Danang MRCC cứu sống hàng trăm người bị nạn trên biển

Chỉ tình từ năm 2001 đến nay, Trung tâm Phối hợp tìm kiếm cứu nạn (TKCN) hàng hải khu vực 2 (Danang MRCC, đóng tại Đà Nẵng) đã trực tiếp thực hiện 84 lượt cứu nạn trên biển; cứu sống 325 người, trong đó có 34 người nước ngoài.

Danang MRCC cứu sống hàng trăm người bị nạn trên biển

Cuộc cứu nạn khó quên

Tại lễ kỷ niệm 15 năm thành lập Danang MRCC tổ chức sáng 19/11, nhiều người vẫn còn nhắc lại cuộc cứu nạn 8 thuỷ thủ Trung Quốc và 4 thuỷ thủ Myanmar trên tàu Lucky Dragon bị đắm ở vùng biển Khuê Mỹ ngày 3/11/2009.

Danang MRCC cứu sống hàng trăm người bị nạn trên biển
Giám đốc Danang MRCC Trần Văn Long (bìa trái) cũng trực tiếp lao ra biển cứu các thuyền viên tàu Lucky Dragon bị nạn trên vùng biển Đà Nẵng hồi tháng 11/2009 - Ảnh: HC

Trước đó, đêm 2/11/2009, tàu Lucky Dragon chở hơn 2.300 tấn sắt từ Quảng Đông (Trung Quốc) đi TPHCM, đến khu vực biển bán đảo Sơn Trà (Đà Nẵng) thì bất ngờ bị sự cố cháy buồng máy, tàu mất lái, bị sóng to gió bão đánh trôi dạt vào vùng biển Khuê Mỹ. Con tàu như chiếc lá bị những ngọn sóng khổng lồ hàng chục mét quăng quật, đánh chìm dần. Tính mạng của 12 thủy thủ trên tàu hết sức nguy hiểm, không khí lo sợ bao trùm trên tàu. Tín hiệu cấp cứu đã được thuyền trưởng và các thuyền viên phát đi.

Ngay trong đêm, Danang MRCC phối hợp với Bộ đội biên phòng Đà Nẵng đã điều động hơn 50 cán bộ, chiến sĩ cùng các phương tiện chuyên dụng như tàu SAR, tàu cứu hộ của Vùng 3 Hải quân, súng bắn cáp… cùng nhiều người dân tổ chức tiếp cận để cứu tàu, đưa thủy thủ đoàn vào bờ. Suốt đêm tới sáng, lực lượng chức năng kiên trì túc trực, tìm mọi cách, phương án nhưng vì sóng gió quá lớn, mọi nỗ lực đều bất thành. Con tàu chìm dần và bị sóng biển đánh gãy làm đôi.

Trước tình huống cấp bách, Danang MRCC và BĐBP Đà Nẵng đã quyết định phương án táo bạo là cho lực lượng cứu nạn trực tiếp mang áo phao, bám dây thừng bơi ra tiếp cận tàu để cứu người giữa lúc sóng gió dữ dội. Thậm chí Giám đốc Danang MRCC Trần Văn Long cũng trực tiếp lao ra biển, chung sức đưa các thuỷ thủ vào bờ. Sau 14 giờ ứng cứu, cả 12 thủy thủ tàu Lucky Dragon đã được đưa vào bờ an toàn.

Danang MRCC cứu sống hàng trăm người bị nạn trên biển
Tàu cứu nạn chuyên dụng của Danang MRCC cứu tài hàng bị cháy trên biển - Ảnh: HC

Trên đây chỉ là một trong rất nhiều vụ cứu hộ, cứu nạn mà Danang MRCC đã thực hiện thành công trong 15 năm qua, để rồi họ luôn là một trong những địa chỉ mà tất cả những tàu thuyền trong và ngoài nước qua lại vùng biển miền Trung khi gặp nạn đều tìm đến đầu tiên. Tuy nhiên để có được thành công đó, không nhiều người biết Danang MRCC đã bắt đầu với gần như chỉ hai bàn tay trắng!

Bắt đầu chỉ với… một chiếc điện thoại bàn!

Phó Giám đốc Danang MRCC Bùi Tân Nguyên cho hay, được thành lập theo Quyết định 1256 QĐ/TCCB (ngày 20/11/1996) của Cục Hàng hải VN, Danang MRCC có nhiệm vụ chỉ đạo trực tiếp và điều hành các lực lượng, đơn vị thuộc ngành hàng hải trong khu vực tham gia TKCN. Đồng thời phối hợp với các lực lượng hữu quan trong và ngoài ngành để tiến hành TKCN trên biển dưới sự điều hành của Vietnam MRCC. Phạm vi hoạt động của Danang MRCC trải khắp vùng biển miền Trung (từ vĩ tuyến 18000N ở phía Bắc đến vĩ tuyến 11010N ở phía Nam; phía Đông trùng với giới hạn ngoài của vùng đặc quyền kinh tế và vùng nước các đảo ngoài khơi của VN).

