Cưới chồng giàu có, cô gái chia sẻ về 5 câu hỏi mà ai cũng cần trả lời trước đám cưới

Hôn nhân sai lầm giống chuyến tàu không thể quay đầu được. Điểm cuối của nó không phải hạnh phúc mà là những thứ để dằn vặt nhau.

Đôi khi, cứ nhìn người đàn ông đó quần áo là lượt, xe cộ đắt đỏ nhưng mọi người đâu biết rõ tình hình kinh tế của anh ta ra sao. Sau hôn nhân, chuyện tình yêu tạm thời gác qua một bên. Nó là cuộc sống của cơm, áo, gạo, tiền và hàng loạt khoản chi tiêu khác. Lúc đó, nhiều mâu thuẫn mới xảy ra.

Hôn nhân sai lầm giống chuyến tàu không thể quay đầu được. Điểm cuối của nó không phải hạnh phúc mà là những thứ để dằn vặt nhau.

Hoa là một cô gái 30 tuổi. Cô kết hôn khi 29 với một chàng trai có điều kiện kinh tế rất khá trong những người theo đuổi cô. Hoa luôn tâm niệm rằng phải chọn cưới trai nhà giàu bởi điều kiện kinh tế quyết định nhiều thứ sau hôn nhân. Tuy nhiên, cô không lường được rằng kinh tế của chồng phụ thuộc hoàn toàn với mẹ chồng.

Chồng cô chẳng có tiền riêng vì làm việc cho mẹ. Sau hôn nhân, cô đã nhiều lần nói chồng kiếm công việc khác hoặc đòi mẹ trả lương hàng tháng để tự do quản lý nhưng không thành công. Tình cảnh của hai vợ chồng cô là cần tiền để chi thì dùng tiền vợ hoặc khoản lớn lại đi xin mẹ chồng. Cũng bởi thế, cô chán nản, muốn ly hôn dù mới cưới vài tháng.

Cũng chính vì những sự "vỡ lẽ" này, Hoa đã đưa ra những lời khuyên cho các em của mình về những điều cần làm rõ khi tính tới hôn nhân. Dưới đây là 5 câu hỏi mà các cô gái nên rõ ràng câu trả lời trước khi kết hôn.

Cưới chồng nhà giàu được 6 tháng đã muốn ly hôn, cô gái 29 tuổi cay đắng chia sẻ về 5 câu hỏi mà ai cũng cần trả lời trước đám cưới - Ảnh 1.

Khả năng tài chính của hai bạn có độc lập hay không?

Khi hai người sắp bước vào hôn nhân, trước tiên phải có nền tảng tài chính nhất định để phục vụ cho gia đình. Mà hơn cả, nền tảng này bản thân hai người phải được tự chủ.

Sau khi kết hôn, trở về với đời sống thường nhật của gạo, dầu, mắm, muối… Nếu không có vật chất thì cả hai sẽ khó khăn vô cùng. Tình yêu là tự do, lãng mạn nhưng hôn nhân là hiện thực, bình thường và nhiều áp lực.

Do đó, khi quyết định ở bên nhau, hai bạn nên nói rõ ràng về kinh tế. Kinh tế chính là điều liên kết trực tiếp với chỉ số hạnh phúc của bạn. Nếu tiền bạc không rõ ràng, tự chủ thì hôn nhân dễ dàng sụp đổ lắm.

Bố mẹ có đồng ý với hôn nhân này không?

Trước khi kết hôn, các bạn nữ nên chắc chắn việc bố mẹ đối phương có đồng ý với tình yêu của hai bạn. Nhiều cặp đôi ly hôn chỉ vì bố mẹ chồng phản đối trước khi cưới. Thậm chí, họ không ly hôn thì cũng phải sống trong cảnh chẳng được yêu thương, quan tâm. Người chồng cùng sẽ sinh ra sự chán nản.

Ngoài ra, bạn có thể đánh giá người đàn ông có đáng tin hay không dựa vào cha mẹ họ. Nếu cha mẹ tốt bụng, nhẹ nhàng thì những đứa trẻ sinh ra cũng được giáo dục tốt, lịch sự. Nếu cha mẹ gắt gỏng và khắc nghiệt thì phần đa tính cách của con cũng như thế.

Hai bạn có thật sự yêu thương nhau không?

Trong xã hội bây giờ, nhiều người chỉ xem hôn nhân là một dạng nhiệm vụ làm cho xong. Kể cả không có tình yêu, họ vẫn lựa chọn kết hôn để xong việc, đỡ bị thúc giục.

Hôn nhân là chuyện cả đời, không được qua loa như vậy. Nếu cưới nhau không tình yêu thì cũng giống một ngôi nhà chẳng có nền móng, nó sẽ không chịu nổi nắng mưa và dễ dàng sụp đổ.

Cưới chồng nhà giàu được 6 tháng đã muốn ly hôn, cô gái 29 tuổi cay đắng chia sẻ về 5 câu hỏi mà ai cũng cần trả lời trước đám cưới - Ảnh 2.

Không yêu đương thì không biết cảm thông, chia sẻ và nghĩ cho nhau đâu. Rồi các bạn sẽ cảm thấy chán nản và tuyệt vọng với nó thôi.

