Đại gia muốn làm BOT Cao Bằng–L.Sơn nợ tiền mua dự án từ trùm bạc

CTCP Đầu tư Đèo Cả (Công ty Đèo Cả) là nhà đầu tư có thiện chí muốn tham gia dự án BOT Cao Bằng - Lạng Sơn với chi phí được công ty đưa ra là 20.938 tỷ đồng, giảm hơn 26.000 tỷ đồng so với nghiên cứu.

Mới đây, lãnh đạo tỉnh Cao Bằng đã kiến nghị với Chính phủ xin chủ trương đầu tư tuyến đường bộ cao tốc nối Cao Bằng với Lạng Sơn dài khoảng 115 km theo hình thức đối tác công tư.

Được biết, CTCP Đầu tư Đèo Cả (Công ty Đèo Cả) là nhà đầu tư có thiện chí nhất ngỏ ý muốn tham gia dự án với chi phí được công ty đưa ra là 20.938 tỷ đồng, giảm hơn 26.000 tỷ đồng so với nghiên cứu trước đó.

Đèo Cả không phải là cái tên xa lạ, đây là công ty có nhiều "kỳ tích" về các dự án công trình hầm đường bộ, trong đó nổi bật là dự án hầm Đèo Cả.

Công trình có tổng chiều dài 13,2 km, trong đó hầm Đèo Cả dài hơn 4,1 km, hầm Cổ Mã dài 500 m, cầu và đường dẫn 9 km. Quy mô toàn tuyến được thiết kế theo tiêu chuẩn đường cao tốc với vận tốc thiết kế 80km/giờ. Dự án hoàn thành trước thời hạn 4 tháng, rút ngắn đường hầm từ 5,7 km xuống còn 4,3 km, tiết kiệm tổng mức đầu tư hơn 4.000 tỷ đồng. Đây cùng là doanh nghiệp được chấp thuận triển khai hầm Cù Mông (tổng mức đầu tư 3.921 tỷ đồng) và mở rộng hầm Hải Vân (tổng mức đầu tư gần 7.296 tỷ đồng).

Gần đây cái tên Công ty Đèo Cả được nhắc đến nhiều lần trong vụ án “Tổ chức đánh bạc” và “Rửa tiền”,… liên quan đến trùm bạc Nguyễn Văn Dương và hai cựu tướng Công an đang được Tòa án Nhân dân tỉnh Phú Thọ xét xử công khai.

Tại phiên tòa, bị cáo Nguyễn Văn Dương – cựu Chủ tịch HĐTV Công ty CNC, người giữ vai trò cầm đầu nhóm tội phạm Tổ chức đánh bạc - tự nguyện đề nghị đưa toàn bộ số công nợ gần 60 tỷ đồng do Công ty Đèo Cả (tiền thân là CTCP Cầu đường Sài Gòn) đang nợ bị cáo sau khi Công ty này nhận chuyển nhượng cổ phần tại dự án BOT Bắc Giang – Lạng Sơn vào số tiền mà bị cáo này phải khắc phục hậu quả của tội rửa tiền.

Thực chất, sau khi được hưởng lợi từ hoạt động tổ chức đánh bạc, Nguyễn Văn Dương chuyển tiền nâng khống và hoàn trả các hợp đồng mà Dương đã mượn danh để ký khống với CTCP Đầu tư UDIC nhằm nâng cao năng lực tài chính đủ điều kiện tham gia đấu thầu dự án BOT Bắc Giang - Lạng Sơn, với số tiền 576,803 tỷ đồng.

Dự án BOT Bắc Giang - Lạng Sơn. Dự án có chiều dài 110,2km, tổng mức đầu tư 12.188 tỷ đồng, dự kiến hoàn thành, thông xe toàn tuyến vào năm 2020.

Ngày 17/4/2017,  Nguyễn Văn Dương tách CTCP Đầu tư UDIC thành hai công ty là: CTCP Đầu tư UDIC (Công ty UDIC mới) và CTCP Đầu tư CNC.

