Đằng sau việc Mỹ tấn công tên lửa vào Syria: Được và mất

Chuyên gia quân sự Nga cho rằng, bằng việc tấn công tên lửa vào Syria, Tổng thống Mỹ đã thực hiện được cả mục đích đối nội và đối ngoại của mình. Ông cũng cho rằng Nga cần lên án mạnh về hành động xâm lược một nước có chủ quyền như Syria.
Đằng sau việc Mỹ tấn công tên lửa vào Syria: Được và mất - ảnh 1

Tổng thống Mỹ Donald Trump (bên trái)

Chuyên gia quân sự Igor Korotchenko, Tổng biên tập Tạp chí Quốc phòng của Nga đưa ra nhận định, việc Tổng thống Mỹ Donald Trump đưa ra quyết định tấn công tên lửa vào căn cứ không quân ở Syria, là để nỗ lực thoát khỏi những chỉ trích cũng như nâng cao uy tín của mình.

Ông Korochenko giải thích: "Đây là một sự kết hợp giải quyết các vấn đề chính sách đối ngoại và đối nội, kết quả của nó đã dẫn tới việc ông Trump đưa ra một quyết định như vậy. Bằng hành động này, Tổng thống Mỹ đạt được cả mục tiêu chính sách đối nội: giảm bớt cường độ chỉ trích từ một số phương tiện truyền thông và các đại diện của Đảng Dân chủ, ông chứng tỏ rằng mình cứng rắn hơn và quyết tâm hơn người tiền nhiệm Barack Obama, và do đó ngăn chặn được sự suy giảm uy tín của bản thân".

Chuyên gia Nga cho rằng, tấn công Syria là một sự vi phạm trắng trợn luật pháp quốc tế của Hoa Kỳ, hành động này có thể làm phức tạp đáng kể quá trình giải quyết hòa bình ở Syria. Bên cạnh đó, theo ông, Nga nên yêu cầu một cuộc họp khẩn cấp với Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc về việc "lên án các hành động của Washington như một sự xâm lược, chống lại một nước có chủ quyền như Syria".

"Dĩ nhiên, động thái này đã phá vỡ quá trình hòa giải ở Syria và làm lung lay triển vọng đạt được một giải pháp chính trị toàn diện" - chuyên gia Nga nói thêm.

Còn theo chuyên gia Hàn Quốc, vụ tấn công vào Syria hôm 7/4 là tín hiệu cảnh báo của Mỹ với Triều Tiên, cũng như gây áp lực cho đối tác Trung Quốc.

Giáo sư Viện các vấn đề Viễn Đông của Đại học Gyeongnam, ông Kim Don Oba cho biết: "Mỹ cho CHDCND Triều Tiên, thấy rằng nếu muốn, họ có thể tiến hành hành động quân sự tương tự". Theo ông, ông Trump muốn gửi tín hiệu cho Triều Tiên rằng, nếu họ sử dụng vũ khí hóa học hoặc tấn công tên lửa đối với đảo Guam hay Nhật Bản, thì sẽ không có lựa chọn nào khác ngoài hành động quân sự.

Vị giáo sư Kim Don Oba cho rằng ảnh hưởng từ vụ tấn công của Mỹ vào Syria sẽ có một "tác động tích cực" trong việc ngăn chặn Triều Tiên.

Giáo sư Hàn Quốc tại Đại học Dongguk, chuyên gia về vấn đề Triều Tiên, ông Kim Yon Hon thì không cho rằng hiện Mỹ có thể tấn công CHDCND Triều Tiên. Song, ông lưu ý rằng Washington đã tấn công các căn cứ Syria ngay trong ngày diễn ra cuộc gặp giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Tập Cận Bình.

Ông Kim lưu ý: "Cần xem xét vấn đề này như một trắc nghiệm với Triều Tiên và Trung Quốc". Theo ông, Tổng thống Trump dường như muốn tuyên bố rằng Hoa Kỳ có thể trực tiếp hành động chống lại Triều Tiên, nếu nước này có các thử nghiệm hạt nhân mới hay đưa ra các "khiêu khích" khác, và từ đó cũng gây áp lực với phía Trung Quốc. "Cú đánh vào Syria có thể được sử dụng như một con át chủ bài để gây áp lực lên Trung Quốc và Triều Tiên" – ông Kim Yon Hon khẳng định.

Đằng sau việc Mỹ tấn công tên lửa vào Syria: Được và mất - ảnh 2

Ngày 7/4, Mỹ tấn công Syria bằng 59 quả tên lửa hành trình Tomahawk

Trong một bình luận khác, Giám đốc Viện các vấn đề địa chính trị Nga, Tiến sĩ khoa học quân sự Konstantin Sivkov nhận định, việc Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump đưa ra quyết định khởi động một cuộc tấn công tên lửa vào các căn cứ của Không quân Syria đã cho thấy những mâu thuẫn địa chính trị của nước này.

