Dịch bệnh tay chân miệng đang ở đỉnh cao
Dịch bệnh tay chân miệng đang ở đỉnh cao
Dịch bệnh tay chân miệng đang ở đỉnh cao. Ảnh: Thúy Ngà
Riêng khu vực phía Nam có 56.337 ca bệnh, chiếm 65,5% số ca mắc và chiếm gần 90% số ca tử vong trên cả nước, với 125 ca tử vong.
Đáng chú ý, số ca tử vong do TCM năm 2011 đã tăng gấp 20 lần so với năm 2010, tăng gấp 5 lần so với năm 2009. Trong đó, các tỉnh thành lân cận, bao quanh khu vực TP.HCM có số trường hợp mắc bệnh và tử vong do TCM đều rất cao.
Cũng theo TS. Trần Ngọc Hữu, nhóm trẻ trong độ tuổi từ 0 đến 5 tuổi chiếm 96% số ca mắc TCM, số còn lại là trẻ trên 5 tuổi. Nhưng cũng có trường hợp đặc biệt là trẻ 13 tuổi vẫn mắc TCM và đã tử vong tại Bệnh viện Nhi Đồng 2, TP.HCM.
Thống kê cho thấy, số trẻ em nam mắc bệnh TCM chiếm tỷ lệ cao hơn trẻ em nữ, 58,03% so với 41,97%.
Tỷ lệ mắc bệnh tay chân miệng ở trẻ em nam cao hơn trẻ em nữ. Ảnh: Thúy Ngà
Cho tới nay, bệnh TCM chưa có thuốc đặc trị cũng như chưa có vắc xin điều trị, do đó việc phòng chống chủ yếu chỉ dựa vào các biện pháp vệ sinh, hạn chế tiếp xúc với người bệnh.
Tuy đang có xu hướng giảm, song số ca mắc bệnh TCM vẫn đang ở đỉnh cao của dịch. Vì thế, trong thời gian tới TCM sẽ có diễn biến tự nhiên, những nơi có số ca mắc cao sẽ chựng lại và giảm dần còn những nơi ít mắc bệnh thì có thể tiếp tục tăng.
Hiện dịch bệnh TCM đã lan rộng, sự ngăn chặn nơi có ca bệnh sẽ không khả thi mà cần có chiến lược ngăn chặn ngay từ các yếu tố có nguy cơ cao.
"Vì thế, trong thời gian tới cần tập trung truyền thông về vệ sinh như: tập thói quen rửa tay, làm sạch bề mặt với chất tẩy rửa… cho toàn cộng đồng, thay vì chỉ lo truyền thông cho những nơi có ca mắc bệnh", TS. Trần Ngọc Hữu nói.
Ngọc Thanh