Công cuộc mưu sinh vất vả của người lao động Việt tại Macao

Vì kinh tế khó khăn không ít người trẻ Việt đã sang Macao, Trung Quốc lao động và cuộc sống của họ ở đây không phải lúc nào cũng thuận lợi và dễ dàng.

Xuất khẩu lao động ở Macao

Ngày làm 16 tiếng

Anh Đỗ Văn Bảo – sinh năm 1985 quê Thái Bình quyết tâm đi xuất khẩu lao động. Anh Bảo chọn đi xuất khẩu lao động ở Macao, Trung Quốc. Với số tiền bỏ ra khoảng 120 triệu đồng, đủ chi phí xin visa và các thủ tục cùng chi phí môi giới.

Anh Bảo sang được đến Macao nhưng sang tới nơi anh phải tự đi tìm việc cho mình. Ban đầu, anh xin vào làm việc tại một sòng bạc công việc chính là lau dọn với mức thu nhập tính ra tiền Việt khoảng 18 triệu đồng. Tuy nhiên, làm việc ở sòng bạc với người bị viêm xoang mãn tính như anh Bảo cũng khốn khổ vì thường xuyên đau đầu do mùi thuốc lá, dầu thơm và đủ các chất khác. Để đổi công việc mới, anh Bảo phải nộp khoảng 50 triệu đồng tiền Việt nữa.

Công việc hiện tại của anh là làm vệ sinh nhưng mỗi ngày anh bắt đầu làm việc từ 4h chiều tới 9h sáng ngày hôm sau. Sau khi làm xong, anh bắt xe bus về phòng trọ thuê chung với vài người bạn nữa bắt đầu nấu ăn khoảng 12h trưa tranh thủ ngủ được khoảng 4h rồi lại đi bắt xe bus tới nơi làm việc.

Công việc của anh Bảo cũng như hàng trăm người lao động Việt đang ở đó là như thế. Có lúc anh cảm thấy mệt mỏi, muốn về nhà cũng không được vì đã bỏ cả gia tài để đi xuất khẩu lao động. Có muốn về anh cũng phải cố gắng kiếm đủ vốn đi cộng với số tiền về quê làm vốn.

Hàng ngày số tiền thuê trọ và chi phí ăn uống, anh Bảo chỉ tiết kiệm được 500 nghìn đồng/ngày để gửi về quê nuôi con học hành. Sống bên Macao, anh Bảo cho biết thuê nhà rất đắt đỏ. Căn phòng chỉ có 8 mét vuông nhưng giá thuê đã lên tới 7,5 triệu đồng tiền Việt. Chiếc giường tầng đặt vừa đủ và 3,4 người cùng thuê để ở chung giảm bớt chi phí.

Chị Nguyễn Thị Tương – 41 tuổi, quê Nam Định cũng tương tự. Sau khi đi xuất khẩu lao động ở Đài Loan về, chị Tương về quê không biết làm gì nên được bạn bè rủ đi sang Macao làm việc.

Chị Tương kể sống ở bên Macao cuộc sống của người lao động rất cực. Hàng ngày chị bán hàng cho quán ăn, có 2,3 chị em cùng ở Việt Nam sang và họ làm từ 9h sáng ngày hôm trước tới 2h sáng ngày hôm sau mới được nghỉ về phòng trọ ngả lưng tý rồi lại đi làm.

Căn phòng nhỏ xíu chỉ vừa chiếc giường dành cho 2 chị em. Mỗi người đều quy ước chỉ có 1 túi đồ đựng quần áo và túi đồ cá nhân còn lại không có thêm một món đồ nào. So với những ngày làm bên Đài Loan, chị Tương kể công việc vất vả hơn, đời sống đắt đỏ, chật chội hơn. Vì phải kiếm tiền nuôi hai con đang học cấp 3 và đại học, chị Tương cố gắng hi vọng con học xong mình sẽ về quê.

Chọn giúp việc gia đình

Với những người đi lao động xuất khẩu họ chọn Macao bởi việc đi lại dễ dàng hơn. Ví dụ như trường hợp chị Đoàn Thị Lê, quê Hải Phòng, chị Lê kể mình đi xuất khẩu lao động làm giúp việc cho bên Macao từ năm 2011. Nếu người Việt sang Macao làm giúp việc gia đình sẽ nhàn hơn đi làm việc ở bên ngoài nhưng lương thấp hơn.

Chị Lê kể gia đình chị đang làm họ kinh doanh sòng bài. Chị chỉ ở nhà nấu cơm cho hai đứa con, một cháu 15 và 1 cháu 12 tuổi. Khác với ngày trước chị đã từng làm ở bên ngoài, làm giúp việc một năm chị có thể về quê hai lần.

