"Đập Sông Tranh 2 đã an toàn, yên tâm rồi"!

Ngày chất vấn thứ 2 (14/6), các đại biểu "truy" trách nhiệm Bộ trưởng Công Thương Vũ Huy Hoàng những vấn đề nóng đang được dư luận xã hội quan tâm như giá điện, xăng dầu, hàng tồn kho, quy hoạch đầu tư và quản lý vận hành các nhà máy thủy điện, sự cố Thủy điện Sông Tranh 2...

"Đập Sông Tranh 2 đã an toàn, yên tâm rồi"!

Ngày chất vấn thứ 2: Bao giờ xóa bỏ độc quyền điện, xăng dầu?

Bộ trưởng Công Thương Vũ Huy Hoàng

Mở đầu phiên chất vấn, ĐB Bùi Mạnh Hùng, Bình Phước đặt câu hỏi: Điện, xăng dầu là hai mặt hàng đầu vào của nhiều loại hình sản xuất và gắn bó trực tiếp với cuộc sống của người dân, vậy Bộ có giải pháp cấp bách để xóa bỏ độc quyền về điện, xăng dầu? Tại sao yêu cầu xóa độc quyền điện rất cấp bách nhưng nó đã kéo dài tới 17 năm?

Về xóa bỏ độc quyền điện, xăng dầu, Bộ trưởng Hoàng nhận định đây là hai mặt hàng rất quan trọng, liên quan đến an ninh năng lượng quốc gia.

Ngành điện mỗi năm tăng trưởng 15%. Tuy nhiên, nếu kéo dài như hiện nay sẽ thiếu sự cạnh tranh lành mạnh. Chính vì thế thời gian qua Chính phủ và Bộ Công Thương đang thực hiện lộ trình xóa bỏ độc quyền ngành điện. Từ 2012 sẽ phát điện cạnh tranh, các đơn vị điện được tự do chào giá. Đến 2014 thực hiện bán buôn điện cạnh tranh. Đến 2022 sẽ thực hiện bán lẻ cạnh tranh.

Mặt hàng xăng dầu cũng tương tự. Thời gian vừa qua cũng thực hiện lộ trình phân phối sản phẩm, đến nay đã có 12 đầu mối xăng dầu, đáp ứng được yêu cầu về sản phẩm xăng dầu cho sản xuất và đời sống của người dân. Thị phần xăng dầu từ các tập đoàn, Tổng công ty nhà nước bình quân vẫn khoảng 60%.

Trách nhiệm của Bộ Công Thương, chúng tôi xin nhận một phần trách nhiệm vì vẫn chưa làm hết trách nhiệm trong việc xóa bỏ độc quyền điện, xăng dầu.

Chưa thỏa mãn với phần trả lời của Bộ trưởng Hoàng, ĐB Bùi Mạnh Hùng băn khoăn tại sao lại phải kéo dài lộ trình xóa bỏ độc quyền điện như vậy? Trong dự thảo Luật Điện lực chỉ chú ý đến quy hoạch lưới điện, giá điện. Độc quyền bưu chính viễn thông đã được xóa bỏ vì tinh thần quyết tâm lớn. Bộ trưởng phải có kế hoạch tích cực, rút ngắn lộ trình càng sớm càng tốt. Tôi tin Bộ trưởng làm được, nếu không làm được cũng chỉ là thiếu nhiệt huyết, thiếu trách nhiệm với dân.

Bộ trưởng Hoàng cho biết sẽ làm hết trách nhiệm của mình. Nếu có rút ngắn được không, cái này không đơn giản. Mỗi lần tính toán đi theo lộ trình, phản ứng của dư luận cũng rất khác nhau. Vì thế cần phải hết sức thận trọng. Ngoài ra, Luật điện lực đang chỉ xin ý kiến Quốc hội lần đầu. Việc xóa bỏ độc quyền không chỉ nằm ở Luật Điện lực mà còn nằm trong nhiều văn bản khác.

