Đà Nẵng: Ưu tiên, khuyến khích phát triển điện mặt trời áp mái tại các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập
Thành phố Đà Nẵng có các chủ trương, chính sách để phát triển điện mặt trời trên mái nhà. Trong đó, thành phố ưu tiên, khuyến khích phát triển điện mặt trời áp mái tại các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập, mái nhà xưởng.
Sáng 27/10, Sở Khoa học và Công nghệ (KH&CN) thành phố và Phái đoàn Liên minh Châu Âu tại Việt Nam phối hợp tổ chức hội thảo tổng kết dự án “Phát triển năng lượng mặt trời tại Đà Nẵng” (Dự án DSED) do Liên minh Châu Âu tài trợ.
Tại hội thảo, ông Thái Việt Hùng (đại diện Sở Công Thương TP Đà Nẵng) cho biết, tính đến tháng 9/2020, tổng công suất lắp đặt điện mặt trời mái nhà tại Đà Nẵng đạt khoảng 20 MW (chỉ mới đạt 1% tiềm năng kỹ thuật), đây là còn số khá khiêm tốn, chưa tương xứng với tiềm năng điện mặt trời của Đà Nẵng.
Đối với điện mặt trời trên mặt nước, qua lập đề án phát triển sử dụng năng lượng tái tạo, năng lượng mới đến năm 2025, tầm nhìn 2035 sẽ nghiên cứu, đánh giá chi tiết tiềm năng và khả năng khai thác sử dụng; thành phố Đà Nẵng có diện tích không lớn nên khả năng đất trống để lắp đặt điện mặt trời trên mặt đất là khó khả thi.
Theo ông Thái Việt Hùng, thành phố Đà Nẵng có các chủ trương, chính sách để phát triển điện mặt trời trên mái nhà. Cụ thể, thành phố ưu tiên, khuyến khích phát triển điện mặt trời áp mái tại các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập, mái nhà xưởng.
Thành phố cũng có cơ chế phát triển điện mặt trời áp mái trong giai đoạn 2020-2025 đạt 80% - 90% trên tổng số các trụ sở công tại địa bàn thành phố Đà Nẵng. Đồng thời cũng khuyến khích các doanh nghiệp trong khu công nghiệp, cụm công nghiệp lắp đặt điện mặt trời trên mái nhà xưởng, công suất lắp đặt trong giai đoạn 2020-2025 đạt 22 MW và đến năm 2030 đạt 44 MW, phấn đấu 50% diện tích mái hiện có.
Ông Thái Việt Hùng cũng đưa ra lộ trình phát triển điện mặt trời mái nhà đối với 3 khu vực: khu vực công nghiệp, thương mại – dịch vụ; khu vực công; khu vực dân cư.
Lắp đặt hệ thống điện mặt trời áp mái cho Trung tâm Y tế huyện Hòa Vang. (Ảnh: BĐN) |
Báo cáo tại hội thảo, bà Nguyễn Thị Thu – Quản lý dự án DSES cho biết, sau khi rà soát và tiến hành lựa chọn, có 4 cơ sở công gồm: Trường THCS Hoàng Diệu, Trường Tiểu học Võ Thị Sáu; Bệnh viện Đà Nẵng; Bệnh viện Ung Bướu với tổng công suất lắp đặt 8,25 kWp/hệ và 6 hộ gia đình được chọn với tổng công suất lắp đặt 2,75 kWp/hệ được nhận hỗ trợ lắp đặt hệ thống điện năng lượng mặt trời (NLMT) từ dự án.
Tiếp đó, Trung tâm Tiết kiệm năng lượng và tư vấn chuyển giao công nghệ Đà Nẵng đề xuất lắp đặt thêm 2 hệ thống điện năng lượng mặt trời tại 2 trường học và nhận được phê duyệt của Liên minh Châu Âu hỗ trợ gồm: Trường THCS Nguyễn Huệ và Trường PTPT Hoàng Hoa Thám. Hai hệ thống điện NLMT lắp mái với tổng công suất lắp đặt 8,25 kWp/hệ đã được lắp đặt và hoàn thành trước 30/6/2020.
Ngoài ra, phòng trưng bày lắp đặt 2 hệ thống điện NLMT bao gồm 1 hệ thống nối lưới với tổng công suất 2,75 kWp và 1 hệ không nối lưới 1,65 kWp sử dụng ắc quy dự phòng; các thiết bị đèn NLMT, túi xách, balo ứng dụng NLMT, cột đèn NLMT, ống dẫn sáng solatube.
Sau thời gian lắp đặt hệ thống điện NLMT, hơn 4000 bệnh nhân, giảng viên, học sinh được hưởng lợi từ dự án với tổng sản lượng điện tạo ra là 78.694 kWh/ năm, tương đương tiết kiện 153 triệu đồng/ năm; tổng lượng giảm phát khí thải nhà kính là 32,5 tấn CO2/năm.