Về mùa hè khoảng tháng 7,8 những đứa trẻ bên đó được nghỉ hè là chị Lê được về quê 1 tháng, dịp Tết âm lịch cũng tương tự như thế. Mỗi năm chị được nghỉ 2 tháng để về quê nên thời gian thoải mái hơn. Chị Lê thường đi xe khách ra cửa khẩu Móng Cái và làm thủ tục sang Việt Nam rồi đi xe đêm về nhà.

Nhiều lần đi về thành quen nên đến bây giờ dù con cái đã trưởng thành, chị Lê vẫn tiếp tục công việc của mình ở bên Macau. Mỗi tháng chị Lê tiết kiệm được khoảng 13 triệu đồng. Nếu về Việt Nam chị không biết mình phải làm gì.

Không riêng gì chị Lê, ngày càng có nhiều người làm xuất khẩu lao động ở Macao chọn giúp việc gia đình bởi công việc nhàn hơn, không phải lo thuê nhà cũng như ăn uống. Dù lương thấp hơn nhưng không mất các chi phí khác.

K. Chi

2 giải đấu Taekwondo kịch tính trong tuần lễ thể thao của CJ K Festa 2025

Những bài quyền đẹp mắt, những trận đối kháng đỉnh cao thể hiện sức mạnh và tinh thần võ đạo thu hút khán giả tại 2 giải Taekwondo đang diễn ra tại TP.HCM.

Báo chí Việt Nam: Đổi mới vì sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc

Sáng nay (19/6), tại Hà Nội, Hội Nhà báo Việt Nam khai mạc Hội báo toàn quốc năm 2025 với chủ đề “Báo chí Việt Nam – Trung thành, Sáng tạo, Bản lĩnh, Đổi mới vì sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”.

SHB - nơi yêu thương lan tỏa, sự sẻ chia chạm đến trái tim

Giữa guồng quay cuộc sống, có những câu chuyện lặng lẽ nhưng ấm áp, có những bàn tay đưa ra đúng lúc, có những tấm lòng rộng mở đồng hành... Tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội (SHB), những điều tử tế vẫn luôn hiện hữu, chạm đến trái tim mọi người.

Diễn viên Võ Hoài Nam: 5 bố con luôn an tâm khi có bà xã quán xuyến

Diễn viên Võ Hoài Nam nói bao nhiêu năm nay bà xã kém 12 tuổi luôn là hậu phương lo lắng mọi thứ cho 5 bố con nên anh rất yên tâm.

Cô gái Nam Định vẽ tranh bằng 'đôi tay' đặc biệt, nuôi ước mơ thành họa sĩ

“Tôi không quyết định được hình hài mình sinh ra nhưng tôi có quyền chọn cách sống”, câu nói ấy đã trở thành động lực, giúp Thơm vượt qua giới hạn của cơ thể, dùng “đôi tay” đặc biệt vẽ lên cuộc đời đầy ý nghĩa.

Bố mẹ mất sớm, cô gái Hải Dương oà khóc khi được anh chị đưa đi ‘hỏi vợ’

Ngày anh chị nhận lời đứng ra lo chuyện cưới hỏi, cô gái Hải Dương xúc động đến bật khóc.

Cử nhân thất nghiệp về quê làm ông chủ vườn ‘cây tỷ đô’

Tốt nghiệp Trường Đại học Thể dục - Thể thao nhưng không xin được việc, anh Đỗ Trọng Học gác lại tấm bằng cử nhân về nhà trồng “cây tỷ đô”, thu nhập nửa tỷ đồng mỗi năm.

Niềm tự hào của người SHB

Ngân hàng SHB không chỉ là một tổ chức tài chính, mà còn là nơi nuôi dưỡng và lan tỏa những giá trị nhân văn cao đẹp, nơi mỗi cán bộ nhân viên tìm thấy niềm vui, sự gắn bó và tự hào.

Làm việc ở Hà Nội, nam giảng viên vẫn chọn về quê sống, mỗi ngày đi hơn 100km

Làm việc ở Hà Nội nhưng anh Thành vẫn chọn về quê sống 16 năm nay. Mỗi ngày, anh vừa đi vừa về hết hơn 100km.

Du lịch Cát Bà tăng trưởng hai con số nhờ điều gì?

20% là tỷ lệ tăng trưởng khách và doanh thu tới Cát Bà 2024. “Hòn đảo Ngọc” của miền Bắc đang trở thành điểm đến hút khách đáng mơ ước, nhất là khi hệ thống giao thông tới đảo ngày càng thuận lợi.

Đang cập nhật dữ liệu !