Tiếp tục chất vấn, ĐB Nguyễn Thanh Thụy, đoàn Bình Định phản ánh thực trạng công trình thủy điện gây ra nhiều hệ lụy: diện tích rừng bị xóa sổ, hạn hán lũ lụt xảy ra, môi trường ô nhiễm, mất đất sản xuất…Bộ trưởng có giải pháp gì để khắc phục tình trạng trên? Trách nhiệm của Bộ trưởng và hướng giải quyết ra sao? Những dự án nằm trong quy hoạch nhưng không xây dựng thì sẽ xử lý thế nào trong thời gian tới?

Cũng đề cập đến việc xây dựng thủy điện, ĐB Nguyễn Văn Minh, đoàn TPHCM cũng cho rằng, phát triển thủy điện đang để lại những hậu quả rất nghiêm trọng. Xin hỏi Bộ trưởng chất lượng công trình thủy điện có đảm bảo chất lượng?

Về vấn đề này, Bộ trưởng Hoàng cho biết, Bộ đã nhiều lần gửi báo cáo cho ĐB Quốc hội và cử tri cả nước về phát triển thủy điện. Trong điều kiện cấp nước cho hạ du, việc phát triển thủy điện hết sức quan trọng, góp phần cung cấp điện và chống lũ, chống hạn. Nhiều công trình đã phát huy được vai trò này.

Việt Nam đang trở thành nước nhập khẩu năng lượng, khai thác thủy điện trong nước rẻ hơn, đồng thời cải thiện môi trường chống lũ. Tuy nhiên, Bộ Công thương cũng nhận thấy quy hoạch thủy điện hết sức quan trọng. Những công trình đã, đang triển khai với 1097 nhà máy thủy điện. 195 nhà máy điện đi vào hoạt động, cung cấp 35% sản lượng điện cho quốc gia. Bên cạnh những mặt tích cực, phát triển thủy điện còn phát sinh những vấn đề xã hội, đây là trách nhiệm của Bộ Công thương cũng như mỗi địa phương. Bộ Công thương đã tổ chức nhiều đoàn kiểm tra, loại bỏ 52 công trình không đáp ứng được yêu cầu và tiếp tục loại bỏ.

“Chủ dự án phải nghiêm túc thực hiện quy định, nếu sai sót phải khắc phục triệt để” – Bộ trưởng Hoàng nhấn mạnh.

Liên quan đến vấn đề Thủy điện Sông Tranh 2 đang được dư luận rất quan tâm, Bộ trưởng Hoàng cho biết, Thủ tướng cũng chỉ đạo xem xét nghiên cứu và có giải pháp khắc phục sự cố. Công trình này có lưu vực chính là tỉnh Quảng Nam, phạm vi ảnh hưởng tới TP Đà Nẵng. Công trình được thực hiện bằng phương pháp bê tông đầm lăn. Việt Nam đã có 12 công trình sử dụng phương pháp này và đã hoạt động tốt.

Ngày chất vấn thứ 2: Sẽ dừng Thủy điện Sông Tranh 2 nếu không an toàn

Bộ trưởng Công Thương Vũ Huy Hoàng: "Chưa có cơ sở để nói Công trình Thủy điện Sông Tranh 2 không an toàn"

Khi xảy ra sự cố, các ngành chức năng đã vào kiểm tra công trình. Giải pháp đưa ra là sẽ dán khe nhiệt để quá trình co ngót, không ảnh hưởng đến đập. Chất lượng công trình, vẫn chưa có cơ sở để nói không an toàn. Trách nhiệm của chúng ta phải đảm bảo tuyệt đối an toàn, nếu không đảm bảo thì sẽ phải dừng dự án.

ĐB Lê Đắc Lâm, đoàn Bình Thuận nêu chất vấn: Vì sao giá xăng dầu thế giới tăng thì trong nước tăng ngay. Ngược lại khi giá thế giới giảm, giá trong nước không lại giảm ngay? Liệu có lợi ích nhóm ở đây không?

