Cuộc điện thoại lúc nửa đêm

Mẹ tôi thường bảo: Mẹ sợ nhất là những cuộc điện thoại lúc nửa đêm vì “lành ít dữ nhiều”. Nhưng, trong đời, mẹ vẫn phải 2 lần tỉnh giấc để nghe điện thoại.

Chúng tôi sinh ra ở vùng quê xa, đất đồi cằn cỗi. 18 tuổi, anh tôi lập “kỳ tích” trúng tuyển đại học nên rời xa vòng tay bao bọc của mẹ, một mình lên thành phố trọ học. Mẹ mừng lắm nhưng lúc nào cũng thương nhớ, lo lắng cho anh. Mẹ thường hỏi tôi: Không biết anh con sao rồi, học tốt không? Ăn ngủ được không? Biết giữ sức khoẻ không hay là lại gầy rộc đi? Anh vừa học vừa làm thêm vất vả lắm nhỉ. Cả loạt câu hỏi tôi chỉ nghe thôi chứ làm sao trả lời được. Vì cũng như mẹ, tôi ở quê, cách xa anh đến cả trăm km.

Anh tôi thì khác, xa nhà là cũng… quên luôn mẹ. Trong năm, anh kêu bận học không về thăm nhà được đã đành. Đến kỳ nghỉ hè, anh cũng tìm đủ mọi lý do để lần lữa ở lại thành phố, dù kỳ thực chả có gì quá quan trọng. 

Hôm đó, vì quá nhớ anh mà mẹ nhấc máy điện thoại, gọi anh về. Mẹ bảo trong chuồng có mấy con gà đến lứa, anh về để mẹ thịt cho ăn. Mẹ thương anh học tập vất vả, tranh thủ ngày hè, mẹ tẩm bổ để anh lấy lại sức. Giọng mẹ thiết tha nên anh đành hứa cuối tuần sẽ thu xếp về nhà.

Và anh về thật. Chỉ có điều, thay vì ở lại với mẹ dăm bữa nửa tháng anh chỉ về đúng một ngày. Tôi biết anh mới có “tình yêu”. Anh có thể để mẹ buồn vì nhớ con, nhưng lại không nỡ xa người yêu lấy một tối. Mà, anh nào có hỏi han, tâm sự gì nhiều với mẹ. Trưa anh mới về tới nơi, ăn bữa cơm vội vàng rồi anh lại  mải mê đi chọn mấy giò phong lan rừng để tặng người yêu thay vì hỏi han, tâm sự với mẹ. Chiều tối anh nhất quyết đòi phóng xe lên thành phố. Biết là giữ chân con không được, mẹ đành hấp tấp thịt gà, làm ruốc, rang lạc muối cho anh. Anh buộc đồ mẹ cho ra phía sau, còn giỏ xe đằng trước anh trân trọng đặt giỏ hoa lan rừng. Trước khi anh đi, mẹ còn dặn với theo, lên đến nơi thì gọi về cho mẹ.

10 giờ hôm đó, không thấy anh gọi nên mẹ cứ thấm thỏm không yên. 12h đêm chuông điện thoại trong nhà lảnh lót đổ chuông. Đầu dây bên  kia, bạn bè báo tin anh bị tai nạn xe máy, hiện đang được cấp cứu tại bệnh viện. Mẹ tôi rụng rời chân tay nhưng ở quê đã không còn xe nữa. Cả đêm đó, mẹ khóc như mưa, cầu trời khấn phật xin cho anh bình an vô sự. Tờ mờ sáng, mẹ bắt chuyến xe sớm đầu tiên trong ngày lên với anh. Thật may, anh chỉ bị gãy chân, bó bột 1 tháng là lại có thể chơi thể thao như trước.

Từ đó, cú điện thoại lúc nửa đêm cứ ám ảnh mẹ mãi. Suốt một thời gian dài, mẹ tự dằn vặt rằng vì mẹ mà anh bị tai nạn. Giá mà mẹ đừng gọi anh về để rồi anh lại phải vội vã đi ngay  thì anh đâu bị tai nạn. (kỳ thực, anh về thăm mẹ phần nhỏ, phần lớn hơn là để lấy phong lan tặng người yêu). Rồi mẹ còn trách mình đã bắt anh “đèo bòng” bao nhiêu đồ mẹ làm, nhưng mẹ đâu có biết, tại anh đặt giỏ hoa lan lên đầu xe mới làm xe nặng, tay lái chòng chành.

Mặc cho tôi ra sức phân tích để mẹ đừng ân hận, nhưng mẹ vẫn cho đó là lỗi của mẹ. Từ đó, dù có nhớ anh đến mấy, không bao giờ mẹ gọi cho anh nữa. Thay vào đó, thân già chọn cách lặn lội bắt xe vượt cả trăm km lên thành phố thăm thân trẻ.

Cú điện thoại thứ hai gọi lúc nửa đêm xảy ra nhiều năm sau, khi anh tôi được nhận bằng tốt nghiệp đại học ở Mỹ. Anh vui quá nên quên mất nước Mỹ và Việt Nam cách nhau tới nửa vòng trái đất. Lúc anh gọi, nước Mỹ là ban ngày thì ở Việt Nam đã là nửa đêm. Chuông điện thoại reo, theo phản xạ, mẹ nhìn tôi đầy lo lắng. Rồi mẹ chầm chậm bước về phía máy, run run nhấc điện thoại lên, ngập ngừng: “A lô, tôi nghe”. Vài giây sau, mẹ thở phào, reo lên sung sướng: “Mẹ chúc mừng con. Hóa ra, không phải cú điện thoại nào lúc nửa đêm cũng đáng sợ. Con công thành danh toại thế này thì mẹ mất ngủ cũng muốn nghe điện  thoại của con. Con cứ an tâm, ở nhà mẹ và em vẫn khỏe. Lúc nào rảnh, con cứ gọi về cho mẹ, nửa đêm cũng được”.

