Điều tra độc quyền - Bài 1:Thâm nhập “công xưởng” thời trang SEVEN.AM tại Hà Nội

Những kiện hàng như túi, khăn, quần áo… được đưa về kho của Cty CP MHA (nhãn hiệu thời trang SEVEN.AM), trước khi xuất đi hàng chục showroom thì các công nhân sẽ kiểm tra từng sản phẩm, nếu thấy bất kỳ chữ Trung Quốc nào là phải loại bỏ ngay...

Những kiện hàng như túi, khăn, quần áo… được đưa về kho của Công ty cổ phần MHA (nhãn hiệu thời trang SEVEN.AM), trước khi xuất đi hàng chục showroom thì các công nhân sẽ kiểm tra từng sản phẩm, nếu thấy bất kỳ chữ Trung Quốc nào là phải loại bỏ ngay và thay vào đó bằng nhãn hiệu SEVEN.AM.

SEVEN.AM được sản xuất ở đâu?

Ra mắt người tiêu dùng từ năm 2009, hiện nay nhãn hiệu thời trang SEVEN.AM của Công ty Cổ phần MHA đã có hơn hai mươi showrooms tại 18 tỉnh, thành phố trên cả nước.

Bên trong một cửa hàng SEVEN.AM trên đường Tôn Đức Thắng

Được quảng cáo là nhãn hàng thời trang cao cấp với hàng triệu sản phẩm chất lượng cao, mang tới trải nghiệm mua sắm, làm đẹp cho hàng trăm nghìn khách hàng thân thiết.

Tuy nhiên mới đây, Báo Tuổi trẻ Thủ đô lại nhận được phản ánh của nhiều độc giả về việc phát hiện thấy một số sản phẩm của nhãn hiệu này có dấu hiệu "cắt gốc, thay mới"

Một sản phẩm thời trang của SEVEN.AM tại Thủ đô Hà Nội

Để làm rõ thông tin phản ánh, nhóm PV đã có mặt tại một showroom SEVEN.AM trên địa bàn quận Hà Đông. Quan sát những chiếc khăn được bày bán tại nơi đây, thấy hầu như bị bung chỉ, PV hỏi nhân viên thì người này lúng túng trả lời "Do quá trình gắn chíp và mác nên có thể chỉ bị tuột, nếu chị lấy khăn này thì đợi em cho đi may lại ạ".

Mác sản phẩm của nhãn hàng thời trang rất "đơn giản"

Tiếp tục khảo sát tại một showroom SEVEN.AM khác ở Tôn Đức Thắng (quận Đống Đa), tình trạng cũng tương tự như trên, những chiếc khăn có giá gần 200 nghìn đồng được gắn tem Charning, ngoài dòng chữ "Phân phối bởi Công ty Cổ phần MHA" và một số thông tin khác nhưng phần quan trọng nhất là giới thiệu nguồn gốc xuất xứ lại... không có.

Từ những thông tin đã thu thập được, để làm sáng tỏ những thắc mắc như: Các sản phẩm nhãn hiệu thời trang SEVEN.AM được sản xuất tại đâu? Là hàng nhập khẩu hay do Công ty cổ phần MHA sản xuất? Nhóm PV quyết định xin vào làm công nhân kho cho công ty này tại tầng 4, tòa nhà Hesco (địa chỉ 135 Trần Phú, quận Hà Đông).

Cắt chữ tàu dán tem Việt

Sau khi nộp hồ sơ ứng tuyển vị trí "kế toán kho" trên website của Công ty cổ phần MHA, PV được một người phụ nữ gọi điện và nói rằng đã nhận được hồ sơ xin việc, tuy nhiên vị trí kế toán kho đã đủ và giới thiệu cho việc khác, nếu đồng ý thì đến gặp quản lý để phỏng vấn.

Công đoạn cắt chữ Trung Quốc tại kho SEVEN.AM ( ảnh cắt từ clip)

Theo chỉ dẫn của người phụ nữ này, PV tới tầng 4, tòa nhà Hesco (địa chỉ 135 Trần Phú, quận Hà Đông) để phỏng vấn thì được một người quản lý tên Lạp hỏi qua một số trình độ cơ bản: "Em có biết làm word, excel hay không? vì vị trí bên anh đang cần là thủ kho, hàng ngày phải ghi chép những phụ kiện và các sản phẩm nhập về và làm tem, làm giá cho từng sản phẩm."

Sau đó người đàn ông tên Lạp yêu cầu PV phải đưa thẻ căn cước cho một cô gái tên Thủy và chỉ đạo đưa lên tầng 5 để thử trình độ cũng như nắm qua công việc sắp tới.

Tại tầng 5, PV được dẫn vào kho Phụ kiện và được giao cho nhân viên tên Dương hướng dẫn, người này cho biết: "Khi em làm quen việc ở đây thì chị sẽ chuyển sang bộ phận khác, tạm thời trong thời gian này chị sẽ hướng dẫn em những công việc cần làm, vị trí này không khó, chỉ cần em để ý thì vài ngày là làm được."

Tại đây, công việc của PV sẽ là ghi chép, đếm số lượng sản phẩm khi những kiện hàng được nhập về kho, sau đó phòng kinh doanh gửi giá từng sản phẩm thì tôi phải xử lý theo các bước như:

Bước 1: Kiểm tra trên sản nhập về như quần áo, túi xách, khăn, đồ lót… có chữ Trung Quốc hay không? Nếu có phải xử lý bằng việc cắt hoặc xé bỏ.

Bước 2: Xem loại sản phẩm có bao nhiêu màu, đối chiếu thực tế với ảnh được phòng kinh doanh gửi kèm giá qua zalo để in tem.

