Đề thi vào lớp 10 môn Toán: 6 chuyên đề thường gặp

“6 chuyên đề Toán sau đây thường xuất hiện trong cấu trúc đề thi vào lớp 10 môn Toán. Để ghi điểm trọn vẹn những dạng này, học sinh cần nắm chắc phương pháp giải đối với từng dạng bài, đồng thời rút ra kinh nghiệm khi làm bài thi”.

 

Đó là tư vấn của thầy Hồng Trí Quang, giáo viên môn Toán tại Hệ thống Giáo dục HOCMAI dành cho các em học sinh lớp 9 ôn thi vào lớp 10.

Theo đó, thầy Quang đã tổng hợp 6 chuyên đề trọng tâm sau: 

Chuyên đề 1: Căn thức 

Căn thức là chương đầu tiên trong chương trình Đại số lớp 9, được đánh giá là dạng bài dễ ghi điểm nhất trong đề thi môn Toán vào lớp 10.

Thông thường dạng bài này sẽ chiếm 2 điểm trong cấu trúc đề thi với các vấn đề liên quan đến rút gọn biểu thức chứa căn, giải phương trình, bất phương trình ở mức độ đơn giản.

Vì đây là câu gỡ điểm nên học sinh cần chú ý cách trình bày, điều kiện xác định và kết luận khi làm bài để lấy được 1,5 điểm. Trong câu này thường có 0,5 điểm phân loại, có thể thuộc vào dạng: Bất đẳng thức, tìm giá trị lớn nhất, nhỏ nhất, tìm giá trị biểu thức nguyên...

{keywords}
Ôn thi vào lớp 10 môn Toán thí sinh cần lưu ý 6 chuyên đề (ảnh minh họa)

Chuyên đề 2: Phương trình - hệ phương trình

Các dạng toán thuộc chuyên đề này có mặt ở hầu hết các câu Đại số trong đề thi Toán vào 10 và là dạng bài học sinh cần lưu ý nhất dù thi chuyên hay không chuyên. 

Những dạng bài thường gặp gồm: Phương trình bậc nhất, phương trình bậc hai, phương trình chứa dấu giá trị tuyệt đối, phương trình chứa ẩn ở mẫu, hệ phương trình bậc nhất hai ẩn, hệ phương trình có chứa tham số. 

Dạng này thường không có ý phân loại và bài ở mức độ cơ bản. Do vậy học sinh cần tận dụng để lấy trọn vẹn điểm.

Chuyên đề 3: Giải toán bằng cách lập phương trình - hệ phương trình

Dạng bài này thường thuộc câu thứ 2 trong cấu trúc đề thi và chiếm khoảng 2 điểm. Các bài toán thường liên quan đến chuyển động, năng suất và các bài toán có yếu tố hình học.

Một số tỉnh/thành phố có thể cho dạng toán này liên quan đến thực tế, toán lãi suất, toán liên quan đến tài chính. Vì vậy học sinh cần theo dõi thông tin tuyển sinh, cấu trúc đề thi của địa phương mình để ôn luyện nếu có dạng toán thực tế.

Với chuyên đề giải bài toán bằng cách lập phương trình - hệ phương trình, học sinh thường mắc phải một số sai lầm dễ gây mất điểm, cụ thể như: thiếu điều kiện, thiếu đơn vị khi đặt ẩn, trình bày vắn tắt, thiếu lập luận để đưa ra phương trình, giải xong quên kiểm tra lại, quên kết luận, tính toán sai.

Chỉ cần sai sót một chút trong câu này sẽ gây mất điểm đáng tiếc, bởi nó chiếm 20% số điểm bài thi. Vì vậy học sinh cần ôn luyện thật kĩ, giải nhanh và thành thạo các dạng toán này.

Chuyên đề 4: Phương trình bậc 2 chứa tham số và đồ thị hàm số bậc nhất, bậc hai

Thường chiếm trọng số 1 điểm trong cấu trúc đề thi, hoặc ở một số tỉnh/thành phố có thể cho phần này nhiều điểm hơn.

Dạng bài này chủ yếu liên quan đến nghiệm của phương trình bậc 2 và định lí Vi-et, hoặc thường được kết hợp với vẽ đồ thị hàm số hoặc sự tương giao của đồ thị. 

Thông thường câu này có 0,5 điểm ở mức độ cơ bản, còn 0,5 điểm tương đối khó mang tính phân loại học sinh. 

Chuyên đề 5: Hình học

Học sinh nên tập trung vào hình học học kỳ II, đó là phần tứ giác nội tiếp với các dạng toán: Chứng minh tứ giác nội tiếp, ứng dụng tứ giác nội tiếp, góc trong đường tròn... để chứng minh các tính chất hình học, chứng minh các đẳng thức. 

Các kiến thức của học kì I như: Hệ thức lượng trong tam giác vuông, đường tròn sẽ là kiến thức nền trong bài thi. Do vậy học sinh cũng cần chú ý trong quá trình ôn luyện. 

Phần này thường chiếm 3,5 điểm trong cấu trúc đề thi. Trong đó 1 điểm thường là nhận biết - thông hiểu, 2 điểm thuộc mức độ vận dụng còn 0,5 ở mức vận dụng cao. 

Ngoài ra một số tỉnh đang có xu hướng thi hình không gian thì sẽ bớt 0,5 điểm ở phần vận dụng cao, thay vào đó là câu hỏi về hình không gian, ví dụ như Hà Nội, TP. HCM cũng thi vào hình không gian. Vì vậy học sinh ở các tỉnh/thành phố khác cần lưu ý điều này.

