Diplomat: Hải quân Nga là mối đe dọa thực sự với NATO

Tạp chí Diplomat viết, Nga tăng cường sức mạnh của Hải quân trong những năm 2000 và bây giờ là tàu ngầm Nga đặt ra một mối đe dọa thực sự đối với các nước thuộc Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO).

Theo đó, do sự phát triển tích cực của công nghệ và sự ra đời các tàu ngầm hiện đại, đội tàu ngầm Nga đang lấy lại vị trí đã mất sau khi Liên Xô sụp đổ, và là mối đe dọa thực sự đối với NATO.

{keywords}
Đội tàu ngầm Nga đang lấy lại vị trí đã mất sau khi Liên Xô sụp đổ và là mối đe dọa thực sự đối với NATO. (Ảnh: RIA)

Các tác giả cho rằng, tiềm lực quân sự của Nga đã được cải thiện đáng kể từ năm 1991 nhờ những cải cách trong hiện đại hóa và tài chính, cũng như kết quả của việc chuyển đổi sang vũ khí công nghệ cao. Tất cả những điều này, cùng với nhau đã làm tăng khả năng của tàu ngầm hạt nhân.

“Vào năm 1991, Liên Xô có hơn 200 tàu ngầm trong biên chế, trong đó có khoảng 60 chiếc mang tên lửa đạn đạo hạt nhân. Sau 10 năm, chỉ còn 64 tàu ngầm còn hoạt động, nhưng từ đầu những năm 2000, sự xuống cấp bắt đầu được giải quyết. Đó là do tình hình kinh tế trong nước khởi sắc và ngân sách quốc phòng gia tăng”, Diplomat cho biết.

Những cải tiến có thể nhận thấy rõ trên các tàu ngầm Dự án 955 Borey. Trong khi công việc chế tạo và đưa vào hoạt động con tàu đầu tiên Yuri Dolgoruky mất 16 năm, thì chiếc thứ 4 trong lớp này là “Hoàng tử Vladimir” đã được bàn giao cho hạm đội chỉ sau 6 năm.

Thêm 4 tàu ngầm như vậy hiện đang ở các mức độ xây dựng khác nhau. Ngoài ra, ấn phẩm lưu ý rằng, các tàu ngầm lớp này được trang bị tên lửa đạn đạo Bulava hiện đại hơn. Đồng thời, trong 7 năm qua, 8 chiếc tàu ​​ngầm diesel-điện của Dự án 636.3 “Varshavyanka” đã được đưa vào hoạt động cùng khoảng thời gian.

Trong khi đó, Dự án 885 “Yasen” tàu ngầm hạt nhân đa năng thế hệ thứ tư, đã chứng tỏ bước tiến đáng kể trong lĩnh vực giảm tiếng ồn âm học, hệ thống tích hợp và trang bị vũ khí. Theo dữ liệu của Hải quân Mỹ, con tàu đầu bảng trong lớp này là “Severodvinsk” là tàu ngầm tấn công có khả năng chiến đấu cao nhất mà Nga từng chế tạo.

Đồng thời, tàu ngầm thế hệ thứ 5 cũng đang được phát triển và đưa vào hoạt động tổ hợp “Poseidon”. Theo Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế, bước phát triển đáng kể nhất là sự ra đời của tên lửa tấn công tầm xa “Kalibr”, lắp đặt trên các tàu ngầm Nga.

Trước đó, vào tháng 1/2021, Tổng giám đốc Tập đoàn vũ khí tên lửa chiến thuật (KTRV), ông Boris Obnosov cho biết, đã hoàn thành các cuộc thử nghiệm cấp nhà nước đối với ngư lôi điện đầu tiên được chế tạo ở Nga thời hậu Xô Viết, theo đó, các mẫu sản xuất hàng loạt đã được đưa vào biên chế cho Hải quân Nga.

“Trong năm 2020, chúng tôi đã hoàn thành các cuộc thử nghiệm cấp nhà nước đối với ngư lôi điện đầu tiên của Nga. Giờ đây, các mẫu ngư lôi điện mới đầu tiên đã được đưa vào trang bị cho Hải quân Nga”, ông Obnosov nói.