Sau lần đó, anh tôi, với cái tính vô tâm, đã không gọi về cho mẹ nữa. Anh ở lại Mỹ làm việc và chỉ liên lạc với tôi bằng email. Cần gì anh lại nhờ tôi chuyển tin tới mẹ. Mỗi lần nghe tôi nói anh vẫn khoẻ, làm ăn tấn tới lắm, mẹ mừng vui rồi dặn tôi viết mail cho anh thì cho mẹ gửi vài dòng. Nhưng, kỳ thực, tôi biết trong sâu thẳm, mẹ vẫn thích được nghe điện thoại anh trực tiếp gọi về. Nhưng, mẹ không dám đòi hỏi điều đó. Mẹ sợ vì mẹ mà anh tốn tiền gọi điện, rồi anh không tập trung làm việc. Cú điện thoại lúc nửa đêm ngày trước đã khiến mẹ tự nhủ, không được làm phiền các con để nhỡ có điều gì không hay lại ân hận cả đời.

Lần cuối cùng, đến lượt tôi là người được nhận điện thoại lúc nửa đêm. Khi đó, tôi đã là phận gái theo chồng còn anh tôi vẫn ở Mỹ. Ở quê chỉ còn mẹ sống một mình. Nửa đêm, điện thoại di động của tôi réo vang. Bác tôi báo mẹ bị đột quỵ, qua đời mà không kịp để lại lời trăn trối gì. Tôi cúp máy, thấy tim mình ngừng đập. Tôi lập tức gọi sang cho anh. Nghe tin, anh òa khóc, trách mình đã quá vô tâm. Cả đời, anh chỉ gọi về cho mẹ hai lần. Bây giờ, đến lượt chúng tôi đã hiểu thế nào là nỗi sợ hãi khi phải nghe điện thoại lúc nửa đêm. Nhưng, chúng tôi giờ đã không còn mẹ nữa.

Theo Thu Hiền/Phụ nữ Thủ đô

Cô gái bỏ việc tiếp viên hàng không, thực hiện ước mơ dành tặng người cha mù

Bỏ việc tiếp viên hàng không, chị Phạm Thị Kim Hằng xây dựng mô hình tạo việc làm cho người yếu thế. Đó chính là ước mơ của chị dành tặng người cha mù đã quá cố.

Hẻm độc lạ ở TPHCM, người dân không uống bia rượu, mỗi năm nhịn ăn 1 tháng

Tại con hẻm được nhận định là độc lạ nhất TPHCM, người dân không chỉ không uống rượu bia mà trong năm còn nhịn ăn, nhịn uống khi có ánh mặt trời suốt 1 tháng.

Mẹ chồng đi 1.200km về nhà thông gia đón cháu, con dâu bật khóc vì cảm động

Khoảnh khắc biết mẹ chồng đi 1.200km về đón cháu, Mơ (tên ở nhà là Nguyên) rưng rưng xúc động. Cô vừa thương mẹ chồng vất vả vừa cảm động trước tấm lòng yêu con thương cháu của bà.

Em bán mảnh đất vườn, anh trai chở mẹ đến đòi 200 triệu dưỡng già

Dù có công khai hoang nhưng tôi chỉ được thừa kế một mảnh vườn ở xa, còn phần lớn đất đai giá trị cha mẹ đều sang tên cho anh trai.

Cha 70 tuổi lấy vợ mới, các con về một phe kiên quyết đòi lại gia tài

Dù đã được chia gia tài nhưng khi biết cha lấy vợ mới và bán đất dưỡng già, các con ông Hai đâm đơn, đòi lại phần tài sản của mẹ.

Nỗi ám ảnh của mẹ đơn thân mỗi lần về quê

Từ ngày ly hôn, mỗi lần trở về quê là một lần tôi - mẹ đơn thân - phải đối diện với những ánh mắt dị nghị và những lời xì xào từ hàng xóm.

Nghe chị hàng xóm nói 2 câu, mẹ chồng tôi đùng đùng đòi về quê

Sự tọc mạch của chị hàng xóm khiến mâu thuẫn mẹ chồng nàng dâu lên đến đỉnh điểm. Tôi rất ác cảm với người hàng xóm này, nhưng chưa biết xử lý ra sao.

Hành trình hơn 8 năm vượt qua 'cơn ác mộng' bị chồng tưới xăng đốt

Hơn 8 năm trước, khi bị chồng tưới xăng đốt, sự sống của Thùy Dung rơi vào tình cảnh "ngàn cân treo sợi tóc", bác sĩ báo gia đình chuẩn bị hậu sự cho cô. Dung từng là một cô gái xinh đẹp, sau biến cố đau đớn, hai đứa con cũng không nhận ra mẹ.

Bán nhà vì gã hàng xóm lúc tỉnh lúc say, 8 năm làm chuyện ám ảnh

Cứ mỗi lần hàng xóm say rượu là lại chửi bới, thượng cẳng tay hạ cẳng chân với vợ. Cả xóm không thể nào ngủ yên giấc.

Hạnh phúc với hôn nhân lần 2, MC Vân Hugo luôn chuẩn bị cho mọi cuộc chia ly

MC Vân Hugo luôn chuẩn bị tinh thần cho mọi cuộc chia ly để không đau khổ. "Tôi áp dụng suy nghĩ đó vào tất cả các mối quan hệ của mình trong cuộc sống này, không chỉ là hôn nhân", cô nói.

Đang cập nhật dữ liệu !