Bước 3: Sau khi làm tem, gắn chíp lên từng sản phẩm đã được xử lý thì phải chia số lượng cho 24 showroom theo tỉ lệ doanh số bán hàng.

Trong thời gian làm việc tại kho, PV cố ý để "lọt" một vài chiếc áo không cắt chân và nhãn có chữ Trung Quốc thì ngay lập tức bị phát hiện và phải làm lại.

Hỏi một công nhân làm cùng thì được biết: "Ở chân nhãn mác vẫn còn chữ Trung Quốc nên phải rạch ra, cắt chỉ để xé cái chân mác ấy đi. Nói chung làm ở đây cứ thấy chữ Trung Quốc trên sản phẩm là phải bỏ hết".

Một công việc "tẩy gốc" đơn giản nhưng không phải công ty nào hoạt động trong lĩnh vực này cũng dám làm, rất nhanh chóng và gọn nhẹ. Hàng nhập về mà có chữ Trung Quốc thì chỉ cần 3 bước cơ bản như trên thì mọi dấu vết về nguồn gốc, xuất xứ của các sản phẩm đã không còn, thay vào đó là thông tin "mập mờ" theo kiểu "hàng tàu nhưng nhãn hiệu Việt" sẽ tới tay người tiêu dùng.

Theo nhóm PV

Tuổi trẻ và Pháp luật

Từ khóa: Những kiện hàng như túi khăn quần áo… được đưa về kho của Công ty cổ phần MHA (nhãn hiệu thời trang SEVEN.AM) trước khi xuất đi hàng chục showroom thì các công nhân sẽ kiểm tra từng sản phẩm nếu thấy bất kỳ chữ Trung Quốc nào là phải loại bỏ ngay và thay vào đó bằng nhãn hiệu SEVEN.AM.

Cách SHB truyền cảm hứng cho thế hệ nhân sự tương lai

Thế hệ trẻ có xu hướng tìm kiếm môi trường làm việc hiện đại, linh hoạt, có nhiều cơ hội để phát triển bản thân. Hiểu được điều đó, SHB đang nỗ lực để tạo ra một môi trường làm việc “không giới hạn”, hướng tới xây dựng mô hình ngân hàng tương lai.

Vinamilk liên tục được gọi tên tại các giải thưởng về phát triển bền vững

Cam kết mạnh mẽ hướng đến mục tiêu Net Zero 2050 đã giúp Vinamilk lan tỏa tinh thần phát triển bền vững đến cộng đồng doanh nghiệp. Cũng vì vậy mà cái tên Vinamilk liên tiếp được xướng lên tại các giải thưởng về ESG, phát triển bền vững vừa qua.

Vinamilk - hành trình ấn tượng 16 năm liền là Thương hiệu Quốc gia

Vinamilk tiếp tục được vinh danh Thương hiệu Quốc gia Việt Nam 2024, viết tiếp một hành trình đặc biệt và khác biệt của doanh nghiệp sữa Việt duy nhất giữ vững danh vị này trong 16 năm liên tiếp.

Thế mạnh Việt thu về 3,6 tỷ USD, thế 'vô địch' tại thị trường Mỹ

Một thế mạnh của Việt Nam đang chiếm lĩnh tại thị trường Mỹ, chiếm gần 89,4% tổng giá trị nhập khẩu của quốc gia này. Nước ta cũng đã thu về gần 3,6 tỷ USD trong 10 tháng qua.

Thị trường bất động sản Thủ đô sẵn sàng bước vào chu kì mới

Chu kì mới của thị trường bất động sản dần khởi động với sự trỗi dậy của những địa hạt đầu tư mới. Tại Hà Nội, sự khởi sắc của thị trường đang gọi tên điểm đến mới của dòng tiền: khu vực đông bắc Thủ đô.

Đặc quyền độc nhất chỉ có tại 2 tòa phức hợp đa tiện ích The Sola Park

Sở hữu loạt tiện ích đẳng cấp, đáp ứng nhu cầu sinh sống - làm việc - giải trí trong 1 tòa tháp, đảm bảo an ninh an cư - đó là những đặc quyền chỉ có tại 2 tòa phức hợp The Avenue và The Sky, thuộc dự án The Sola Park.

Lý do căn hộ studio được nhà đầu tư săn đón

Căn hộ studio được nhiều nhà đầu tư quan tâm nhờ tính thanh khoản cao, đáp ứng nhu cầu của người trẻ tuổi độc thân, ưa chuộng lối sống đơn giản, tự do, hiện đại.

TCA phân phối sản phẩm bảo hiểm FWD

Ngày 22/10/2024, Bảo hiểm Nhân thọ FWD Việt Nam và Công ty Cổ phần TC Advisors (TCA) đã ký thoả thuận hợp tác, theo đó TCA trở thành Đại lý tổ chức phân phối sản phẩm bảo hiểm cho FWD Việt Nam.

Cơ hội trúng Iphone 16 ProMax cho chủ thẻ tín dụng quốc tế SHB

Từ nay đến 28/2/2025, SHB triển khai loạt chương trình khuyến mãi hấp dẫn với giải nhất là chiếc Iphone 16 ProMax trị giá 37 triệu đồng, tổng giá trị quà tặng của chương trình lên tới 5 tỷ đồng.

Tiêu chí lựa chọn máy lọc nước chất lượng

Máy lọc nước là sản phẩm có liên quan trực tiếp đến sức khỏe, thường được sử dụng lâu dài trong nhiều năm. Người tiêu dùng thường ưu tiên lựa chọn máy lọc nước tốt, chất lượng và an toàn để cả gia đình an tâm sống khỏe.