Sau khi tách công ty, Dương bán cổ phần của mình sở hữu tại CTCP Đầu tư UDIC (Công ty UDIC mới) cho 3 công ty: CTCP Tập đoàn Đầu tư xây dựng cầu đường Sài Gòn (tức Công ty Đèo Cả), CTCP Quản lý và khai thác hầm đường bộ Hải Vân, và CTCP Tập đoàn Hải Thạch.

Đáng chú ý, cả 3 doanh nghiệp mua lại cổ phần của Công ty UDIC nói trên đều là các công ty thuộc Tập đoàn Đèo Cả. Do vậy, thực chất của việc bán cổ phần này chính là bán lại dự án BOT Bắc Giang – Lạng Sơn cho Tập đoàn Đèo Cả (Deoca Group).

Ông Hồ Minh Hoàng (giữa) Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Đèo Cả tại Đại hội cổ đông năm 2018.

Nguyễn Văn Dương đã sử dụng số tiền do tổ chức đánh bạc có được sau này để hoàn trả vào số tiền đã khai khống trước đó, che giấu nguồn gốc số tiền do tổ chức đánh bạc mà có, với tổng số tiền là 576,803 tỷ đồng. Số tiền còn lại là 316,594 tỷ đồng là giá trị nộp khống vào CTCP Đầu tư UDIC.

Song, Nguyễn Văn Dương cho rằng trong tổng số tiền 576,803 tỷ đồng nộp lại như trên, chỉ có số tiền 329,787 tỷ đồng Dương bán cổ phần cho Công ty Đèo Cả là có thực, còn lại là quay vòng vốn để nộp hoàn trả nhằm triệt tiêu các khoản đã chi khống cho các doanh nghiệp, cá nhân mà Dương mượn tên khi nâng vốn điều lệ.

Theo đó, số cổ phần không có giá trị thực đã được Nguyễn Văn Dương hợp thức hóa thông qua Công ty Đèo Cả và các công ty con của Tập đoàn Đèo Cả như sau:

CTCP Tập đoàn Đầu tư xây dựng cầu đường Sài Gòn (Công ty Đèo Cả) mua 6.690.691 cổ phần, tương đương số tiền 66.906.910.000 đồng. CTCP Quản lý và khai thác hầm đường bộ Hải Vân mua  7.778.312 cổ phần, tương đương số tiền 77.783.120.000 đồng. CTCP Tập đoàn Hải Thạch mua 30.335.417 cổ phần, tương đương số tiền 303.354.170.000 đồng.

Trong số 329,787 tỷ đồng Dương bán cổ phần (có thực) cho Công ty Đèo Cả, công ty này đã chuyển vào tài khoản cá nhân của Dương số tiền 270 tỷ đồng. Số tiền còn nợ lại là 59,787 tỷ đồng.

Sau khi mua cổ phần, Đèo Cả sở hữu CTCP Đầu tư UDIC (mới) và dự án BOT Bắc Giang-Lạng Sơn. Các công ty Hải Thạch, Hải Vân (Tập đoàn Đèo Cả nắm cổ phần chi phối) vẫn chuyển tiền cho Công ty cổ phần đầu tư UDIC (mới) để cùng thực hiện dự án BOT Bắc Giang-Lạng Sơn.

Cao tốc Đồng Đăng - Trà Lĩnh kết nối Cao Bằng và Lạng Sơn.

Dự án cao tốc Bắc Giang-Lạng Sơn có tổng chiều dài gần 170km, gồm hai hợp phần, trong đó xây dựng 64km đường cao tốc và tăng cường mặt đường QL1 với tổng mức đầu tư hơn 12.000 tỷ đồng.

Trước đó, dự án BOT Bắc Giang -- Lạng Sơn từng bị Bộ Giao thông vận tải (GTVT) chấm dứt hợp đồng dự án do vi phạm của nhà đầu tư.