Chuyên đề 6: Bất đẳng thức

Dạng bài này chiếm trọng số khoảng 0,5 điểm trong cấu trúc đề thi, được đánh giá là tương đối khó, dành cho những học sinh giỏi muốn đạt điểm 10 môn Toán. 

Ngoài ra, khi làm bài thi, nếu gặp dạng bài này thì học sinh không nên làm trước vì nó sẽ chiếm nhiều thời gian, gây ảnh hưởng tâm lí khi làm những câu hỏi khác. Còn với những học sinh muốn chinh phục dạng bài này thì cần tập trung vào bất đẳng thức Cauchy và phương pháp đánh giá phương trình khi giải. 

“Để giải nhuần nhuyễn các dạng toán này và bứt phá điểm thi môn Toán vào lớp 10 thì học sinh cần luyện đề thường xuyên. Luyện đề sẽ giúp các em tích lũy kiến thức và kinh nghiệm làm bài thi, đặc biệt là phát hiện ra kiến thức mình bị hổng mà ôn tập lại ngay, rút ra những sai lầm cần tránh để được trọn vẹn điểm khi trình bày bài”, thầy Hồng Trí Quang nhấn mạnh. 

Bi hài cho con học năng khiếu ngày hè: 2 năm chơi được 'nhõn' 2 bản nhạc

Kỳ nghỉ hè luôn là quãng thời gian yêu thích đối với học sinh. Tuy nhiên, làm thế nào để các con có một kỳ nghỉ hè bổ ích, đúng nghĩa sau một năm học căng thẳng vẫn là điều băn khoăn của không ít phụ huynh.

Cuộc đua khốc liệt vào lớp 10: Con ôn thi, cả nhà phải ‘đi nhẹ, nói khẽ’

Kỳ thi vào lớp 10 tại Hà Nội năm nay tiếp tục "tăng nhiệt" khi số thí sinh tăng, tỷ lệ chọi cao. Đồng hành cùng con trong kỳ thi này, nhiều phụ huynh thừa nhận, họ áp lực hơn cả thí sinh.

Nữ sinh Nghệ An hỏi cách nói giọng Bắc, MC Khánh Vy xử trí bất ngờ

Một nữ sinh người dân tộc ở Nghệ An đã hỏi MC Khánh Vy cách làm sao để có thể nói giọng Bắc hay, qua đó giúp bản thân tự tin hơn tại ngày hội sinh viên các dân tộc do trường ĐH Sư phạm Hà Nội tổ chức mới đây.

'Nói không' với trung tâm, mẹ dạy từ số 0 đến thuyết trình tiếng Anh trôi chảy

Vì tính chất công việc bận rộn, chị Huyền từng có ý định gửi gắm con vào các trung tâm tiếng Anh. Nhưng tham khảo nhiều nơi, không có lộ trình nào khiến chị cảm thấy phù hợp. Cuối cùng, bà mẹ này quyết định tự đồng hành cùng con tại nhà.

Trường ở Hà Nội tăng học phí đột ngột, buộc học sinh thôi học nếu không nộp?

Mới đây, một số phụ huynh của trường THPT Hà Đông (Hà Nội) bày tỏ bất ngờ trước thông báo đột ngột tăng học phí và học sinh có thể phải thôi học nếu không đáp ứng được mức tăng này.

Nam sinh Hà Nội trúng tuyển 11 trường ĐH thế giới, học bổng lên đến 8 tỷ

Từ bỏ suất học bổng ở mức cao nhất dành cho sinh viên quốc tế tại đại học số 1 Canada, Lê Thanh Dũng dự định sẽ theo học tại Mỹ với suất học bổng hơn 8 tỷ đồng.

Không được tổ chức thi riêng, các trường tư Hà Nội tuyển sinh lớp 10 thế nào?

Sở GD-ĐT Hà Nội đã chính thức công bố phương án tuyển sinh vào lớp 10 các trường THPT tư thục và công lập tự chủ. Trong đó, năm nay, Sở yêu cầu các trường tư không tổ chức kỳ thi riêng.

'Xin phụ huynh hãy trả lại sự tôn nghiêm cho người thầy'

Chẳng thể chịu thêm áp lực, cùng đồng lương bấp bênh, chị nộp đơn xin thôi công việc đã gắn bó 5 năm, từng là niềm tự hào, mơ ước. Suốt chặng đường từ trường về nhà, chị òa khóc với quyết định của chính mình.

Nam sinh mồ côi bố giành học bổng 7 tỷ: Làm nghề bưng bê lấy tiền thi IELTS, SAT

Biến cố mất bố vào năm lớp 2 khiến Quang dần thu mình, không muốn giao tiếp với ai. Cho đến tận đầu năm lớp 8, em mới bắt đầu có khát khao xóa bỏ con người nhút nhát để bước ra khỏi vùng an toàn.

Đam mê về game đưa nữ sinh trúng tuyển ĐH Mỹ, học bổng 6,6 tỷ

Tự tin chọn lối đi riêng với niềm đam mê về game, Trịnh Bảo Hân (học sinh lớp 12 Anh 2 trường THPT Chuyên Hà Nội - Amsterdam) vừa giành học bổng trị giá 6,6 tỷ đồng vào ĐH Drexel, Mỹ.

Đang cập nhật dữ liệu !