Đắng lòng lấy nhầm "đứa trẻ mọc râu"
Từ lúc chưa trở thành thiếu nữ, ai đến nhà cũng bảo tôi là người có số sướng nhất trong mấy chị em gái.
Sau này chắc chắn có cuộc sống sung túc, nhàn nhã với một người chồng giàu có, yêu chiều hết cỡ, tôi cứ việc hưởng lộc giàu sang. Thật lòng, dù không tin một trăm phần trăm nhưng tôi cũng thấy rất sung sướng, mãn nguyện và tự tin.
Chả biết những lời tiên đoán ấy có thật sự ứng nghiệm hay không, mà bạn bè thi rớt đại học hết, chỉ mình tôi ung dung bước chân vào trường đại học với số điểm khá cao. Ra trường chưa được bao lâu, tôi nhận quyết định công tác ở công ty thương mại. Mọi thứ suôn sẻ đến không ngờ. Nhất là sau đó 1 năm, tôi quyết định lên xe hoa. Trong một lần đi ký hợp đồng kinh doanh của công ty, bên phía đối tác, một anh chàng có nước da trắng trẻo, vóc dáng thư sinh cứ bám lấy tôi hỏi han, chuyện trò. Lúc đầu tôi cũng dè dặt, đề phòng vì sợ anh ta làm tình báo moi tin về công ty tôi. Nhưng sau đó thấy anh ta vui vẻ, vô tư, không có ý gì, nên tôi cũng bắt chuyện. Càng trò chuyện, gần gũi càng có vẻ tâm đầu, ý hợp. Anh chàng có vẻ ga lăng, mạnh mẽ, quyết đoán làm tôi tin chắc mình đã tìm được ý trung nhân. Sau này, khi nhận lời yêu rồi, tôi mới biết anh là con trai của vị giám đốc công ty xuất nhập khẩu gỗ. Gia đình anh rất bề thế, giàu có nhất nhì thành phố. Anh lại là con trai một. Ai cũng tấm tắc khen tôi tốt số, của cải gia đình chồng ngồi không ăn cả đời không hết.
Thiệt thì không thiệt nhưng vất vả, mệt mỏi với đứa trẻ mọc râu (ảnh minh họa) |
Vốn là con nhà nghèo, tôi cũng không phải thuộc diện ăn chơi, đua đòi, tham lam chuyện tiền bạc. Thật lòng, cũng chỉ có ý nghĩ thoáng qua trong đầu: Lấy chồng con nhà giàu có thì mình sẽ đỡ vất vả lo toan cho bên nội. Nhưng tôi đã không lường trước được thực tế hôn nhân gia đình lại có quá nhiều điều trái ngược với lý thuyết trong sách vở đến thế. Khác với vẻ ga lăng, mạnh mẽ như hồi mới yêu, về chung sống dưới một mái nhà, tôi mới hiểu hết về chồng mình. Vốn là con trai một, chồng tôi được nâng niu, chiều chuộng nhất mực, chỉ cần đau đầu, sổ mũi là mẹ anh lo sốt vó. Lớn tướng rồi nhưng áo quần tắm xong cứ vứt bừa bãi dưới sàn, bạ đâu bỏ đấy, mẹ anh có “nhiệm vụ” thu gom và giặt giũ. Ăn cơm bao giờ cũng có món riêng. Bố chồng thường xuyên đi vắng, mỗi khi nhà bị hỏng cái đèn hay tắc đường ống, mẹ anh đều tự sửa hoặc gọi thợ vì cậu con trai lớn không biết hoặc không muốn làm chuyện đó. Anh gần như chỉ biết ăn chơi, học hành và làm việc ở cơ quan. Sau khi đi làm về, thích thì ghé quán chơi bi-a hoặc nhậu nhẹt với bạn bè, đến tối mới thủng thẳng về.
Khi có vợ rồi, anh vẫn giữ nguyên nếp cũ. Buổi sáng lúc nào cũng dậy muộn, chăn màn để lại một đống chẳng bao giờ gấp. Vợ con có bận rộn hay bực bội điều gì cũng không cần biết. Cái gì cũng hỏi ý kiến mẹ hoặc là em tự quyết đi. Ngay cả tiền lương, nhận xong tiêu đâu hết, không thấy đưa về xu nào, nếu tôi có hỏi, anh vô tư nói: Nếu thiếu tiền, em xin mẹ ấy. Trước đây mẹ anh là bảo mẫu, nhưng từ khi có tôi, mẹ anh trở thành người giám sát. Tôi phải làm những phần việc trước đây mẹ anh đã làm. Nhiều lúc không chịu được, tôi nói ra nhưng bố mẹ anh bảo: Tính nó vậy, con cố gắng chiều chồng một chút, có thiệt đi đâu. Thiệt thì không thiệt nhưng mệt mỏi, vất vả khi sống với “đứa trẻ mọc râu”. Vì bố mẹ chỉ có anh, tôi không thể ra ở riêng để “dạy bảo” chồng, đành phải… sống chung với lũ.