Ông Obnosov nhấn mạnh rằng thời Liên Xô đã sản xuất những loại ngư lôi như vậy nhưng chúng có đặc tính kỹ chiến thuật kém hơn. “Tàu ngư lôi điện vượt trội đáng kể so với các mẫu của phương Tây về độ ồn, phạm vi hoạt động, độ sâu khi lặn và phạm vi phát hiện mục tiêu bằng hệ thống tự hành”, Tổng giám đốc KTRV giải thích.

10 sự thật ‘khó tin’ về vũ khí hạt nhân của Mỹ

10 sự thật ‘khó tin’ về vũ khí hạt nhân của Mỹ

Vũ khí hạt nhân là thiết bị nổ mà các yếu tố hủy diệt được tạo ra bởi năng lượng phản ứng phân hạch hoặc nhiệt hạch. Cho đến nay, chỉ hai lần vũ khí hạt nhân được sử dụng trong chiến tranh.

Thanh Bình (lược dịch)

Tỷ phú Elon Musk hy vọng được gặp tân Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường

Tỷ phú Mỹ Elon Musk có kế hoạch tới thăm Trung Quốc trong những tuần tới, và hy vọng sẽ được gặp tân Thủ tướng Lý Cường.

Cảnh sát Mỹ tìm thấy thi thể bé trai trong miệng cá sấu

Thi thể cậu bé 2 tuổi ở bang Florida của Mỹ đã được cảnh sát tìm thấy trong miệng một con cá sấu dưới hồ nước.

Phớt lờ lệnh cấm, Toyota tăng công suất chế tạo ô tô tại châu Âu

Châu Âu đưa ra quy định cấm ô tô đốt trong kể từ năm 2035 nhưng Toyota không cắt giảm mà ngược lại, còn mở rộng quy mô sản xuất.

Ông Trump vẫn đi dự tiệc tối với vợ sau khi bị truy tố

Ông Trump vẫn đi cùng phu nhân Melania tới khu nghỉ dưỡng Mar-a-Lago để dự tiệc tối cùng nhiều người sau khi nhận tin bị truy tố.

Cảnh sát Mỹ khống chế cá sấu nơi công cộng

Truyền thông Mỹ cho hay, sự việc trên xảy ra tại một con phố thuộc thành phố Tampa ở bang Florida.

Xác định được hung thủ giết người nhờ con vẹt của nạn nhân

Con vẹt của nạn nhân trở thành nhân chứng duy nhất có mặt tại hiện trường, và cung cấp manh mối giúp cảnh sát tìm ra thủ phạm giết người.

Ông Biden kêu gọi Moscow thả nhà báo Mỹ, bác yêu cầu trục xuất người Nga

Tổng thống Mỹ Joe Biden hối thúc Moscow phóng thích nhà báo Evan Gershkovich của tờ Wall Street Journal, người bị bắt giữ ở Ekaterinburg, Nga tuần này vì cáo buộc hoạt động gián điệp.

Người ủng hộ vây quanh tư dinh của ông Trump, Nga có phản ứng chính thức

Nhiều người ủng hộ cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump đã tập trung quanh tư dinh của ông ở Mar-a-Lago, bang Florida vài giờ sau khi đại bồi thẩm đoàn ở New York quyết định truy tố ông.

Vì sao ông Trump vẫn có thể tái tranh cử tổng thống dù bị truy tố?

Đại bồi thẩm đoàn ở New York, Mỹ đã quyết định khởi tố cựu Tổng thống Donald Trump. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa chiến dịch tái chạy đua vào Nhà Trắng năm 2024 của ông đã chấm dứt.

Nga coi Mỹ là mối đe dọa chính trong học thuyết đối ngoại mới

Tổng thống Vladimir Putin đã ký sắc lệnh nâng cấp học thuyết chính sách đối ngoại của Nga, trong đó liệt kê Mỹ là mối đe dọa an ninh chính đối với nước này.

Đang cập nhật dữ liệu !