ĐB Trương Thị Ánh, TPHCM đặt câu hỏi: Vì sao CN phụ trợ ở Việt Nam chưa phát triển? Bộ trưởng có giải pháp gì để tháo gỡ khó khăn hàng tồn kho, giải quyết công ăn việc làm của người lao động?

Bộ trưởng Hoàng cho biết, chúng ta đang điều hành xăng dầu theo Nghị định 84. Trong đó yêu cầu thương nhân đầu mối nhập khẩu khi có biến động, phải quyết định tăng hay giảm theo tần suất tối thiểu 10 ngày. Giá xăng dầu vận hành theo giá thị trường, có sự điều tiết của nhà nước.

Ngày chất vấn thứ 2: `Truy` trách nhiệm Bộ trưởng về giá điện, xăng dầu

Xăng dầu là mặt hàng tác động trực tiếp tới cuộc sống người dân.

Về Công nghiệp phụ trợ, theo Bộ trưởng Hoàng, đây là yếu điểm của Việt Nam trong nhiều năm. Chính phủ Nhật Bản sẽ hỗ trợ Việt Nam phát triển ngành CN phụ trợ.

Hàng tồn kho xi măng, thép, một số mặt hàng tiêu dùng… tồn kho tăng mạnh. Đây là bức xúc, đòi hỏi phải đưa ra giải pháp ngay. Các biện pháp tài chính, thuế, vốn đã được áp dụng. Ngoài ra Bộ Công thương còn áp dụng chính sách ưu đãi, mua các sản phẩm gạo, cà phê, muối của người dân. Bên cạnh đó, Bộ cũng tích cực thực hiện xúc tiến thương mại, phát triển chương trình người Việt dùng hàng Việt, góp phần giảm hàng tồn kho.

Sau giờ nghỉ giải lao, 12 ý kiến của các ĐB liên tiếp gửi lên Bộ trưởng Hoàng. ĐB Lê Đắc Lâm, Bình Thuận hỏi lại về giá xăng dầu, đề nghị Bộ trưởng trả lời rõ hơn về lợi ích nhóm cũng như vấn đề độc quyền giá xăng dầu bởi nếu chậm hạ giá, DN sẽ lãi hàng nghìn tỷ, người thiệt là người tiêu dùng.

ĐB Trần Xuân Vinh, đoàn Quảng Nam đề nghị Bộ trưởng trả lời dứt khoát, ở Việt Nam có thủy điện thứ 2 nào như Sông Tranh 2 không? Có nên di dân không, nếu xảy ra sự cố vỡ đập ai sẽ chịu trách nhiệm?

ĐB Trương Thị Ánh, TPHCM muốn được nghe giải trình thêm của các bộ khác về CN phụ trợ.

ĐB Phạm Tất Thắng, đoàn Vĩnh Long nêu hai vấn đề: Nông nghiệp, nông dân, nông thôn, người dân vẫn phải mua phân bón thuốc trừ sâu kém chất lượng. Bộ trưởng có kế sách gì để hạn chế thực trạng trên? Thứ 2 thương lái ép giá ngay tại ruộng của người nông dân. Bộ làm thế nào để tránh điệp khúc được mùa mất giá?

ĐB Vũ Thị Hương Sen, đoàn Hải Dương phản ánh: hai ngành điện, than đang than phiền về vấn đề giá. Theo Bộ trưởng có nên bán giá than theo giá thị trường để hạn chế xin cho? Thứ 2 là hàng nông sản của Việt Nam chịu nhiều sức ép, thậm chí ứ đọng, gây thua lỗ. Bộ có hướng gì để tháo gỡ khó khăn này?