"Qua việc ra lệnh tấn công căn cứ Không quân Syria, ông Trump để lộ ra trước nước Mỹ và toàn thế giới tính cách hoàn toàn bốc đồng, điên rồ và sự thiếu hiểu biết về địa chính trị. Bằng việc đưa ra quyết định này, ông Trump có thể đẩy Nga và Trung Quốc “xích lại gần nhau”, đây chính là điều mà Washington không hề mong muốn trong suốt thời gian qua", chuyên gia Sivkov nhấn mạnh khi trả lời phỏng vấn trên RIA Novosti.

Trước đó, rạng sáng ngày 7/4, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã ra lệnh tấn công tên lửa vào sân bay ở Syria, bởi cho rằng nước này đã thực hiện các cuộc tấn công bằng vũ khí hóa học gây ra nhiều tổn thất cho dân thường. Cuộc tấn công được thực hiện bởi tên lửa hành trình Tomahawk từ tàu Hải quân Hoa Kỳ ở Địa Trung hải. Theo Lầu Năm Góc, có 59 tên lửa đã được bắn đi.

Như vậy, bằng việc tấn công tên lửa căn cứ không quân Syria, có thể nói Tổng thống Donald Trump đã đạt được một số mục tiêu: “dằn mặt” cả Triều Tiên lẫn Trung Quốc, thực hiện được cả mục đích đối nội và đối ngoại của mình là thoát khỏi những chỉ trích cũng như nâng cao uy tín, chứng tỏ rằng mình là người cứng rắn và quyết tâm. Song, bên cạnh đó, vô hình ông Trump đang đẩy Nga và Trung Quốc “xích lại gần nhau”, điều mà Washington không hề mong muốn. Ngoài ra, sự kiện Mỹ tấn công căn cứ không quân ở Syria đánh dấu một bước leo thang quân sự lớn của Mỹ và có nguy cơ gây đối đầu quân sự trực tiếp với Nga và Iran tại khu vực Trung Đông.

Đức Dũng (lược dịch)

Khoảnh khắc lính dù Nga bắn hạ UAV 'khủng' của Ukraine

Một lính dù Nga đã tìm được cách dùng súng ngắn bắn hạ thành công một máy bay không người lái (UAV) mang chất nổ của Ukraine.

Video Nga công phá 2 hệ thống tên lửa Mỹ ở tây nam Ukraine

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố đoạn video quay cảnh quân đội nước này tấn công, phá hủy 2 hệ thống tên lửa đất đối không Patriot do Mỹ chế tạo ở vùng Odessa, tây nam Ukraine.

Dàn tên lửa hiện đại của Nga trở thành ‘khắc tinh’ của F-16 ở Ukraine

Dàn tiêm kích F-16 mà các nước NATO hứa chuyển cho Ukraine sẽ bị các tên lửa hiện đại của Nga săn lùng, và tiêu diệt giống như cuộc tấn công đã phá hủy 5 chiếc Su-27 gần đây.

Nga hé lộ phiên bản xuất khẩu của hệ thống phòng không tầm ngắn Komar

Hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn Komar của Nga cung cấp khả năng phòng thủ tầm ngắn cho tàu chiến nhỏ và tàu hỗ trợ có lượng giãn nước lên tới 50 tấn.

Nga lần đầu ra mắt xuồng không người lái tại triển lãm quốc phòng

Nga vừa ra mắt xuồng không người lái “Vizir”, “Orkan”, “BEK-1000” tại Triển lãm Quốc phòng Hàng hải quốc tế FLEET-2024.

Video UAV Nga phóng lưới 'tóm gọn' UAV của Ukraine

Quân đội Nga đã triển khai loại máy bay không người lái (UAV) mang tên Setkomet có khả năng phóng lưới để "bắt" các UAV của Ukraine.

FPV Nga truy đuổi, hạ gục xe tăng Mỹ viện trợ cho Ukraine trong đêm

Một binh sĩ điều khiển máy bay không người lái góc nhìn thứ nhất (FPV) của Nga kể lại vụ truy đuổi, tấn công phá hủy xe tăng Abrams do Mỹ viện trợ cho Ukraine vào ban đêm.

Nữ hành khách người Việt khỏa thân ở sân bay Philippines vì bị phạt quá hạn visa

Một nữ hành khách người Việt đã bất ngờ khỏa thân tại sân bay Ninoy Aquino (Philippines) sau khi được yêu cầu trả thêm phí quá hạn visa.

Video lữ đoàn biệt kích Ukraine vô hiệu hóa xe tăng ‘mai rùa’ Nga bằng UAV

Chỉ với những chiếc UAV cảm tử, Lữ đoàn biệt kích biệt lập số 71 Ukraine đã khiến xe tăng ‘mai rùa’ của Nga hư hại nặng.

Video Ukraine phóng tên lửa nước ngoài, phá hủy S-400 của Nga ở Donetsk

Quân đội Ukraine đã phóng tên lửa đạn đạo ATACMS, phá hủy hệ thống phòng không S-400 Triumf của Nga ở khu vực Donetsk.

Đang cập nhật dữ liệu !