Đây là vùng biển thường xuyên phải gánh chịu sự tàn phá của áp thấp nhiệt đới, bão, gió mùa với tần suất và cường độ lớn. Suốt chiều dài bờ biển hơn 700km từ Quảng Bình đến Ninh Thuận lại có ít cửa sông, vịnh phù hợp khi điều động tàu thuyền ra vào trong tình huống khẩn cấp và ít đảo cho tàu thuyền tránh trú bão. Trong khi đó, kinh tế biển ngày càng phát triển với mật độ tàu thuyền ra Bắc vào Nam và tuyến hàng hải quốc tế qua vùng biển miền Trung ngày càng lớn, tàu thuyền đánh cá tấp nập dẫn đến tình trạng sự cố, tai nạn hàng hải ngày càng nhiều.

Danang MRCC cứu sống hàng trăm người bị nạn trên biển
Lực lượng cứu hộ, cứu nạn của tàu SAR 412 đưa người bị nạn trên biển vào bờ cấp cứu - Ảnh: HC

Ông Trần Văn Long nhớ lại, những năm đầu mới thành lập, Danang MRCC gặp rất nhiều khó khăn, thiếu thốn. Nhân lực từ Giám đốc, Phó Giám đốc đến cán bộ nhân viên đều do Cảng vụ Đà Nẵng kiêm nhiệm. Tháng 1/2000, tổ trực ban chuyên trách đựơc thành lập để trực tiếp thu nhận và xử lý thông tin cứu nạn. Họ đựoc bố trí một phòng làm việc tại trụ sở Cảng vụ Đà Nẵng với chỉ là một máy điện thoại bàn, còn phương tiện, thiết bị TKCN chuyên dụng đều chưa có. Danang MRCC lúc bấy giờ chỉ đơn giản thu nhận và chuyển thông tin cứu nạn đến các cơ quan liên quan xử lý hoặc dựa vào chức năng, quyền hạn của Cảng vụ để điều động phương tiện của các đơn vị vận tải, dịch vụ tham gia TKCN.

Cứu sống hàng trăm người bị nạn trên biển

Tháng 11/2001, tàu TKCN hàng hải chuyên dụng đầu tiên của VN mang tên SAR27- 01 xuất xưởng và được giao cho Danang MRCC quản lý điều hành, đảm nhận TKCN trong vùng biển trách nhiệm. Tuy nhiên, nguồn nhân lực của đơn vị còn quá non trẻ, chỉ có một tổ trực ban phối hợp cứu nạn chuyên trách và 13 thuyền viên tuyển dụng từ các công ty vận tải biển địa phương, chưa được tiếp cận với những con tàu có máy móc trang thiết bị hiện đại. Do đó dấu mốc quan trọng trên con đường phát triển của Danang MRCC cũng đồng thời đăth ra nhiều thử thách gay go.

Vượt qua những khó khăn đó, đến năm 2004, Danang MRCC được tiếp nhận thêm 2 tàu SAR274 và SAR412 từ dự án đóng mới 6 tàu TKCN hàng hải chuyên dụng cung cấp cho các Trung tâm Phối hợp TKCN của VN bằng nguồn vốn ORET của Chính phủ Hà Lan.

Danang MRCC cứu sống hàng trăm người bị nạn trên biển
Chỉ huy điều hành công tác phối hợp TKCN trên biển tại Danang MRCC - Ảnh: HC

Trước sự phát triển ngày càng chuyên nghiệp, hiện đại của Vienam MRCC, cơ cấu tổ chức của các Trung tâm khu vực đã được thay đổi phù hợp nhằm thực hiện tốt chức năng nhiệm vụ. Tháng 1/2007, Danang MRCC chính thức hoạt động độc lập, không còn do Cảng vụ Đà Nẵng kiêm nhiệm. Từ chỗ thiếu và yếu về mọi mặt, đến nay Danang MRCC đã được kiện toàn bộ máy tổ chức, có đội ngũ cán bộ viên chức, thuyền viên khá hùng hậu. Với 3 tàu và 1 canô TKCN chuyên dụng cùng cơ sở hậu cần (trụ sở, cầu tàu, nhà luyện tập thể lực…) đã được hoàn thành và đưa vào sử dụng năm 2009, Danang MRCC ngày càng đáp ứng được sự kỳ vọng về công tác TKCN trên vùng biển miền Trung.

Chỉ tình từ năm 2001 đến nay, Danang MRCC đã thu nhận, xử lý 793 thông tin cứu nạn trên biển. Các tàu TKCN chuyên dụng của đơn vị đã trực tiếp thực hiện 84 lượt cứu nạn; cứu sống 325 người, trong đó có 34 người nước ngoài. Đồng thời chỉ đạo các phương tiện hoạt động gần nơi tàu bị nạn hoặc phối hợp các cơ quan liên quan hỗ trợ và cứu 1.978 người.