ĐB Đặng Thuần Phong, đoàn Bến Tre chất vấn, cư tri phản ánh giá dừa giảm thê thảm trong 6 tháng nay, làm người dân gặp khó khăn khốn đốn trong cuộc sống. Bộ trưởng có giải pháp gì để giúp nông dân thoát khỏi vấn nạn này. Về giá điện theo bộ trưởng các DN có bị lỗ từ giá không, hay lỗ do đầu tư ngoài ngành. Đầu tư phát triển ngành điện sẽ giải quyết ra sao?

ĐB Trương Văn Vở, đoàn Đồng Nai đề cập đến thủy điện, đề nghị bộ trưởng cân nhắc giữa cái được và mất trong phát triển thủy điện. Thứ 2 là tại kỳ họp thứ 2, Bộ NN&PTNT hứa xây dựng đề án, khắc phục tình trạng được mùa mất giá. Đề nghị cho biết lộ trình giải pháp thực hiện?

ĐB Hà Sỹ Đồng, đoàn Quảng Trị hỏi: giá nhập điện quá chênh lệch so với giá trong nước. Đề nghị Bộ trưởng cho biết lý do? Điều hành giá xăng dầu điều chỉnh lên xuống bất thường, giải pháp ổn định tình hình trên như thế nào?

ĐB Trương Minh Hoàng, đoàn Cà Mau nêu, người tiêu dùng vẫn thích dùng hàng ngoại, vậy trách nhiệm của Bộ trưởng trong việc phát động người Việt dùng hàng Việt, bộ có sáng kiến gì? Qua những sự cố ở Tập đoàn tàu thủy Việt Nam, Bộ có giải pháp gì giám sát hai tập đoàn Điện, Than?

ĐB Dương Trung Quốc, đoàn Đồng Nai, phản ánh nhận được nhiều ý kiến cử tri về việc khai thác bừa bãi ti tan, gây ô nhiễm môi trường. Bộ trưởng đánh giá thế nào về thực trạng đó? Bên cạnh đó tình hình khai thác boxit ở Tây Nguyên ra sao? Việc vận chuyển như thế nào?

ĐB Đào Xuân Yên, đoàn Thanh Hóa, phản ảnh DN phá sản, lao động mất việc làm. Bộ đánh giá thế nào về khả năng hồi phục của DN? Để thành nước công nghiệp, cần đào tạo nguồn nhân lực nhưng không được các bạn trẻ mặn mà lắm. Bộ đánh giá thế nào về thực trạng này và có giải pháp gì để thu hút các bạn trẻ trong tương lai?

ĐB Nguyễn Sỹ Hội, đoàn Nghệ An đề cập đến di dân tái định cư phục vụ xây dựng thủy điện còn nhiều vướng mắc, bất cập, chưa đồng bộ. Bộ đã tổng kết rút kinh nghiệm và có giải pháp gì cho người dân tái định cư? Hiện vẫn còn 200 xã vùng sâu, vùng xa chưa có lưới điện. Với trách nhiệm, Bộ có hướng gì để giải quyết vấn đề đó?

Chia sẻ về ý kiến của ĐB về lợi ích nhóm xăng dầu, Bộ trưởng Hoàng cho biết đã làm việc hết trách nhiệm, không có sự bất đồng giữa liên Bộ Tài chính, Công thương. 12 DN thuộc nhiều bộ ngành nên không có cơ sở nói lợi ích nhóm. Hơn nữa tới đây có dự án lọc dầu Nghi Sơn, do nước ngoài đầu tư càng không có cơ sở kết luận về lợi ích nhóm.

Về đập Sông Tranh 2, Bộ trưởng Hoàng lý giải thêm, sự cố này cần phải nghiêm túc xem xét, xử lý. Nếu thấy nghị ngại thì phải có giải pháp căn cơ hơn. Sắp tới hai Bộ công thương và Xây dựng sẽ báo cáo Chính phủ về giải pháp khắc phục. Nếu xảy ra sự cố, Bộ Công thương cũng có phần trách nhiệm, ngoài trách nhiệm của chủ đầu tư.