Khi có con nhỏ, tôi có ý định nhờ vả chồng trông hộ con hay nấu nướng, mẹ chồng nhắc nhở ngay. Suốt mười mấy năm qua, tôi cứ phải gồng mình lên để sống, hoàn thành tất tật mọi việc trong nhà, cả việc chăm sóc “cậu ấm” mà chẳng có thời gian để nghĩ đến bản thân hay cha mẹ ruột. Nhìn vào, mọi người vẫn nghĩ tôi là hạt gạo trên sàng. Còn tôi, nhiều lúc bực mình, tôi lại ao ước đổi được “cái số sướng” ấy.
Trần Thị Hương/Báo PNVN
Chuyện cảm động phía sau tấm ảnh phục dựng gia đình đủ 4 người ở Làng Nủ
Sau trận lũ quét kinh hoàng xảy ra tại thôn Làng Nủ, em Hoàng Xuân Phúc (14 tuổi) đã mất đi cả bố và mẹ. Mong muốn của Phúc là có một bức ảnh đầy đủ 4 thành viên trong gia đình.
Chị dâu tặng vòng vàng dịp kỷ niệm ngày cưới, tôi đi bán mới phát hiện sự thật
Không tin vào những gì mình nghe được, tôi đã mang chiếc vòng vàng được chị dâu tặng đến 3 cửa hàng khác nhau để kiểm tra.
Cô gái Bình Phước ngồi xe lăn vào lễ đường, nhiều người rơi nước mắt
Đám cưới của Nhung có nhiều điều đặc biệt. Cô được bố đẻ bế ra trao cho chú rể. Khoảnh khắc chú rể đẩy xe lăn, đưa cô dâu tiến vào lễ đường nhiều người cảm động rơi nước mắt.
Bé trai 1 ngày tuổi bị bỏ lại giữa ngày mưa, mảnh giấy viết vội lời chua xót
Người mẹ đã bỏ lại bé trai 1 ngày tuổi ở ven đường kèm theo mảnh giấy viết tay với những lời chua xót.
'Nhìn danh sách ủng hộ của xóm nghèo, giật mình tưởng đọc nhầm con số'
Hay tin người dân miền Bắc oằn mình trong bão lũ, người dân Sơn Trình không ai bảo ai, tự nguyện góp tiền ủng hộ.
Cô gái bỏ việc tiếp viên hàng không, thực hiện ước mơ dành tặng người cha mù
Bỏ việc tiếp viên hàng không, chị Phạm Thị Kim Hằng xây dựng mô hình tạo việc làm cho người yếu thế. Đó chính là ước mơ của chị dành tặng người cha mù đã quá cố.
Hẻm độc lạ ở TPHCM, người dân không uống bia rượu, mỗi năm nhịn ăn 1 tháng
Tại con hẻm được nhận định là độc lạ nhất TPHCM, người dân không chỉ không uống rượu bia mà trong năm còn nhịn ăn, nhịn uống khi có ánh mặt trời suốt 1 tháng.
Mẹ chồng đi 1.200km về nhà thông gia đón cháu, con dâu bật khóc vì cảm động
Khoảnh khắc biết mẹ chồng đi 1.200km về đón cháu, Mơ (tên ở nhà là Nguyên) rưng rưng xúc động. Cô vừa thương mẹ chồng vất vả vừa cảm động trước tấm lòng yêu con thương cháu của bà.
Em bán mảnh đất vườn, anh trai chở mẹ đến đòi 200 triệu dưỡng già
Dù có công khai hoang nhưng tôi chỉ được thừa kế một mảnh vườn ở xa, còn phần lớn đất đai giá trị cha mẹ đều sang tên cho anh trai.
Cha 70 tuổi lấy vợ mới, các con về một phe kiên quyết đòi lại gia tài
Dù đã được chia gia tài nhưng khi biết cha lấy vợ mới và bán đất dưỡng già, các con ông Hai đâm đơn, đòi lại phần tài sản của mẹ.