Cụ thể, nhà đầu tư là Liên danh Công ty CP Đầu tư UDIC (của Nguyễn Văn Dương, trước khi bán cho Công ty Đèo Cả), Công ty CP Đầu tư 468, Công ty TNHH Xây dựng Mỹ Đà, Công ty CP Giao thông xây dựng số 1 và Công ty CP Đầu tư và xây dựng giao thông Phương Thành và Doanh nghiệp dự án là Công ty CP BOT Bắc Giang - Lạng Sơn - đã vi phạm Hợp đồng dự án về huy động vốn chủ sở hữu, vốn vay và vi phạm về bảo đảm nghĩa vụ thực hiện hợp đồng.

PV

Quả ‘thần dược’ của Trung Quốc tràn sang chợ Việt, giá chỉ 30.000 đồng/kg

Được ví như vị thuốc “thần dược”, hồng táo Trung Quốc đang ồ ạt tràn sang chợ Việt và bán với giá rẻ chưa từng có, thấp nhất từ trước đến nay.

CAEXPO: Sữa yến mạch TH true OAT nhận giải sản phẩm mới được yêu thích nhất

Tại sự kiện xúc tiến thương mại thường niên lớn hàng đầu khu vực ASEAN - Trung Quốc (CAEXPO) lần thứ 21, bộ sản phẩm Sữa yến mạch TH true OAT của Tập đoàn TH xuất sắc nhận giải "Sản phẩm được yêu thích nhất".

Vị trí trung tâm kết nối của Sun Urban City Phủ Lý, Hà Nam

Không chỉ tọa lạc tại khu vực phong thủy thịnh vượng bậc nhất, dự án Sun Urban City Phủ Lý còn đón đầu quy hoạch hạ tầng và tương lai phát triển của tỉnh Hà Nam.

Giá chung cư 'nhảy múa', chênh cả tỷ đồng sau 1 tháng rao bán

Trước nhu cầu cao, nguồn cung khan hiếm, môi giới liên tục báo giá chung cư tăng một cách chóng mặt. Một số "cò" bất động sản được cho là té nước theo mưa, hét giá căn hộ cao hơn từ 500 triệu đến cả tỷ đồng chỉ sau vài tuần rao bán.

Cô gái Cần Thơ thu bộn tiền nhờ nghề độc lạ

Nhờ tạo ra những con vật, đồ vật siêu đáng yêu bằng len, cô gái ở Cần Thơ thu bộn tiền và tạo ra công ăn việc làm cho nhiều sinh viên.

Thị trường phía Tây đón nguồn cung căn hộ cao cấp mới

Quy hoạch hạ tầng tiện ích hiện hữu, sản phẩm độc đáo cùng chủ đầu tư uy tín là loạt lý do các dự án chung cư mới phía tây Hà Nội đều “đắt hàng”. Kịch bản này được dự báo tiếp tục xảy ra với những tòa căn hộ cuối cùng trong đại đô thị phía tây.

6 dấu hiệu nhận biết cuộc gọi mạo danh nhân viên ngân hàng

Một trong những dấu hiệu đáng lưu tâm nhất là khi khách hàng gọi lại số điện thoại nghi ngờ lừa đảo thì không có tín hiệu hoặc rất lâu mới có tín hiệu nhưng không có người bắt máy.

Sun Urban City - giải cơn khát đô thị cao cấp cho khu vực gần phía nam Hà Nội

Với quy hoạch hiện đại, hạ tầng đồng bộ và hệ thống tiện ích đẳng cấp, dự án Đô thị Thời đại - Sun Urban City hứa hẹn là không gian sống văn minh, lý tưởng của người Hà Nam cũng như cư dân mới ở miền Bắc.

Sự vươn mình của Đông Nam Á và dấu ấn ngân hàng Việt

Trong Top 200 doanh nghiệp lớn nhất Đông Nam Á của Fortune có 34 ngân hàng, riêng Việt Nam đóng góp 12 đại diện.

Từ đống vỏ sầu riêng vứt bỏ biến thành than sinh học, giấm gỗ bán giá cao

Trung Quốc đau đầu vì vỏ sầu riêng phát thải lượng CO2 khổng lồ, còn ở nước ta cả triệu tấn cũng bị vứt bỏ. Số vỏ 'trái cây tỷ đô' này đem làm than sinh học giúp giảm phát thải, đồng thời cho ra loại giấm gỗ bán với giá cao.