Đối với việc đảm bảo giá cả vật tư nông nghiệp, Bộ trưởng Hoàng thừa nhận, có hiện tượng hàng giả hàng kém chất lượng, ảnh hưởng đến người dân. Bộ đã tiến hành kiểm tra, xử lý cơ sở làm hàng giả, hàng nhái kém chất lượng. Thời gian tới Bộ sẽ tăng cường kiểm tra sai phạm, tăng cường hoàn thiện khung pháp lý chặt chẽ hơn.

Đối với giá than, điện, Bộ trưởng Hoàng cho biết giá than bán cho điện chỉ bằng 65% giá thị trường. Còn giá điện phải đảm bảo mức giá hợp lý, dẫn đến ngành thép được hưởng lợi từ giá điện. Nhiều DN đã lợi dụng giá rẻ để hưởng lợi. Trong tương lai sẽ có quy định biểu giá phù hợp hơn.

Đối với hàng xuất khẩu nông sản, Bộ Công thương đã ký với Bộ thương mại Trung Quốc văn bản để tạo điều kiện cho hàng nông sản Việt Nam xuất sang Trung Quốc nhiều thuận lợi hơn.

Tương tự, Bộ trưởng Hoàng cũng chia sẻ với khó khăn của người dân về mặt hàng dừa ở Bến Tre. Bộ Công thương sẽ xúc tiến thương mại, tìm kiếm thêm thị trường và xem xét hạ thuế xuất khẩu mặt hàng dừa, góp phần tháo gỡ khó khăn cho người dân.

Về vấn đề giá điện mua ở Trung Quốc, Bộ trưởng Hoàng cho biết, Việt Nam mua giá điện ở nước bạn ở Trung Quốc, thời hạn ký 5 năm một lần. Vài năm qua chúng ta nhập khẩu 5 tỷ kWh điện với mức giá trung bình trên 1300 đồng/kWh. Mức giá này tương đương với giá điện trong nước. Bộ trưởng Hoàng nhấn mạnh sẽ phải hài hòa giữa việc nhập khẩu và đảm bảo lợi nhuận của nhà máy điện trong nước.

Việc giám sát tập đoàn, Bộ trưởng Hoàng cho biết, kế hoạch hàng năm các Tập đoàn, Tổng công ty thực hiện thông báo, nếu không có vấn đề gì thì triển khai thực hiện. Nhưng quan trọng nhất vẫn là khâu kiểm tra giám sát và Bộ vẫn đang thực hiện vấn đề này.

Về vấn đề khai thác bừa bãi titan, theo Bộ trưởng Hoàng vẫn còn hiện tượng khai thác không quan tâm đến môi trường, khai thác sâu. Bộ yêu cầu dừng xuất khẩu khoáng sản. Với ti tan phải chế biến sâu. Riêng bô xít Tây Nguyên, dự kiến tháng 7 sẽ vận hành thử, cuối năm sẽ cho ra sản phẩm đầu tiên. Việc vận chuyển lâu dài sẽ thực hiện theo tuyến, tạm thời sử dụng một đoạn đường ở tỉnh Đồng Nai, Bộ GTVT đang triển khai nâng cấp tuyến đường này.

Tại buổi chất vấn sáng nay, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải nói thêm vấn đề chống độc quyền và việc thực hiện điện cạnh tranh, nhiều bộ ngành đã tham gia tích cực, không nơi lỏng về vấn đề này.

"Việc này phải thực hiện qua các bước hết sức thận trọng, đáp ứng được nhu cầu điện ngày càng tăng của thị trường và phải đảm bảo tính lành mạnh của thị trường điện", Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải nói..

Theo Phó Thủ tướng, DN điện lực đều đang gặp khó khăn về tài chính, cả các DN tư nhân. Nếu biến động tỷ giá, các DN đã không có tiền trả. Trên cơ sở đó từ 1/7 sẽ thực hiện cổ phần hóa một số DN phát điện. Ngoài 52 dự án bị loại khỏi quy hoạch, trong tương lai phải tiếp tục rà soát, loại bỏ những dự án thủy điện nào không đảm bảo tiêu chuẩn.

