Khung cảnh ngoạn mục về địa hình miền núi hoang dã Canada
Những hình ảnh phong cảnh tuyệt đẹp này đã do nhiếp ảnh gia nghiệp dư James Cliburn ghi lại ở vùng núi hoang dã Canada.
Hoàng Dung (lược dịch)