Đánh giá về hoạt động của Danang MRCC, Phó Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng Phùng Tấn Viết nhấn mạnh: “Trong 15 năm xây dựng và phát triển, các thế hệ lãnh đạo và cán bộ viên chức Danang MRCC đã dày công cống hiến, vượt qua muôn vàn khó khăn nguy hiểm, mang lại sự sống cho hàng trăm con người và trở thành niêm tin của người đi biển, góp phần xứng đáng vào sự phát triển của ngành hàng hải!”.

HẢI CHÂU

Đề xuất miễn visa cho khách thị trường trọng điểm

Bà Rịa - Vũng Tàu đề xuất miễn thị thực nhập cảnh đối với khách ở các thị trường trọng điểm như châu Âu, Bắc Mỹ, Australia.

Khách nhiễm Covid-19 cố tình giấu bệnh lên máy bay có thể bị cấm bay vĩnh viễn

Trước khi lên máy bay khách có xét nghiệm xác nhận bị nhiễm Covid-19 nhưng không khai báo trung thực có thể bị Vietnam Airlines cấm bay vĩnh viễn trên các chuyến bay của hãng.

VOV bổ nhiệm Phó giám đốc đài truyền hình kỹ thuật số VTC

Tổng Giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam đã quyết định bổ nhiệm ông Lương Minh Đức giữ chức Phó GĐ Đài Truyền hình Kỹ thuật số VTC, đồng thời tái bổ nhiệm ông Nguyễn Văn Bình tiếp tục giữ chức Phó GĐ Đài Truyền hình Kỹ thuật số VTC.

Bí thư Thành ủy Hà Nội Vương Đình Huệ làm trưởng đoàn ĐBQH TP Hà Nội

Sáng 18/ 2, Đoàn đại biểu Quốc hội Thành phố Hà Nội tổ chức họp đoàn kiện toàn chức danh Trưởng đoàn.

Bộ TT&TT điều động và bổ nhiệm 13 cán bộ lãnh đạo chủ chốt

Nhận định lần trao các quyết định giao nhiệm vụ quy mô lớn này là một sự kiện lịch sử của Bộ TT&TT, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cho rằng, với vị trí, nhiệm vụ mới, 13 cán bộ lãnh đạo các đơn vị sẽ có năng lượng mới để đóng góp tốt hơn cho Bộ, đất nước.

Tọa đàm Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh và Đảng CSVN với sự nghiệp văn hóa-VHNT VN

Buổi tọa đàm với diễn giả là GS. Phong Lê - Nguyên Viện trưởng Viện Văn học, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, diễn ra lúc 9h00 ngày 03/02/2020 tại Tầng 1 Tòa nhà chính Thư viện Quốc gia Việt Nam, 31 Tràng Thi, Hà Nội.

Đắk Lắk: Bệnh nhân bị đồn nhiễm virus corona là một tiếp viên hàng không

Liên quan đến thông tin trên mạng xã hội cho là "có người nhiễm corona tại Đắk Lắk", sáng 28/1, lãnh đạo BVĐK vùng Tây Nguyên cho biết, có một bệnh nhân bị sốt đang được điều trị tuy nhiên chưa thể kết luận có nhiễm virus corona hay không.

Đà Nẵng: Xuân 2020 hướng tới 22 dự án với tổng vốn đầu tư 1,7 tỉ USD

Các cơ quan hữu quan của Đà Nẵng đẩy nhanh việc giải quyết thủ tục đầu tư đối với các dự án đang xúc tiến để tại “Tọa đàm Mùa xuân 2020” có thể hướng tới 22 dự án đầu tư trong và ngoài nước với tổng vốn khoảng 1,715 tỉ USD

Tân Giám đốc Sở KH&CN Hà Nội Nguyễn Hồng Sơn

Sáng nay 20/1, Phó Chủ tịch UBND TP Ngô Văn Quý trao quyết định của Chủ tịch UBND TP Nguyễn Đức Chung bổ nhiệm Giám đốc Sở Khoa học & Công nghệ Hà Nội cho ông Nguyễn Hồng Sơn.

Bổ nhiệm Phó giám đốc Công an tỉnh Đắk Nông giữ chức Giám đốc Công an Lâm Đồng

Được sự ủy quyền của Bộ trưởng Bộ Công an, Thượng tướng Nguyễn Văn Thành đã trao quyết định điều động, bổ nhiệm Đại tá Lê Vinh Quy, Phó giám đốc Công an tỉnh Đắk Nông giữ chức vụ Giám đốc Công an tỉnh Lâm Đồng

Đang cập nhật dữ liệu !