Phó Thủ tướng cũng khẳng định, quá trình thực hiện quy hoạch thủy điện đang có sự phối hợp thiếu chặt chẽ giữa Bộ Công thương, Nông nghiệp, ngành thủy lợi. Ngoài ra việc trồng bù rừng bị mất từ thủy điện là việc kiên quyết phải làm. Tương tự vấn đề di dân tái định cư, đây là mục tiêu lâu dài, Chính phủ đang chỉ đạo các Bộ tiếp tục tìm giải pháp lo cho cuộc sống của người dân tái định cư phải tốt hơn chỗ ở mới.

Đối với CN phụ trợ, theo Phó Thủ tướng chúng ta đang phấn đấu trong nhiều năm nay. CN thường tăng trưởng 15 – 17%, đó là sự phát triển mạnh về CN phụ trợ. CN hỗ trợ liên quan đến cơ khí chế tạo, nếu ngành chính không phát triển thì CN phụ trợ cũng không phát triển theo được. Chính phủ cùng các Bộ ngành xây dựng chính sách thuế ưu đãi hơn, khuyến khích các thành phần kinh tế tư nhân tham gia vào loại hình CN phụ trợ.

Đề cập đến Thủy điện Sông Tranh 2, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trịnh Đình Dũng khẳng định đập đã an toàn. Thi công không đảm bảo nên xảy ra rò rỉ đập. Các cơ quan chuyên môn đang tập trung chống thấm. Vấn đề là có di dân không? Xin thưa đập đã an toàn nên không phải di dân. Ở Mỹ cũng có hai đập thấm nước gấp 3 lần Thủy điện Sông Tranh 2, nhưng vẫn xử lý an toàn. Bộ trưởng Dũng nói thêm, khi xảy ra vấn đề thì hội đồng nghiệm thu nhà nước sẽ phải chịu trách nhiệm.

Kết thúc phiên chất vấn, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng cho biết, các câu chất vấn và trả lời chất vấn rõ ràng, mang tính xây dựng. Chủ tịch Quốc hội yêu cầu Bộ Công thương quan tâm đến việc giải phóng hàng tồn kho, tiêu thụ sản phẩm, giải quyết công ăn việc làm, tháo gỡ khó khăn cho DN. Cùng với ngân hàng tái cơ cấu nợ, hiệp lực với DN sẽ tháo gỡ khó khăn trong giai đoạn này.

Đối với vấn đề quy hoạch, chống độc quyền một số mặt hàng, Chủ tịch Quốc hội yêu cầu Bộ Công thương tiếp tục nghiên cứu, đẩy nhanh hơn thị trường điện cạnh tranh, tạo ra sự phát triển bền vững cho đất nước. Từ đó, Bộ phải rà lại quy hoạch dự án thủy điện, tiếp tục kiểm tra dự án khác để đảm bảo độ an toàn. Việc di dân trong các công trình thủy điện, phải có biện pháp tổng thể, tích cực hơn. “Bộ trưởng Dũng nói đã an toàn ở Thủy điện Sông Tranh 2, khiến dân yên tâm rồi”, Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh. Bên cạnh đó, Bộ Công thương phải đấu tranh với gian lận thương mại. Đi theo đó là chính sách liên kết giữa thị trường, ngân hàng…

Liên quan đến vấn đề khai thác titan, bô xít, Chủ tịch Quốc hội đề nghị Bộ Công thương kiểm tra, xem xét, giám sát để tránh gây ra hiện tượng tiêu cực.


Nguyễn Dũng

Đề xuất miễn visa cho khách thị trường trọng điểm

Bà Rịa - Vũng Tàu đề xuất miễn thị thực nhập cảnh đối với khách ở các thị trường trọng điểm như châu Âu, Bắc Mỹ, Australia.