Tại trường THPT Hoàng Hoa Thám, hệ thống ĐMT mái nhà được lắp đặt tại dãy nhà công nghệ thông tin và thực hành tin học của trường. Theo đó, từ tháng 7 đến 10/2020, tổng sản lượng điện tạo ra là 4.398 kWh; tổng chi phí tiết kiệm điện/năm khoảng hơn 26 triệu đồng, tiết kiệm từ 20-25% nhu cầu sử dụng điện của nhà trường.
Đại diện trường THPT Hoàng Hoa Thám cho hay, hệ thống điện NLMT mái nhà đã tiết kiệm điện cho nhà trường, góp phần giúp nhà trường đạt được mục tiêu trở thành ngôi trường xanh. Trong thời gian tới, nhà trường mong muốn sẽ mở rộng việc lắp đặt hệ thống điện NLMT trên mái các khu vực khác trong khuôn viên nhà trường. Đồng thời, chúng tôi sẽ tiếp tục lồng ghép công tác tuyên truyền, giáo dục cho các em học sinh về ứng dụng điện NLMT.
Giám đốc Sở KH&CN Thái Bá Cảnh cho biết: “Với các kết quả dự án đạt được, thành phố Đà Nẵng sẽ tiếp tục xây dựng, phát triển các chương trình, đề án về sử dụng năng lượng hiệu quả. Đồng thời, nghiên cứu xây dựng cơ chế hỗ trợ để có nhiều hộ gia đình được sử dụng điện NLMT trên địa bàn thành phố”.
Nguyễn Hải
Chương trình dán nhãn năng lượng sẽ thúc đẩy phát triển các sản phẩm tiết kiệm năng lượng
Tiết kiệm năng lượng là một đề tài quan trong không chỉ ở thế giới và còn Việt Nam. Chương trình dán nhãn năng lượng của Bộ Công Thương sẽ thúc đẩy việc phát triển các sản phẩm tiết kiệm năng lượng tại Việt Nam.
Tra cứu QR Code sản phẩm hiệu suất năng lượng cao nhất
Ngày 22/12/2020, Bộ Công Thương đã trao giải cho các sản phẩm đạt giải thưởng Sản phẩm hiệu suất năng lượng cao nhất năm 2020 dành cho 54 model sản phẩm thuộc 4 danh mục sản phẩm được chứng nhận.
Đã loại bỏ khoảng 45 triệu bóng đèn sợi đốt ra khỏi thị trường nhờ dán nhãn năng lượng
Chương trình dán nhãn năng lượng được bắt đầu triển khai từ năm 2008 và đã giúp loại bỏ khoảng 45 triệu bóng đèn sợi đốt ra khỏi thị trường. Mục tiêu tới năm 2030, cả nước sẽ tiết kiệm tiêu dùng tích lũy khoảng 10 nghìn tỷ đồng.
54 sản phẩm được trao giải Sản phẩm hiệu suất năng lượng cao nhất năm 2020
Ngày 22/12/2020, Bộ Công thương phối hợp cùng Hội KH&CN Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả Việt Nam đã tổ chức trao giải thưởng “Sản phẩm hiệu suất năng lượng cao nhất năm 2020”.
Doanh nghiệp làm lợi hơn 500 tỷ đồng mỗi năm nhờ giải pháp tiết kiệm năng lượng
Nếu tính theo giá điện công nghiệp trung bình hiện tại, mỗi tháng nhà máy sản xuất thép của Hòa Phát tại Hải Dương tiết kiệm 40,3 tỷ đồng tiền điện nhờ áp dụng các giải pháp tiết kiệm điện.
Đà nẵng đưa vào vận hành nhiều công trình điện mặt trời áp mái
Nhiều công trình điện mặt trời áp mái (ĐMTAM) đã được các điện lực trực thuộc PC Đà Nẵng phối hợp đơn vị liên quan đưa vào vận hành trên địa bàn thành phố.
Đoàn thanh niên EVNHCMC trao tặng hệ thống điện mặt trời mái nhà
Công trình thanh niên “Chung tay sử dụng năng lượng xanh” là một hoạt động hưởng ứng “Tháng tri ân khách hàng” năm 2020 do EVNHCMC phát động.
Hậu Giang có nhiều tiềm năng phát triển điện mặt trời kết hợp nông nghiệp công nghệ cao
Là tỉnh thuộc khu vực ĐBSCL có tiềm năng bức xạ mặt trời. Ngoài dự án điện theo mô hình cánh đồng quy mô lớn, Hậu Giang còn có thể nghiên cứu phát triển ĐMT trên mái nhà kết hợp phát triển công nghiệp, nông nghiệp công nghệ cao.
Hà Tĩnh: Trao thưởng 120 triệu đồng cho các “gia đình tiết kiệm điện”
Chương trình thi đua “Gia đình tiết kiệm điện năm 2020” của Công ty Điện lực Hà Tĩnh đã chọn được 600 “gia đình tiết kiệm điện” để tặng thưởng với tổng kinh phí 120 triệu đồng.
10 dự án nhà máy điện năng lượng mặt trời và điện gió được quy hoạch ở Lâm Đồng
Theo ngành chức năng tỉnh, đến nay đã có 10 dự án nhà máy điện năng lượng mặt trời và điện gió được quy hoạch trên địa bàn Lâm Đồng.