Hai bạn có thực sự hiểu nhau chưa?

Cảnh giới cao nhất của một mối quan hệ là hai bạn có thể thoải mái thể hiện chính mình trước mặt đối phương mà không ngại ngần gì. Giữa hai người là vợ chồng, có bí mật và "đeo mặt nạ" cũng là một nguy cơ đe dọa hôn nhân đổ vỡ.

Sự thấu hiểu lẫn nhau là một nền tảng cho mối quan hệ tốt đẹp. Các bạn sẽ hạnh phúc lâu dài hơn.

Bạn có sẵn sàng thích nghi lối sống mới?

Thành thật mà nói, hôn nhân mang nhiều ý nghĩa về sự hi sinh. Khi kết hôn, hai người kết hợp với nhau và chung sống dưới một mái nhà. Họ phải thỏa hiệp một số sở thích riêng để phù hợp với nhau.

Nhiều người khi cưới về đã hoảng hốt và cảm thấy chưa sẵn sàng làm một người vợ, chăm sóc cho người đàn ông đã lớn tướng và chú ý hơn chuyện gia đình.

Bởi thế, bạn phải chắc chắn rằng bản thân đã sẵn sàng, bắt đầu cuộc sống mới chứ không còn độc thân như xưa nữa.

Hôn nhân là điều quan trọng trong cuộc sống mỗi người, đặc biệt là với phụ nữ. Bởi thế, hãy suy xét thật kỹ tránh rơi vào tình trạng hụt hẫng, hoảng sợ sau khi trở thành người đã có gia đình.

Theo baodansinh

Tình cờ nghe cuộc nói chuyện của bố mẹ chồng, tôi buồn bã mất ăn mất ngủ

Tôi luôn coi mẹ chồng như mẹ ruột của mình và nghĩ bà cũng coi tôi như con gái, nhưng có lẽ không phải vậy.

Quá thương bố, tôi không muốn về quê: Lý do được con gái chia sẻ tận đáy lòng

Có một điều gần đây tôi mới chia sẻ với chồng: Tôi rất ngại về quê vì khi rời đi, nhìn bố một mình, tôi lại cảm thấy không nỡ... Tôi cứ chìm đắm trong nỗi thương bố và nhớ mẹ.

Về quê nghỉ lễ, nàng dâu rớt nước mắt khi thấy một thứ trong mâm cơm nhà chồng

Mâm cơm đơn giản nhưng chứa đựng biết bao yêu thương và quan tâm trong đó. Mỗi miếng thịt, mỗi cọng rau, đều chứa chan tình cảm của mẹ.

Về nhà để được nếm trọn hương vị yêu thương từ tô canh đọt nhãn lồng của mẹ

Sớm tinh mơ, tiếng chuông Zalo vang lên. Ngay sau đó là hình ảnh đọt nhãn lồng xanh mướt được bé út gửi qua, kèm tin nhắn: “Nghe nói lễ năm nay anh hai được về, mẹ chăm tưới tụi nó tốt mơn mởn luôn!”.

Về quê không báo trước, nàng dâu nghẹn ngào thấy cảnh ở nhà bố mẹ chồng

Cả nhà tôi về quê không báo trước mới biết bố mẹ ở nhà ăn uống kham khổ. Ấy thế, mỗi lần con cháu về, ông bà thiết đãi đủ thứ, từ gà vịt đến tôm cua.

Anh trai sắp phá sản, mất sạch cửa nhà, em giàu có từ chối cho vay 50 triệu

Các cụ xưa có câu “một giọt máu đào hơn ao nước lã”, thế mà anh em ruột nhà tôi chẳng bằng ao nước lã.

Nghỉ lễ con rủ về quê, mẹ nghẹn ngào 'bán hết rồi, nhà đâu mà về'

Mỗi dịp lễ, Tết, mẹ lại xốn xang muốn về gặp họ hàng, người thân. Nghĩ đến cảnh người ta có quê, có nhà để về, mình thì không, mẹ lại giấu tôi khóc.

Nhận cuộc gọi từ quê, tôi bần thần nhớ ngoại, tiếc những ngày mải mê kiếm tiền

Mỗi lần về quê dịp 30/4, ngoại thường nấu cho mấy đứa cháu món canh cá lóc nấu chua chuẩn vị Nam bộ. Giờ hình ảnh ngoại lui cui trong chái bếp đã thành quá khứ.

3 con gái lấy chồng xa, mẹ nuôi đàn gà chỉ mong con cháu về nghỉ lễ

Mới sớm, mẹ đã gọi điện hỏi xem dịp lễ này con có về quê ngoại. Chưa kịp trả lời đã thấy mẹ sụt sùi, giọng nghẹn lại, con cũng cứ thế nước mắt tuôn rơi.

Anh em ruột muốn giữ mối quan hệ tốt đẹp, đừng nói về 2 điều này

Anh chị em trong nhà cũng cần phải biết một số quy luật ngầm giúp giữ cho mối quan hệ được tốt đẹp.

Đang cập nhật dữ liệu !