Khách nhiễm Covid-19 cố tình giấu bệnh lên máy bay có thể bị cấm bay vĩnh viễn

Trước khi lên máy bay khách có xét nghiệm xác nhận bị nhiễm Covid-19 nhưng không khai báo trung thực có thể bị Vietnam Airlines cấm bay vĩnh viễn trên các chuyến bay của hãng.

VOV bổ nhiệm Phó giám đốc đài truyền hình kỹ thuật số VTC

Tổng Giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam đã quyết định bổ nhiệm ông Lương Minh Đức giữ chức Phó GĐ Đài Truyền hình Kỹ thuật số VTC, đồng thời tái bổ nhiệm ông Nguyễn Văn Bình tiếp tục giữ chức Phó GĐ Đài Truyền hình Kỹ thuật số VTC.

Bí thư Thành ủy Hà Nội Vương Đình Huệ làm trưởng đoàn ĐBQH TP Hà Nội

Sáng 18/ 2, Đoàn đại biểu Quốc hội Thành phố Hà Nội tổ chức họp đoàn kiện toàn chức danh Trưởng đoàn.

Bộ TT&TT điều động và bổ nhiệm 13 cán bộ lãnh đạo chủ chốt

Nhận định lần trao các quyết định giao nhiệm vụ quy mô lớn này là một sự kiện lịch sử của Bộ TT&TT, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cho rằng, với vị trí, nhiệm vụ mới, 13 cán bộ lãnh đạo các đơn vị sẽ có năng lượng mới để đóng góp tốt hơn cho Bộ, đất nước.

Tọa đàm Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh và Đảng CSVN với sự nghiệp văn hóa-VHNT VN

Buổi tọa đàm với diễn giả là GS. Phong Lê - Nguyên Viện trưởng Viện Văn học, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, diễn ra lúc 9h00 ngày 03/02/2020 tại Tầng 1 Tòa nhà chính Thư viện Quốc gia Việt Nam, 31 Tràng Thi, Hà Nội.

Đắk Lắk: Bệnh nhân bị đồn nhiễm virus corona là một tiếp viên hàng không

Liên quan đến thông tin trên mạng xã hội cho là "có người nhiễm corona tại Đắk Lắk", sáng 28/1, lãnh đạo BVĐK vùng Tây Nguyên cho biết, có một bệnh nhân bị sốt đang được điều trị tuy nhiên chưa thể kết luận có nhiễm virus corona hay không.

Đà Nẵng: Xuân 2020 hướng tới 22 dự án với tổng vốn đầu tư 1,7 tỉ USD

Các cơ quan hữu quan của Đà Nẵng đẩy nhanh việc giải quyết thủ tục đầu tư đối với các dự án đang xúc tiến để tại “Tọa đàm Mùa xuân 2020” có thể hướng tới 22 dự án đầu tư trong và ngoài nước với tổng vốn khoảng 1,715 tỉ USD

Tân Giám đốc Sở KH&CN Hà Nội Nguyễn Hồng Sơn

Sáng nay 20/1, Phó Chủ tịch UBND TP Ngô Văn Quý trao quyết định của Chủ tịch UBND TP Nguyễn Đức Chung bổ nhiệm Giám đốc Sở Khoa học & Công nghệ Hà Nội cho ông Nguyễn Hồng Sơn.

Bổ nhiệm Phó giám đốc Công an tỉnh Đắk Nông giữ chức Giám đốc Công an Lâm Đồng

Được sự ủy quyền của Bộ trưởng Bộ Công an, Thượng tướng Nguyễn Văn Thành đã trao quyết định điều động, bổ nhiệm Đại tá Lê Vinh Quy, Phó giám đốc Công an tỉnh Đắk Nông giữ chức vụ Giám đốc Công an tỉnh Lâm Đồng

Đang cập nhật dữ liệu !